Monday, December 31, 2012

Đạo đức trong giao tiếp

Nghe toàn bộ clip ... Phần 1 -- Phần 2
Download: Phần 1 -- Phần 2

Ưu điểm của đạo Phật: Ta chỉ tin theo điều gì đã được phân tích rất kỹ lưỡng, chứng minh là đúng. 

Giáo lý chùa Phật Quang tìm lại những giáo lý của Phật từ hơn 2500 năm trước, trung thành với lời Phật dạy, nhưng không bảo thủ cố chấp. ví dụ Phật dạy bát chánh đạo, tứ diệu đế - con đường thoát khổ. Trong đạo Phật, việc thoát khổ triệt để nhất là thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Chánh nghiệp: tạo công đức vô lượng, giúp người giúp đời, nhưng vẫn phải tinh tấn ngồi Thiền - phong phú, cân đối.

Khi ta vô ngã, xem mình nhẹ đi thì tự nhiên ta coi trọng những người xung quanh, mất ích kỷ, cuộc sống vị tha hơn, dễ yêu thương người xung quanh hơn. Mối quan hệ giữa người với người trở nên nồng ấm hơn.

Nghịch lý của con người: rất cần nhau nhưng cũng rất nghi kỵ nhau. Là người theo đạo Phật, chúng ta phải vượt lên sự thường tình đó. Luật pháp không bắt ta phải thương ai, nhưng đạo lý của Phật buộc ta phải thương mọi người. 

Phép lịch sự của thế gian với đạo đức giao tiếp trong Phật giáo thì tương quan thế nào?

Đạo đức Phật giáo bày tở sự thương yêu thật lòng với mọi người, có đôi chút khác với sự lịch sự trong thế gian. Ta chỉ cần thấy ta là cát bụi thì người gặp ta đã thấy vui lên, khi đó ta đã là người có đạo đức. 

Nếu không tiếp xúc với ai thì bị biến dạng nhân cách - bởi chính đời sống của những người xung quanh định hình tâm hồn của ta. Ví dụ: người bị điếc thì lời nói sau này bị sai.

Những nguyên tắc nào thì được gọi là người giao tiếp tốt (người lịch sự)?
Người thực sự thương yêu con người, cái giao tiếp của người đó sẽ toát ra bên ngoài. Bằng lòng thương yêu thực sự, không phải bằng các câu nói xã giao theo công thức. 


  • Đôi mắt: nhìn nhau đầy ưu ái, tràn ngập yêu thương.
  • Nụ cười: làm ta hiền trở lại. Khi đánh giá một người, đừng đánh giá họ khi cười. Phải cười một cách chân tình và ân cần.
  • Lời nói: chỉ nói những lời tôn trọng người và kiềm chế những lời nói gay gắt.
  • Giữ khoảng cách vật lý, khoảng cách tâm lý: đừng quá gần đừng quá xa. Tránh đi vào sự riêng tư của nhau khi mà mối quan hệ chưa cho phép.
  • Biết nói vừa phải: nói những gì cần nói, rồi yên lặng nghe người khác nói.
  • Biết lắng nghe (là biểu hiện của vô ngã): tôn trọng người đối thoại mà không nói về mình nhiều
  • Biết đến đúng lúc và biết ra đi đúng lúc: 
  • Dễ dàng khen ngợi ưu điểm của người đó: 
  • Nếu phải góp ý thì phải hết sức nhã nhặn, chân thành


2 yếu tố mà ta bày tỏ khi giao tiếp: kính trọng & yêu thương. Ví dụ như với cha mẹ mình.

Chấm dứt giao tiếp: sau khi hết sức khuyên nhủ mà không có kết quả.

Có khi vì quá thân mà chủ quan: thiếu sự bày tỏ tôn trọng nhau, suồng sã quá thì 

Giao tiếp qua kỹ thuật thì phải rất cẩn thận, giao tiếp mặt đối mặt còn chưa chắc đã tin được nữa là qua các phương tiện khác như email

Giao tiếp với cầm thú, cây cối: phải tu làm sao để thương từng chiếc lá xanh


***
Túi ta có thể trống không
Nhưng ta còn có tấm lòng bao la
Tặng nhau ánh mắt đậm đà
Nụ cười thân ái, câu ca ngọt ngào

Nhiệm màu Phật pháp trên cao
Giúp ta sống đẹp với nhau từng ngày
Đời như một áng mây bay
Có gì để nắm đôi tay muộn phiền

Gặp nhau vui vẻ dịu hiền
Khác chi cuộc sống thần tiên cõi nào
***


---
Lưu ý

7 Câu Hỏi về Thiền


Nội dung dưới đây được sưu tầm từ blog Lich sử Phật giáo, có bổ sung thêm các ghi chú cho bản thân.

Câu 1: Tại sao phải ngồi thiền đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động?

Ta buộc phải ngồi đúng tư thế kiết già mà mười phương, ba đời Chư Phật đều ngồi như vậy. Vì sao? Vì đó là cấu trúc của tâm và sinh lý phù hợp cho việc nhiếp tâm trong tu tập Thiền định. Nếu đứng, không thể đứng lâu và không vững. Nếu nằm thì giải đãi. Ngồi là tư thế trung dung giữa đứng và ngồi, đảm bảo chịu đựng được lâu. Đó là nói về sự cố gắng. Ngoài ra, trong cái ngồi đó mình phải bắt kiết già để khóa chân lại, hai tay nắm lại giữa lòng, không bung ra, lưng phải thẳng cho nên hợp lại với nhau và phù hợp với sinh lý của não nhất, khiến cho não dễ dàng được thanh thản. Tất cả các thế ngồi khác,như khi ngồi bán già hoặc ngồi trên ghế…đều không thể hỗ trợ cho việc nhiếp tâm vào sâu. Tư thế kiết già đảm bảo khoảng cách từ lòng bàn chân đến não là thích hợp nhất, đảm bảo để máu từ tim lên não và xuống lòng bàn chân, điều này có tính khoa học.

Tại sao phải thẳng lưng? – Thầy chỉ nói một ý vắn tắt. Sau này mọi người đi dậy người ta thì phải nói nhiều hơn.

Giữ thân mềm mại bất động. Vì mọi hoạt động của thân đều liên quan đến não. Do đó nếu thân nhúc nhích thì não sẽ bị động. Phải giữ toàn thân mềm mại, bất động để não được thư giãn. Đó là điều bắt buộc. Mà nếu ta gồng thân thì sao? – Thì não sẽ căng thẳng. Bởi vậy ta buộc phải giữ thân mềm mại, bất động để não bất động, thư giãn. Sự thật, tu thân chính là tu tâm. Ở đây có một điều lạ, đó là nói “Thiền là điều phục tâm” nhưng có nhiều nơi tu thiền mà trực chỉ thẳng vào tâm, nắm cái tâm tu luôn. Không ngờ cái đi thẳng lại là cái sai, không bao giờ thành công. “Đi vòng một khắc, đi tắt một ngày”. Chính cái đi vòng, đi từ cái nền theo thiên nhiên đã bày ra mà ta làm chủ được cái tâm mình. Ta muốn đi thật cao thì ta phải bò xuống thật thấp, muốn đi thật xa thì hãy đi thật chậm. Cũng vậy, muốn điều phục tâm, ta hãy lo chuẩn bị, sửa soạn thân cho thật kỹ. Vì thế, giữ thân mềm mại bất động chính là giữ cho tâm mình bất động, yên lắng và thư giãn.

Câu 2: Tại sao khi ngồi thiền phải cảm giác toàn thân, an trú toàn thân?

Giống như mình hồi nhỏ, khi mình học toán thì diện tích hình chữ nhật là cái gì? Là dài x rộng, mình không biết tại sao. Nhưng khi mình lớn lên tới lớp 12 thì phải biết tại sao. Do đâu biết tại sao? Do ta học Tích phân. Giống như hồi nhỏ ta học diện tích hình tròn thì bằng bình phương bán kính nhân với số Pi. Cứ học thôi, không biết tại sao. Nhưng tới lớp 12, ta phải biết tại sao, khi ta được học môn Tích phân thì ta biết tại sao nó như thế.

Thì cũng vậy, khi ta mới đến học Thiền thì căn bản là biết rõ toàn thân. Biết rõ thân này là vô thường, bắt đầu biết hơi thở. Biết hơi thở vào, biết hơi thở ra rõ ràng và không điều khiển. Ta cứ học vậy thôi, từ từ tâm ta thanh tịnh. Từ từ phá vỡ hết những phiền não cấu trúc trong não ta, ta đi vào thanh tịnh. Nhưng ta không cần biết tại sao. Nhưng mà khi không biết tại sao thì trong lòng ta vẫn có cái gì đó hồ nghi nhỏ nhỏ. Còn khi ta biết tại sao như thế thì ta rất vững lòng ứng dụng pháp môn của mình.

Bây giờ Thầy giải thích. Mình sẽ hiểu được các pháp môn khac họ tu đúng chỗ nào, sai chỗ nào.

Theo sinh lý học về não của y học, ghi trong y văn, thì nguyên vùng vỏ não của chúng ta, mỗi vùng vỏ não gánh một bộ phận cơ thể. Toàn cơ thể phía dưới đều được phản ứng trên vỏ não. Ví dụ chân nằm ở đây, ngón chân nằm ở kia, gan, thận, phổi, lá nách, phổi, cánh tay, lưng, bụng, đùi đều nằm trên vỏ não. Bây giờ ta dùng kim chích vào vùng vỏ não đầu gối thì đầu gối đau liền mặc dù không đụng tới đầu gối.

Hoặc là có những người bị tật nguyền mà mất chân vì lý do tai nạn, họ cứ thấy bị ngứa ngón chân cái, nhưng mà có để gãi không? Ngón chân cái không có để gãi nhưng vẫn bị ngứa, thì cái ngứa đó ở đâu? Vì vùng não của ngón chân cái còn. Vùng não bị cái gì đó nên ngứa ,nhưng nó phản ánh toàn thân là có ngón chân cái mà rờ không có chỗ nào để gãi hết. Ta hiểu như vậy, vỏ não của ta phản ánh cơ thể của ta. Nó có chức năng, trách nhiệm phản ánh toàn cơ thể của ta. Tự nhiên, bình thường và bình yên như thế. Thế nào khi ta sống mà ta bị căng thẳng, khi ta sống mà ta được thư giãn? Tức là vỏ não làm việc đúng chức năng của nó.

Ví dụ như là phần vỏ não thể hiện về cánh tay của ta mà nó được an trú nơi cánh tay của ta thì nó là thư giãn, nó bình yên. Nếu vỏ não đó buộc nó phải suy nghiệm về vấn đề khác thì nó trở nên căng thẳng dần, gọi là tâm ta động. Ta mệt, ta phải làm việc. Khi não ta làm việc nghĩa là gì? Là nó không thực hiện đúng với cái chức năng tự nhiên của nó, bắt đầu nó phải động qua vấn đề khác. Nhiều ý niệm khác đi vào. Như cái vùng đó chịu trách nhiệm về lưng nhưng vây giờ nó không chịu trách nhiệm về lưng nữa mà lúc đó đang suy nghĩ về người hàng xóm, về việc hơn thua, cãi lẫy… là nó rời khỏi chức năng đó. Gọi là não ta bắt đầu đi vào Stress, căng thẳng. Còn nếu vùng não của cái lưng mà nó phản ánh đúng cái lưng, an trú đúng cái lưng thì nó trở nên nhẹ nhàng, bình yên. Đây là mấu chốt phải hiểu được chỗ này mới hiểu sâu hơn nữa vào Thiền từ từ.

Nói lại, một ví dụ khác. Ví dụ như một người canh trước Chánh Điện, họ ngồi đó, biết hết mọi vấn đề từ hồi nào tới giờ rồi, như là cửa trên có mấy phần, cửa dưới có mấy phân, ai đi ra đi vô đều biết hết. Nhưng bây giờ họ ngồi đó mà không cho họ canh Chánh Điện nữa, bắt họ ngồi đó tính toán kế toán của chùa, thì lúc đó họ phải mệt hơn. Còn bây giờ không tính toán, cho họ về đứng yên đó trở lại làm công việc đúng chức năng thì họ thoải mái, bình yên lại liền.

Từng vùng não phản ánh mọi điểm trên toàn thân chúng ta, đó là mấu chốt làm cho mình định hay động. Vì thế, khi ngồi thiền mà ta an trú toàn thân, ta không nghĩ chuyện khác nữa, có nghĩa là cái vỏ não bình yên. Nó trở lại trạng thái tự nhiên của nó. Đó là bước thứ nhất để đi về phía thư giãn chứ Thầy chưa nói định. Đó là lý do tại sao ngày xưa Đức Phật bảo ta là phải cảm giác toàn thân, là để cho vỏ não trở lại đúng chức năng từng vùng của nó. Đó là công thức bí mật vô cùng. Bây giờ ta mới thấy sợ Đức Phật. Thời đó Đức Phật không thể giải thích vì khoa sinh lý học của não chưa ra đời. Nên Đức Phật dậy ta rất kỹ về điều này mà không giải thích. Đến hàng ngàn năm sau cũng không ai giải thích được. Rồi người ta bỏ luôn cái thân, vì cứ nghĩ tu tâm là nắm tâm mà tu, không ngờ rằng thân chính là gốc của tâm.

Sự thật, khi tu hầu như không ai an trú toàn thân cho kỹ mà luôn luôn bị rời khỏi thân. Rất nhiều lần tâm ta bị rời khỏi thân. Có 3 lý do khiến tâm bị rời khỏi thân:

- Vọng tưởng kéo ta đi, hễ động tâm là rời khỏi thân liền. Nguyên nhân này người mới tu thường hay bị.

- Khi tâm ta bắt đầu yên, rỗng sáng làm cho ta thích thú, ta chiêm ngưỡng, ngắm và an trú trong đó, ta cũng bị rời khỏi thân. Người tu tốt cũng dễ bị mất cái thân, mà mất thân là mất cái gốc, rồi sẽ bị loạn trở lại. Nguyên nhân thứ hai này người tu lâu thường bị mắc phải, khi gặp trạng thái rỗng sáng, thích thú là bỏ thân để an trú trong đó. Mà trạng thái đó nằm trên đầu. Vì thế lâu dần lực sẽ từ từ chạy lên đầu gây Tẩu hỏa nhập ma, điên loạn.

- Do ta không xác định vững lập trường phải an trú toàn thân. Ta còn mơ hồ về công phu là phải an trú toàn thân, tức là tâm ta lúc nào cũng phải an trú trên da của ta, không rời khỏi da. Ta không xác định lập trường rõ ràng nên bất cứ chuyện gì cũng làm cho ta không an trú toàn thân đầy đủ, vững chắc, rõ ràng, đầy đủ. Cho nên nói biết rõ toàn thân thì cũng chỉ biết hơi hơi thôi. Tâm vẫn bị để ý chỗ này, chỗ kia nên không an trú tòan thân một cách vững chắc, rõ ràng. Nhưng đừng chặt chẽ vì chặt chẽ thành ra dằn ép, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng.

Câu 3: Khi nào vọng tưởng khởi lên ta phải làm gì?

Chỉ cần trở lại an trú toàn thân, chỉ như vậy, đơn giản vậy thôi. Thật ra, ta biết được vọng tưởng để trở lại an trú toàn thân là ta đã có phước rồi nên mới sực nhớ là ta đang bị vọng tưởng để mà trở lại an trú. Còn ta không có phước thì sao? – Ta cứ đi mãi đi mãi. Nên chỗ này là nhờ cái phước mà ta gây tạo từ đời xưa cho đến đời này, ta cẩn thận từng chút một trong ý nghĩ, trong đời sống, mà đến khi vọng tưởng khởi lên ta sực nhớ mà nhớ rồi thì bắt đầu mỗi pháp môn đi theo pháp môn của mình. Người niệm Phật thì quay lại niệm Phật, người tri vọng quay lại tri vọng, hơi thở quay lại hơi thở, thoại đầu quay lại thoại đầu. Mình thì quay lại an trú toàn thân.

Khi ta an trú toàn thân đúng rồi, ta sẽ thấy một điều tự nhiên thế này ( điều này khí công gợi ý cho ta) ta từ từ an trú nhiều ở nơi vùng da bụng. Nhưng vùng da bụng không phải là tất cả mà chỉ giống như là một sự chữa trị cho ta, lâu nay ta cứ để tâm trên đầu, mắt nhìn theo sắc, tai theo tiêng, mũi đắm theo hương, đầu ta chạy ra ngoài theo ngoại cảnh. Cho nên ta an trú toàn thân một thời gian thì từ từ ta an trú phần da bụng. Khi có kết quả Thiền định thì ta lại an trú toàn thân. Nhưng ban đầu, cái tự nhiên cả ta thường là an trú nơi bụng. Vì thế, lúc đầu ta tập khí công là để gợi ý điều đó. Khi mà tự nhiên cũng đạt như vậy.

Ta an trú toàn thân sẽ hết vọng tưởng. Đây là điểm khác nhau của ta và các pháp môn khác. Thân là gốc của tâm. Khi ta an trú thì thân sẽ rỗng suốt, nhẹ nhàng.

Câu 4: Tại sao phải biết thân vô thường và biết sâu xa, biết cho tới khi mà xương sau này sẽ tan thành bụi bay mất?

Khi ta biết toàn thân thì não ta bình an lại, thư giãn lại, nhẹ nhàng lại. Nhưng thẳm sâu bên trong thì những bản năng vẫn còn nguyên vẹn. Bản năng là những ham muốn của thân, những khát vọng của cuộc sống, những cái cố chấp của tâm nó tiềm tàng là do ta chấp thân. Vì khi ta biết thân thư giãn rồi nhưng ta vẫn quý cái thân thì toàn bộ cái chấp vẫn tồn tại và phát triển. Khi biết rõ toàn thân có thể làm ta quý cái thân này. Và đây chính là chỗ khác nhau giữa đạo Phật và ngoại đạo. Ngoại đạo tu, họ cũng biết thân. Họ biết cái luân xa này, cái luân xa kia để khai mở từng luân xa nhằm đạt được quyền năng, vì vậy họ quý thân. Ngang chỗ này là phân biệt ra đạo Phật với ngoại đạo liền. Tại sao khác nhau giữa Thiền và Yoga, khí công của ngoại đạo. Cũng là chỗ này. Ta biết thân, ta quý thân, ta biết huyệt này huyệt kia, ta trở thành ngoại đạo. Ta biết thân nhưng biết thân này là vô thường thì lần lần ta phá tan hêt những bản năng, những cố chấp trong thẳm sâu, trong tâm hồn mình, trong cuộc đời mình luôn.

Ví dự như thế này, Thầy nói một cái ngặt nghèo nhất của người tu là vấn đề ái dục. Ái dục nó là bản năng tự nhiên. Nó mãnh liệt ghê lắm, không có gì cản lại được. Nhưng nếu ta ngồi Thiền ta thấy thân vô thường thời gian dài dài… thì những cái đó mất. Bắt đầu ta mới thấy được cái như Đức Phật nói là ví dụ như một người nam nhìn một người con gái đẹp, ta không hề quán họ là vô thường, không hề quán họ là bất tịnh, không cần, ta chỉ quán chính ta. Ta chỉ quán chính ta là vô thường. Nhưng bây giờ người con gái đẹp xuất hiện là mìn nhìn ra: người này đẹp như thế nhưng rồi nhan sắc họ sẽ tàn phai, tánh tình họ sẽ thay đổi, họ nhăn nheo, già nua. Ngày hôm nay thấy vậy ngày hôm sau nhìn khác. Hôm nay nhìn thấy người dịu dàng, bóng áo nâu in trên đường trăng, nhưng ngày mai nhìn thành ác quỷ không hay. Mọi chuyện trên đời là vô thường, thay đổi.

Mà nhìn cái đó xuất hiện chính là do ta quán thân vô thường, khi cái bản năng của ham muốn hết thì mình nhìn vấn đề ra rất là rõ và nhìn trùng hợp như Đức Phật đã dạy trong kinh. Nên cái quán thân vô thường lâu ngày nó phá dần các bản năng của ta hết. Và trong cái không chấp thân đó sẽ mở ra những cánh cửa trí tuệ, đi sâu vào tâm thức, phá những thói hư tật xấu, những bản ngã của ta. Những cái ngày xưa ta tham bây giờ hết tham, những cái ngày xưa ta sân bây giờ hết sân. Rất là vi diệu. Cho nên Thầy nói bước thứ nhất mà biết rõ toàn thân làm cho não chúng ta trở lại đúng chức năng, thư giãn.

Và nếu ta không thấy thân vô thường, ta quý thân thì những bản năng tiềm tàng vẫn nằm trong đó. Tuy thư giãn mà trong người đầy tham muốn thì vẫn ẩn chứa một sự sa đọa dữ dội về sau. Còn ta biết rõ toàn thân, rồi biết thân vô thường thì nó mất dần và hết luôn. Mà cái biết toàn thân luôn đi đôi với thân vô thường. Biết vô thường là biết đến mức độ nào? – Là biết tới khi thấy xương tan thành bột bay đi mất luôn. Luôn luôn phải biết cho tới cái đó, chứ không được biết một cách cạn cợt. Biết như vậy mới phá được cái chấp sâu thẳm trong bản năng ta được. Khi mới bắt đầu, ta phải mất vài phút để quán cho thật kỹ nhưng sau này, chỉ thoáng một sát na thôi là sẽ thấy suốt quá trình đó liền.

Câu 5: Tại sao biết hơi thở mà không điều khiển?

( Bài trả lời ba câu hỏi tại sao?)

Khi thần kinh thở được hưng phấn thì những vùng thần kinh não khác tự nhiên đi vào ức chế. Nghĩa là khi ta chú ý thở tự nhiện thì não không động tâm vì những chuyện khác, tự nhiên nó vào định. Ngành y học và thần kinh não đã phát hiện ra điều đó, rất phù hợp với Thiền cùa đạo Phật, cũng như với Yoga và khí công của Trung Hoa. Nhưng Yoga của Ấn Độ và khí công của Trung Hoa đều thua Thiền của đạo Phật ở chỗ là Thiền của Đạo Phật chỉ biết hơi thở mà không điều khiển.

Hơi thở phản ánh hoạt động của tâm thức. Ví dụ như ta động tâm những vấn đề bình thường thì hơi thở nó sẽ thở như thế. Ta căng thẳng tập trung thì hơi thở nó sẽ mạnh như thế, nếu ta có thêm cảm xúc, sợ hãi, thương ghét, hơi thỏ sẽ càng thấy rõ hơn nữa. Tức là mọi hoạt động của tâm thức được biểu hiện qua hơi thở. Vì vậy, khi ta biết hơi thở tức là ta biết hoạt động tâm thức ta. Ta không cân nhìn trực tiếp vào tâm ta đang vui hay đang buồn mà chỉ cần biết hơi thở ra vào thế nào là ta đang biết tâm của ta. Khi thở nhẹ nhàng, bíết tâm đang yên dần, khi hơi thở mạnh, biết tâm đang động.

Bây giờ nói ta thấy hơi thở mạnh nên kìm lại cho tâm êm lại, được không? Đó chỉ là cách chữa trên ngọn. Giống như nói tay mình thiếu đường chỉ này nên nghèo, lấy dao cắt một cái cho nó giầu vậy. Cho nên, hơi thở là biểu hiện của tâm, nhưng không phải là ta ép, điều khiển hơi thở mà làm tâm hết vọng tưởng. Đúng là kiềm chế hơi thở thì tâm yên, nhưng một nguy cơ thứ hai phát sinh, đó là sự tăng trưởng bản ngã. Cái ý điều khiển hơi thở sẽ làm tăng trưởng ngã chấp. Nên người mà ta thấy họ tu điều khiển hơi thở trong khí công hay Yoga ta thấy bản ngã họ tăng lên dần dần.

Còn những người khi thấy hơi thở mạnh, liền biết tâm mình động. Chỉ cái biết đó thôi là như đã sám hối rồi, nên chỉ lát sau hơi thở tự dịu lại, ta không điều khiển. Như vậy, tâm thức cũng giảm động mà không tăng trưởng bản ngã. Cái ưu việt của việc biết mà không điều khiẻn hơi thở là làm tâm thức lắng xuống mà không làm tăng trưởng bản ngã. Mấu chốt nằm ở chỗ này. Đó chính là lý do mà tại sao Phật dậy ta: “Hơi thở dài biết dài, hơi thở ngắn biết ngắn, hơi thở ít biết hơi thở ít, hơi thở nhiều biết hơi thở nhiều”. Chỉ cái biết đó thôi là đã điều chỉnh được tâm thức, còn nếu ta điều khiển, bản ngã tăng trưởng dần dần liền.

Những điều sâu xa trong việc tu tập như thế này là ưu việt của đạo Phật. Chúng ta may mắn được làm đệ tử của Đức Phật, có nói thế nào cũng không bày tỏ được hết lòng biết ơn của chúng ta với Đức Phật.

Qua một thời gian tu tập thì ta được rỗng suốt từ thân tới tâm. Lúc đó, những vọng tưởng manh nha thì ta biết hết. Tới chỗ này mới biết được cái tri vọng của Hòa thượng Thanh Từ. Mỗi pháp môn giao nhau ở chỗ tri vọng. Tu đúng rồi vọng tưởng khởi biết liền. Nhưng dù biết vọng tưởng rồi, nhớ đừng rời khỏi thân vì lúc đó nó nhử ta.

Khi công phu của ta vững rồi, rỗng suốt rồi thì ta sẽ bị hai nhược điểm là lúc đó mình rời khỏi thân mình để chiêm ngưỡng sự rỗng rang đó. Lúc đó ta rời khỏi cái thân là ta vi phạm nguyên tắc căn bản thứ nhất. Nghĩa là sao? Là não của ta lúc đó không còn an trú đúng chỗ của nó nữa. ta nhì cái rỗng, không để ý cái thân nữa, bắt đầu sai.

Cái thứ hai nữa là ta thích thú, ta quan sát cái vọng tưởng vì nó nhớm nhớm rồi tan biết liền làm ta rất thích thú cái công phu đó. Vọng tưởng tế vừa mới phát triển, ta thấy là phải buông liền. lúc đó ta không rời thân để nhìn tâm. Nó sẽ dụ ta nên hãy nhớ là nhiều lúc xuất hiện trạng thái rỗng suốt rồi những vọng tưởng vi tế xuất hiện, ta thấy, ta phát hiện ngay từ đầu thì chớ dại mà bỏ thân mình. Tiếp tục biết rõ toàn thân, biết thân vô thường, biết hơi thở vào ra mà không điều khiển. Cứ như vậy mà đi, giống như mũi thuyền phía trước nhưng mình điều khiển thuyền thì mình cầm cái bánh lái đằng sau. Đừng thấy mũi thuyền đi phía trước qua những thác những ghềnh, những qua bãi hoa đẹp thì ta đi điều khiển mũi thuyền. Ta ta có biến chuyển qua bao nhiêu trạng thái thì kệ nó, ta chỉ cần biết thân. Biết thân vô thường, biết hơi thỏ vào ra mà không điều khiển.

Hôm nay, thầy trả lời câu này, cũng là nâng cấp lý luận rất lớn về công phu tu tập Thiền của chùa ta cho đại chúng hiểu như vậy.

( Bài trả lời bẩy câu hỏi về Thiền)

Khi ta an trú toàn thân thì ta còn hơi chấp thân, khi ta biết thân vô thường thì trong thẳm sâu của thân ta tự nhiên buông lỏng, buông chấp ra là nhẹ liền. An trú thân là an trú tâm rồi, nhưng mà mình biết thân vô thường thì mức an trú sâu hơn, làm ta lỏng tâm ra liền. Khi tâm bắt đầu thanh thảnh thì ta thấy hơi thở vào hơi thở ra. Lúc này khi biết hơi thở rồi thì luôn luôn tự nhiên nó phải điều khiển. Đó là bệnh tự nhiên của chúng sinh, khi điều khiển hơi thở thì ý chí tăng lên và bản ngã cũng tăng lên. Người tu tập nhiều mà có điều khiển hơi thở thì sinh ra nóng nẩy. Vì vậy, ta thấy hơi thở nhưng không điều khiển. Nhưng nếu chỉ biết hơi thở thôi là một sai lầm. Đây là cái sai của rất nhiều bậc đạo sư trên thế giới. Khi ta thấy hơi thở hiện ra và ta chỉ còn biết có một hơi thở mà quên mất cái thân, ta sai liền. Nói gì thì nói, ta vẫn có điều khiển, mà muốn không điều khiển thì phải biết rõ toàn thân, biết thân vô thường, trong đó có biết hơi thở thì lúc đó ta mới biết hơi thở vào ra một cách thanh thản, tự nhiên mà không điều khiển.

Câu 6: Trong đời sống hàng ngày nếu phải lao tác, sắp xếp, tính toán thì phải dụng công thế nào?

Nhiều người trả lời trật câu này, cứ tưởng trong đời sống ta phải làm phước hay đạo đức. Đó là căn bản của Thiền, không cần nói lại.

Bây giờ mọi người nhìn Thầy, hướng về Thầy thì tâm hướng về đâu? Tất nhiên là hướng về Thầy, nhưng mọi người phải để lại một cái tâm ở nơi cái thân cho Thầy, nhẹ nhàng biết là đang giữ tâm lại ở thân. Khi mình bước vào làm việc, hoặc nghe người ta nói chuyện, tai vẫn nghe, miệng vẫn nói chuyện nhưng vẫn có cái tâm ở lại nơi thân mình.

Trong đời sống hàng ngày, ta phải dụng công như thế. Trong sổ nhật trình, ta ghi ngày hôm nay, trong khi làm việc mình đã ở lại với thân mình được nhiều hay ít hay luôn luôn bị mất, bị gián đoạn, bị hoàn cảnh lôi kéo, tác động. Làm sao mà suốt ngày, khi ăn cơm, khi nói chuyện mình vẫn giữ được một cái tâm nơi thân cho mình. Còn khi không có việc gì hết thì sao? Thì an trú thân hoàn toàn, thanh thản. Và luôn biết thân vô thường, hễ biết toàn thân là phải biết thân vô thường. Nếu công việc căng thẳng thì có một cái tâm biết thân. Nếu công việc không căng thẳng thì thêm ý niệm thân vô thường, còn nếu không có công việc thì hơi thở hiện ra luôn, giống như lúc ngồi thiền. Khi ngủ cũng như vậy. Trước khi ngủ ta có vài tâm nguyện gì đó tùy mỗi người rồi an trú thân và thấy hơi thở vào ra không điều khiển.

Câu 7: Kết quả Thiền định bắt đầu từ đâu?

Kết quả bắt đầu từ đâu. Mà sự thật do tâm, tâm an đến mức độ nào đó thì kết quả hiện ra nơi thân. Ở câu này, ai tu tới đây thì sẽ biết, sau đó nói Thầy nghe. Thầy không nói. Ta nghe người nào nói họ tu Thiền đạt tâm thế này thế kia mà không nói về kết quả của thân, ta biết người này đi lạc hướng, không có căn bản.

THÍCH CHÂN QUANG (Phật Quang)

----------- Hết nội dung trích dẫn -----------

Đúc kết lại:
- Phải biết toàn thân, để tâm an trú ở thân
- Không nên biết thêm về các luân xa (bởi dễ làm tăng bản ngã, trong khi mình cần quán thân vô thường)

Sunday, December 30, 2012

Ngu mà biết mình ngu

Xem toàn bộ clip ...
(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)


***
Ngu mà biết mình ngu, thì thành người có trí
Ngu mà tưởng có trí, thì càng ngu nhiều hơn
***

"Xin Phật cho con thấy được lầm lỗi của mình"

Cách tu trong đời sống: Trước hết phải có chánh kiến (hiểu đạo lý), khi đó gặp bất cứ điều gì trong đời sống đều có thể lý giải, không mắc sai lầm. Làm việc gì không sai lầm thì tức là Tu. (Nghe đoạn này)

Hiểu lầm: "Tu nghĩa là giữ tâm thanh tịnh". 

Mà theo thầy Chân Quang thì, tùy lúc tùy việc mà ta tác ý thích hợp. Khi tâm ta tự nhiên khô khan thì cần khởi tâm từ bi (thương yêu tất cả mọi người); vừa giúp ai được vượt qua khó khăn, tâm ta có chút vui mừng cộng chút tự hào --> cần khởi tâm (tác ý) khiêm tốn "Những việc mình làm chỉ như cát bụi chưa đáng gì". Các tác ý này là tu. Lúc nào cũng giữ tâm thanh tịnh coi chừng mình thành cây đá.

Khi không có việc gì để tác ý thì giữ tâm thanh tịnh, biết toàn thân, thân này là vô thường. Việc phải có trách nhiệm mà mình không có trách nhiệm, việc phải lo mà mình không lo. Tưởng rằng như thế mới là tu tập tinh tấn thì không phải.



Friday, December 28, 2012

Sống có ích

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Người Phật tử hiểu rằng để có ngày hôm nay, chúng ta mang ơn nghĩa của biết bao con người.


Cuối cùng ai cũng phải chết, nhưng chúng ta có 2 câu hỏi:

  • Lúc sống ta sẽ sống có ích hay vô ích cho đời?
  • Lúc chết rồi ta sẽ đi về đâu?
Nếu không biết đặt 2 câu hỏi này, thì người đó sẽ sống lầm lỗi, hưởng thụ, sa đọa, hơn thua. Còn người mà biết hỏi như vậy thì khi sống sẽ an vui, khi chết đi về cõi lành; người này biết kiểm soát, hướng thượng, tìm tòi, cân nhắc (ví dụ: định mắng chửi ai thì phải coi chừng xem cái lời chửi mắng này sẽ đưa mình đi về đâu khi chết, thấy người sống lầm than thì mình không thể ăn uống phung phí, v.v.)

Nhưng bình thường, không ai biết đặt những câu hỏi này. Phải tự vấn, chứ không thể sống theo thói quen, không thể sống mà không có đạo lý soi đường.


Ta nguyện sống có ích cho đời, nhưng như thế nào là sống có ích. Sống có ích là:
  • Tạo niềm vui cho người xung quanh (sống vô ích là không đem được niềm vui cho ai)
  • Đóng góp vào sự sung túc về vật chất cho đời: người làm ra đường, cầu cho người đi; người nông dân trồng ra lúa gạo; người công nhân xây nhà; v.v.
  • Đóng góp vào sự phong phú tinh thần cho đời: người giáo viên đem kiến thức tình yêu thương của mình truyền cho các em học sinh, người nghệ sĩ, v.v.
  • Góp phần vào sự thăng tiến tâm linh cho nhân loại: 


Con người cần 4 điều:

  • Vật chất: cơm ăn, áo mặc, nhà để ở
  • Tinh thần: có kiến thức (để biết mà sống)
  • Tình thương yêu: chỉ giúp vật chất, tinh thần vẫn chưa đủ
  • Tâm linh: 



Tâm linh của nhân loại có nhiều loại:

  • Bùa, chú, ngải: Nếu dựa vào đó nhiều thì sẽ bị liên lụy vào người âm. (Ví dụ: trường hợp khấn vái "ông bà khuất mặt khuất mày" - thì họ độ thật, nhưng sẽ mắc nợ, rồi khó lòng giải thoát, chỉ thích làm Phước không mắc nợ đời rồi sau này mình rũ áo ra đi). Ta cứ can đảm sống theo lời Phật dạy, chấp nhận khó khăn & ban ơn nghĩa cho mọi người, chứ không quỵ lụy vào "người khuất mặt khuất mày".
  • Nhập đồng: 
  • Ngoại cảm: 
  • Thày bói: (ví dụ: Khi ta tò mò tương lai của mình sẽ ra sao)
  • Thiền định: Những loại tâm linh trên thì đạo Phật không khuyến khích. Tâm linh của Phật là Thiền định: bởi vì Phật đã ngồi Thiền mà chứng đạo (là trở thành một vị Thánh siêu tuyệt, cực kỳ đạo đức, với tâm hồn bình an, hạnh phúc mà siêu nhiên). Chân lý: đời là khổ (nhất là người già càng nhận rõ điều này). Sống trong đời, ta đi trong ánh sáng & bóng tối lẫn lộn, ta mơ ước thế giới này ai cũng thương yêu nhau, ai cũng làm điều thiện. Ước vậy nhưng rất khó, chính ta cũng chưa làm được. Bởi vậy, chúng ta, nhân loại cứ khát khao đạo đức.


Thiền định mang đến 3 điều cho con người:
  • Hạnh phúc (khi tâm mình lắng trong Thiền định rồi thì không còn nỗi đâu của thế gian xâm nhập nữa), 
  • Đạo đức: Tu Thiền giúp ta trở nên đạo đức hơn
  • Năng lực siêu nhiên. 
  • Đức Phật còn cho chúng ta điều thứ tư - Giải thoát (Vô ngã).


Muốn giúp ích cho đời thì trước hết phải tu. Muốn đem tình thương yêu cho người thì phải tu trước, để trong trái tim ta đầy ắp thương yêu, đầy ắp đạo đức thì ta mới có thể cho người được (phải có mới cho được). 


Tu vất vả nơi tâm mình thì mới là nền để sau này mình giúp đời.

Có niềm tôn kính Phật, có niềm thương yêu, không có tiền, có kỹ năng thì có thể đóng góp cho đời đạo đức.

Tập sống có ích từ những điều nho nhỏ:
  • Đi đường nhặt mảnh chai vỡ bỏ vào thùng rác mà chẳng ai biết,  
  • Thấy người nóng giận thì mình can ngăn; 
  • Khen một ai đó tốt sau lưng người đó; 
  • Chỉ đường một cách cặn kẽ v.v.; 
  • Những việc nhỏ cốt để thiện tâm của mình lớn lên dần dần. Khi làm mấy việc nhỏ thì phải ráng chịu cực, vì nghĩ là việc nhỏ quá không đáng làm. Những việc nhỏ là nền để làm những việc lớn.


Nguyện sống một đời có ích để đền ơn bao người đã cho ta cuộc sống này, thì phải bắt đầu từ những việc nhỏ.


Uy tín lớn, tiếng nói đầy thuyết phục; những người có Phước lớn thì tiếng nói của họ đầy thuyết phục.


Quan trọng là xóa được ác độc trong lòng con người. Cái khó là những người ác luôn cho rằng mình đúng. 


Đây là quá trình chiến đấu của nhiều đời, nhiều kiếp.




---

Lưu ý


Thursday, December 27, 2012

Sống để làm gì?

Theo dõi toàn bộ bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

---


Trong thời đại ngày nay, trao đổi thông tin được dễ dàng hơn, các tôn giáo có điều kiện để tìm hiểu về tôn giáo bạn, và do đó hiểu nhau hơn.


Vì không hiểu nhau, ai cũng tưởng rằng mình đúng nhất, rồi kết tội người khác sai thì ta dễ làm điều bậy.

Nếu ta càng lúc đang mang được nhiều niềm vui cho những người xung quanh, thì chứng tỏ Phước nâng bước ta, ta đang thăng tiến trên đường tu tập. Vì ta mà người xung quanh buồn hết chuyện này đến chuyện kia thì chứng tỏ


Ta đã từng sống như thế nào và sẽ sống như thế nào?


Cần đối chiếu với đạo lý của Phật pháp. Nhìn lại luôn luôn thấy lỗi lầm trong quá khứ.


Ích kỷ, tham lam: muốn dành phần nhiều hơn.

Thù hận: mong có dịp làm khổ lại những người đã từng làm khổ mình.
Ganh ghét: với người có thể cạnh tranh với mình.
Thiếu lý tưởng vị tha: mọi mục tiêu đều chỉ vì mình. 
Cố chấp: chỉ có ta nghĩ là đúng, ai nghĩ khác ta thì họ đã sai

Những sai lầm như vậy đẩy ta (theo quán tính) vào sai lầm và bóng tối, cuối đường của bóng tối là đau khổ hiện ra.


Ngày nay theo Phật, ta nguyện sống một đời khác hẳn. Ta sẽ không sống vì mình nữa là sẽ nguyện sống vì người. 


Để làm điều này thì là cả quá trình đào xới tâm mình. Không có cái gì phải sửa mà không đau đớn. Mình không đợi ai nhắc, ai cày mà tự mình đặt lưỡi cày.


Đức Phật nói Ngài cũng cày, nhưng là cày xới mảnh đất tâm lên.


Chân lý của bộ đội biên phòng:

"Đất của bạn, dù đầy vàng đầy bạc; dù 1 tấc ta cũng không tham
Đất của ta, dù chỉ là khô cằn sỏi đá; dù 1 tấc ta cũng không để mất"

Điều gì mang lại hạnh phúc cho người, thì ta quyết làm, điều gì mang lại khổ đau cho người thì một chút ta cũng không làm.


Đánh giá trên cơ sở cộng đồng mà chúng ta thương yêu. Người ích kỷ nhiều quá thì chỉ lo cho 1 mình bản thân mình, người ít ích kỷ hơn thì lo được thêm cho một vài người trong gia đình, hàng xóm; người mà ta lo cho nhiều hơn, cả đất nước cả dân tộc thì đó là bậc Thánh.


Để mở rộng lòng mình ra không phải một ngày hai ngày là được. "Từ bi, thương yêu con người" nói thì dễ nhưng để làm được thì chỉ một chút. Muốn như vậy ta phải tu tập rất nhiều.

Một người có công phu tu tập thì có 2 khoảng thời gian quan trọng trong ngày:

Khi ngủ dậy: lạy Phật, tọa Thiền, tụng kinh -- để được Phật gia hộ. Nguyện yêu thương mọi người.
Trước khi đi ngủ: để sám hối những sai lầm mà ta đã phạm trong ngày.
Có tu như vậy thì từng ngày tích lũy lại thì ta cứ tăng tiến dần. 

Trong cuộc sống này có 2 loại niềm vui.

Niềm vui thanh cao: khi được nghe một đạo lý hay v.v. Cái thiện kéo dài hơn.
Niềm vui ô trọc: nhậu nhẹt, chơi bời, chác táng. Hết bữa nhậu thì cũng hết vui.

Cuộc sống không thể thiếu niềm vui. Nếu không có vui thì coi chừng ta đang là người ác. Người có tâm hiền lành thì tâm luôn luôn vui. 


Phải sống có trách nhiệm: Chúng ta bị ràng buộc trách nhiệm với nhau một cách tự nhiên theo đạo lý, truyền thống, luật pháp, gen sinh học, v.v. Khi chúng ta được sinh ra, bố mẹ đã có trách nhiệm với ta. Khi ta trưởng thành rồi thì ta lại phải có trách nhiệm với cha mẹ, con cái chúng ta.


Mỗi người có một cái duyên khác nhau. Có người có duyên làm chuyện lớn, có người có duyên làm chuyện nhỏ. Quan trọng là ta có đóng góp, thế đã là hạnh phúc rồi. Đau khổ là ta đòi đóng góp cho lớn chuyện. Cái này tùy duyên thôi.


Chúng ta hãy tập sống vị tha để đi theo bước của đức Phật.


Mỗi ngày: sám hối, lễ Phật, phát nguyện, làm Phước chút chút v.v.



---
Lưu ý

Wednesday, December 26, 2012

Mật pháp để thành công và an lạc trong cuộc sống

Nghe toàn bộ clip ...

(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Hòa thượng Thích Huyền Diệu. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)

Phương pháp gì làm hành trang để tu hành an lạc:
1) Tin Nhân-Quả (Believe in Karma): Người tin nhân quả không nỡ làm người khác đau khổ, không dám làm chuyện bậy bạ. 
2) Tụng đọc Maha Mangala Sutta (Kinh Đại Hạnh Phúc)
3) Sự an tĩnh của tâm hồn
4) Sức khỏe: Mình có thương cái thân thì nó mới thương mình - có nghĩa là phải tập thể thao giữ thân thể khỏe mạnh

---
Lưu ý


Nghiệp Của Thân

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng tà
Gây ác cho chính ta
(Kinh Pháp cú)

Cái chết không quan trọng, chết vào lúc nào & chết như thế nào mới là quan trọng.

Một ý nghĩ sai lầm đã gây quả báo khốc liệt.

Điều cha mẹ thân thích
Không làm được cho mình
Nhưng với tâm hướng đạo
Sẽ giúp mình nhiều hơn
(Kinh Pháp cú)

Đừng coi thường ai, đừng xúc phạm ai.

Nếu ai chê, ai rầy ta thì ta phải biết ơn. Nếu ta phản ứng lại phải vị Thánh thì ta gặp quả báo.
Ta hi vọng ai cũng là người tốt, ta không nghĩ là họ xấu. Dù có biết chắc người ta là xấu thì vẫn yêu thương.
Đừng có dễ tin, kẻo bị lừa. Ta mong người đó tốt nhưng không có nghĩa là tin họ tốt, cần phải từ từ.

Sám hối trực tiếp làm ta hết tội liền; nhưng nói chung ta không có cơ hội xin lỗi trực tiếp với người mà ta phạm lỗi, bởi vậy trong kiếp này ta phải làm lễ sám hối với Phật.

Đừng bao giờ lỡ lời xúc phạm ai.

---
Lưu ý

Tuesday, December 25, 2012

Phóng lao

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Nhìn nhận câu nói "Lỡ phóng lao thì phải theo lao" của ông cha ta ngày xưa dưới cái nhìn của Phật pháp.

Sau khi phóng lao, dù trúng con mồi hay không thì đều phải đi theo hướng đó để hoặc lấy con mồi nếu phóng trúng hoặc nhặt lại cái lao đó nếu phóng trượt. Vào thời đó, cái lao là quý giá vì mất nhiều công để làm ra, nếu ném trượt xong mà bỏ đi luôn thì không còn công cụ để săn bắt nữa.

Mọi người nghiền ngẫm xem mình đã phóng lao gì và mình đã phải đi theo nó suốt cuộc đời hay chưa?

Chúng ta có những cái lao tương tự trong cuộc đời mà lỡ làm rồi thì phải theo đuổi. Ví dụ: mở quán, thì phải đầu tư bàn ghế, nhà quán, khi đó không mà dừng lại thì mất những đầu tư ban đầu, bởi vậy phải cố làm nốt. Khi ta bắt đầu công việc, tự ta quyết định, nhưng sau khi bắt đầu rồi thì buộc ta phải theo.

Công việc sau khi theo đuổi, đến khi kết quả như mong muốn thì không sao, nhưng nếu không được như vậy (ví dụ: hàng quán đầu tư rồi mà khách không đông, làm ăn không có lãi). Khi đó có khi ta tự nói với lòng mình "Phải chi mình dừng lại ngay từ đầu thì có thể mất mát chút ít nhưng bây giờ không đến nỗi thế". 

Cây lao do chúng ta phóng đi, không ai bắt buộc, bởi vậy trước khi phóng đi, chúng ta phải suy nghĩ kỹ, bởi vì phóng đi rồi thì không lấy lại được nữa.

Nghiệp là một cây lao quan trọng,, đời trước chúng ta cũng phóng nhiều cây lao nghiệp lắm rồi, và kiếp này chúng ta đang đi về hướng đó. Nếu đời trước mình đã thương yêu, tốt với mọi người, tức là phóng cây lao về phía thương yêu, thì đời này mình lấy lại được sự tử tế, thương yêu, gặp ai mình cũng được cảm tình, mình nhờ vả gì cũng được người khác giúp đỡ. Đời này, dựa vào nhân quả đó, chúng ta tự nhắc mình tiếp tục con đường đó. Bởi vì thương yêu người, giúp đỡ người là vất vả.

Người phóng cây lao đại nghĩa thì dễ chết, còn người khó chết thì có thể đã có cái sai nào đó, có thể do mình đã lười quá sống thờ ơ quá. Người nào lúc sống thì tận tụy, cống hiến hết cuộc đời thì lúc chết nhẹ nhàng.

Người nào làm cho người khác yên vui thì dễ nhập định. Nghe thì có vẻ vô lý nhưng thực ra lại rất lô-gic. Người nghèo thì rất lo lắng về cuộc đời (bữa sau mình ăn gì, mình làm gì để kiếm sống, v.v.), tâm họ rất căng thẳng, bất an. Khi ta giúp người (dù chỉ là bữa ăn) thì ta đã giúp cái tâm người ta an. Do đó, bản chất của làm phước là làm cho tâm của người khác an. Hàng trăm, hàng triệu việc phước như vậy thì làm cho tâm ta rất an, do đó dễ nhập định.

Không nên giấu nghề, với ai mình cũng muốn truyền cho họ cái kinh nghiệm muốn họ giỏi lên. Mình muốn mọi người trí tuệ, thì mình sẽ được lại trí tuệ. 

Phóng lao sai đích: Nếu phóng lao sai rồi, mà nếu hiểu ra mình sai rồi thì phải dừng lại ngay, không nên theo lao nữa, bởi càng theo sẽ càng sai.

Trong đời này, có những việc phải bắt buộc thì rất tốt trong cuộc đời. Với con em thì bắt buộc nó đi chùa, nghe Phật pháp, hiểu đạo lý thì cuộc đời nó sẽ sáng lên. Mặc dù là bắt buộc nhưng lại rất thiện. 

Với người nghiện ma túy thì phải bắt buộc bỏ cây lao nghiện ngập, phải bắt buộc họ từ bỏ. Trong tình yêu nam nữ, một người bị người yêu hắt hủi, thì phải dứt khoát làm lại từ đầu, vì càng đắm đuối thì càng đau khổ. Trái tim, cuộc đời này chi cống hiến cho điều tốt, điều đúng mà thôi, chứ không phải là điều sai lầm. Người bạn đời mình phải có chất thiện trong người, họ cũng phải làm điều tốt cho đời, tạo thành phước.

Một người đi tìm đạo, nếu gặp ông thầy mới đầu rao giảng nhiều điều hay, nhưng rồi mình phát hiện ra giáo lý của ông không đúng, ma mị; mặc dù lúc mới vào đạo thì mình đã thề. Lúc này, phát hiện ra sai rồi thì phải dứt khoát vứt cái công, sự khởi động, sự đầu tư ban đầu. Lúc này quan trọng là phải nhìn ra, tỉnh táo.

Khi ngồi thiền mà nhức đầu thì phải dừng lại ngay, nếu không thì điên ngay. Vì ông thấy lỡ phóng lao thì phải theo lao, pháp môn của ông chưa hoàn chỉnh nhưng lỡ "quảng cáo" với mọi người, nên giờ cố theo lao. Đáng nhẽ phải nhìn nhận lại pháp môn của chính mình.

Niệm Phật, tụng chú, theo dõi hơi thở cũng có cách làm đúng, cách làm sai. Nếu làm đúng thì tâm ta phải thấy yên, còn không thì phải dừng lại, hỏi cho ra lẽ.

Có những cây lao mà mình phải theo suốt đời, dù chúng ta phải hi sinh thiệt thòi vì nghĩa tình. 

Khi chúng ta khó khăn, có ai cưu mang mình thì mình phải nhớ ơn họ suốt. Dù mình đã giúp lại rồi thì mình vẫn phải nhớ ơn cưu mang, bởi không có cái ngày họ giúp mình thì làm gì có cái ngày sau này để mà mình được giúp đỡ lại họ. 

Cái lao Phật pháp: 
1) Tìm điều cao thượng: Phải đối diện với tham lam, ích kỷ, đau khổ; thì ta phải tìm điều cao thượng. Người có trí tuệ thì không hài lòng với những điều này của thế gian; mà đi tìm điều gì đó vượt lên trên điều tầm thường.
2) Tìm điều thiêng liêng mầu nhiệm: chúng ta biết rằng trên đời này còn có những vị Thánh cao cả; Trên cõi đời này, dù hết sức cố gắng nhưng con người với nhau vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy chúng ta cần có Phật pháp để nâng bước ta.
3) Tìm sự giải thoát: Luân hồi là đau khổ. Ta không thể cứ tái sinh hết kiếp này đến kiếp khác. Nếu bất ngờ ta nhớ lại chừng 200 kiếp trong quá khứ, thì không muốn luân hồi nữa. Khi nhiều tuổi rồi, thấy cuộc đời vừa qua  khổ nhưng vì chỉ biết có một kiếp hiện tại nên còn ráng chịu, nhưng nếu thấy được 200 lần sự khổ như vừa rồi thì chắc sẽ thấy ngán. Lúc đó mình mới thấy giải thoát là lý tưởng. 


3 điều cụ thể mà ta đi theo: Bổn sư, giáo lý của thầy và phương pháp hành trì. Có người gặp thày trước rồi được học giáo lý sau, có người có cái duyên được biết giáo lý trước rồi gặp thầy sau. Tình nghĩa với bổn sư ban đầu vẫn phải luôn giữ.

Tu sai thì càng ngày càng tệ hơn, tính tình ích kỷ hơn mặc dù đi chùa rất lâu. Tìm thầy rất khó, bởi không thầy nào nói mình sai. Mình thì lại chưa đủ vững vàng để quyết định xem giáo lý của thày nào là đúng. Lúc này, mình cần cầu Phật gia hộ. 10 năm sau khi học giáo lý mình thấy cuộc đời mình thay đổi: tâm tính hiền lành dễ thương hơn (không phải là nhu nhược), hoàn cảnh may mắn hơn, trí tuệ mình sáng hơn, ngồi thiền thì tâm linh mình an ổn. Khi đó mình yên tâm theo đuổi nhưng không chủ quan.

"Xin Phật gia hộ cho con để con tìm được giáo lý chân chính để theo suốt đời"

Cẩn thận, không chủ quan là một đức tính quý giá. Không bao giờ được tự mãn, lúc nào cũng hết sức phải cảnh giác.

Trong quá trình tu tập, tâm ta luôn luôn khi tiến khi thoái, nay nhập định được mai lại bị động tâm; nhưng không hoang mang, mà phải tập lại, kiên nhẫn hơn nữa.


Trước khi phóng cây lao Phật pháp thì phải chú ý mấy điều sau:

  • Phóng đúng: chọn bổn sư, giáo lý
  • Phóng mạnh và chuẩn xác: Đem hết sức mình để phóng cây lao (không được ngần ngại, không được do dự, không được tu lừng khừng); nghĩa là phải sống hết mình vì Phật pháp. Đem hết cuộc đời cho Phật pháp nghĩa là sống đúng với giáo lý kể cả khi đã có gia đình vợ con. Đạo lý của Phật dạy là người tu tại gia vẫn tu được. Đối xử tốt với vợ con mình cũng là sống đúng và hết mình với đạo lý: Đưa vợ con mình đi về chùa tu hành, hướng dẫn vợ con mình tu tập. 
  • Đại nguyện: Quỳ xuống trước Phật, hàng ngày chúng ta phát nguyện "con xin nguyện đời đời kiếp kiếp đi theo Phật, dù chết không bao giờ lùi bước, dù chết không bao giờ khởi lòng ghét ai hết, nguyện tinh tấn hết đời này đến đời khác không bao giờ thoái tâm đi theo Phật pháp"
  • Không bao giờ kỳ hạn một thời gian (ví dụ: không bao giờ nguyện tu một kiếp này đắc đạo. Đây là người tham lam, không công bằng - mình vô minh vô lượng kiếp mà bây giờ đòi tu một kiếp mà chứng được); một người có trí tuệ chỉ sợ mình sai chứ không sợ mình chậm - mong từng giờ phút hiện tại chúng ta tu đúng là được, chứ không bao giờ kỳ hạn là bao lâu ta sẽ đắc đạo. Hiền lành - khiêm hạ - tinh tấn. 


Cảnh giác vài điều: 

  • Mũi lao phóng lên Trời: phóng quá cao thì không được gì, có khi lại rơi trúng mình. Tâm tham vọng quá sức, mưu cầu đòi chuyện to lớn. Kiêu mạn quá sức, coi thường Thần Thánh thì cũng không được gì. Đừng nói tâm này là Phật, bởi vì tâm này còn tham lam, sân hận. Cần cẩn thận với những giáo lý làm chúng ta ảo tưởng.
  • Mũi lao phóng xuống vực: Đem cuộc đời sống không có định hướng, lý tưởng, phí hoài cuộc đời, chỉ biết tìm cái lợi cho mình mà không đem cái lợi cho người khác. Phải tiếc từng chút thời gian để sống cho đẹp, cho tốt.
  • Đừng dùng cái lao để giết đồng loại: Không bao giờ nghĩ đến chuyên hại người khác, hoặc không bao giờ dùng tâm trí mình, công sức mình để khuấy động sự bình yên của người khác.
  • Mũi lao hộ pháp: những con người biết đem sức lực, trí tuệ của mình để bảo vệ Phật pháp. Nếu không thì đến một ngày chúng ta không còn đất để thờ Phật. Chúng ta yêu quý đạo Phật, nương tựa đạo Phật thì phải biết bảo vệ đạo Phật, thế suốt đời bảo vệ Phật pháp.


---
Lưu ý

Sunday, December 23, 2012

Biết lỗi chính mình

Nghe toàn bộ clip ...

Vô ngã phải là điểm trở về

Phải hiểu mật tông cho đúng và cũng phải giữ văn hóa dân tộc. Tưởng là Phật pháp nhưng hóa ra lại du nhập một văn hóa của một nước khác vào, mà cũng chưa chắc đã đúng.

Đạo Phật muốn đoàn kết thì không phải là trộn hết tất cả lại, mà tất cả các tôn phái đó phải có chung một điểm trở về, đó là vô ngã. Nếu không có vô ngã, nếu vẫn còn "cái ta" thì chưa phải đạo Phật. 

Khi có một điểm hướng về chung rồi các tôn phái sẽ quy về một chỗ, ngồi nhiều hướng nhưng quay mặt lại một chỗ. Nếu chứ không phải 

"Cái định mà thầy và con chứng được còn bản ngã hay không còn bản ngã? Nếu còn thì chưa giải thoát, nếu hết bản ngã thì ai chứng cho mình?"

Tâm chứng của các bậc thầy về sau cứ giảm dần giảm dần. Như vậy sẽ không đạt được vô ngã như Phật, lại không có Phật ở bên cạnh để uốn nắn.

Càng đến chùa càng tu tập mà không nhớ đến vô ngã thì bản ngã con người càng lớn lên, vì những mục tiêu rất kỳ lạ. Khi đó, chùa không còn là nơi bình yên, người ta đến chùa với bản ngã lớn, tranh giành từng lời ăn tiếng nói, hơn thua ba cái lặt vặt tào lao, vì ta không hướng đến vô ngã, dẫn đến chùa không còn là nơi bình yên. Khi rèn được càng tu thì bản ngã càng nhẹ xuống thì yêu thương tỏa ra, khi đó chùa trở thành tổ ấm.

Vô ngã làm thành hạnh phúc giữa trần gian. Dù ta chưa chứng đạo, nhưng nếu tâm ta có "vô ngã" thì cõi đời này là thiên đường, là hạnh phúc.

Làm sao để tu tập vô ngã?
Ai có thể hết ngã? Chỉ có bậc A-la-hán.
Nếu chạy về kiêu mạn sân si thì rất dễ dàng, còn để đi về vô ngã thì rất khó khăn.

Dọn đường cho việc rèn luyện vô ngã thì phải dọn đường. 
"Tu" = sửa
Muốn sửa thì phải biết lỗi. Để biết tu hành thì mình phải biết lỗi chính mình. Phải biết lỗi của mình thì mới là đứng đầu đường của sự tu hành.

Biết được lỗi mình là một bản lĩnh, bởi vì bản lĩnh yêu cầu "can đảm" và "trí tuệ". Mới chỉ khởi tâm tham thôi thì đã là lỗi rồi, thế mà dám nói ra với thầy để "xám hối" thì đó là bản lĩnh.

Biết lỗi của mình nhiều chừng nào thì đến gần với tu hành chừng đó, tâm chúng ta lớn chừng đó. Càng tu tới, càng phát hiện được lỗi này lại phát hiện lỗi khác. Ai đi đúng tiến trình này thì càng ngày càng phát hiện ra nhiều lỗi. 

Khi vượt qua được cái tham rồi, thì lại xuất phát kiêu mạn trong tâm, vì phát hiện ra cái tham của người khác, vì nghĩ rằng mình hơn người khác. Nhưng lỗi này rất khó phát hiện, nếu không phát hiện ra thì không tiến được. Xám hối suốt nhiều năm thì được Phật gia hộ thì mới phát hiện ra lỗi.

Nếu tu được tiến hơn thì đáng ra mình phải thương những người mắc lỗi, mà trái lại mình lại co thường --> mất từ bi, bị tâm kiêu mạn. Đáng ra, phải thương cái lỗi của người đó, thay vì coi thường. Bởi vậy, mình phải nhìn lại tâm mình, khi thấy người khác phạm lỗi mình có coi thường không, nếu  thì tâm kiêu mạn đã xuất hiện. Khi biết được lỗi này rồi mà lại khoe thì lại phạm lỗi tiếp, là lỗi khoe. Con đường tu vất vả như vậy.

Có những lỗi thì phải tu hàng trăm kiếp mới hết. Có những lỗi thì chỉ chút chút, phát hiện ra là hết rồi.

Trông chờ một sự may rủi (chẳng hạn đánh bài) là một cái lỗi. Nếu hiểu đạo thì thấy mọi việc là theo duyên nghiệp đời xưa, nó đến một cách tự nhiên. Dù có bất ngờ chuyện gì xảy ra thì cũng bình thản chờ đợi.

Nghiệp bản năng tu hàng trăm kiếp, ví dụ nghiệp ái dục. Chứng được sơ thiền (nấc đầu tiên trong bốn nấc thiền) thì mới thắng được bản năng ái dục. 

"Đức trọng quỷ thần kinh" - Khi biết cái lỗi của chính mình thì cái đức của mình tăng, bản thân mình không biết cái đức của mình tăng vì còn bận rộn tìm lỗi của mình. 

Muốn biết một người có biết sửa lỗi hay không thì hay khen một câu, chê một câu. Nhưng nếu lo thử người khác thì chính mình lại đang mắc lỗi, vì không lo đi sửa lỗi mà chỉ lo đi thử. Người nào biết rằng mình còn rất dở, hết sức lo sợ là đang đi đúng đường về vô ngã. 

Lầm lỗi luôn vây quanh mình, điều này khiến mình luôn run sợ. Người biết được lỗi chính mình là người khiêm hạ, còn người không biết lỗi chính mình là người tự cao.

Công năng của sự sám hối rất lớn, giúp ta phát hiện ra những lỗi lầm rất khó phát hiện. Sám hối những nghiệp từ vô thủy. Kiếp trước, 10 kiếp trước mình làm gì sai


****
Vạn tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thủy tham sân si
Tòng thân khẩu ý chia sở sinh
Nhất thiết ngả kim giai sám hối.
****
Từ rất lâu con đã phạm rất nhiều. Những lỗi lầm đó đều do tham-sân-si gây ra. Tham-sân-si hiện ra thành 3 nghiệp thân-khẩu-ý. Tham-sân-si chi phối tạo ra biết bao nhiêu lỗi. Ngày hôm nay đối trước Phật, con xin sám hối.

Câu sám hối tổng quát đó không nói ra được là lỗi cụ thể nào. Chắc chắn trong vô lượng kiếp trước ta đã phạm vô số lỗi mà mình không biết. Cứ xám hối dài ngày thì điều kỳ diệu sẽ hiện ra. Xám hối đều đặn thì vượt qua được lỗi này sẽ phát hiện ra lỗi khác. Điều kỳ diệu thứ hai, Phật sẽ gia hộ cho ta thấy được lỗi ở một vài kiếp trước để sửa lỗi cho chính xác. Biết được nghiệp chính, lỗi chính để từ đó tu để nghiệp này không lặp lại nữa. 

Nếu ở đâu không có tượng Phật, không có bàn Phật thì cứ niệm Phật sám hối.
"Xin Phật chứng minh cho con, con xin sám hối những tội lỗi từ vô lượng kiếp"

Công phu tu tập thiền định giúp phát hiện lỗi rất nhanh. Thiền định cũng là lưỡi gươm sắc bén giúp ta dọn dẹp các chướng ngại trên con đường tu hành. Bởi vậy, vừa phải nhờ thầy bạn nhắc nhở, xin Phật gia hộ cho mình, nhưng cũng cần có thanh gươm công cụ để phát hiện lỗi nhanh hơn.

Tu tập thiền định = "Nhiếp tâm trong hư vô yên tĩnh"Để tu thiền chính xác với con đường của Phật, thì phải có nhân duyên. Ta phải cầu xin Phật gia hộ, giúp ta tìm được người thầy dạy Thiền đúng với ý Phật nhất.

Sau thời gian tu tập Thiền định, dù ta vẫn còn lỗi thì trí tuệ ta đã sáng ra, giúp phát hiện thêm nhiều lỗi vi tế hơn, chứ không phải là lỗi thô.

Bậc Thánh cũng vẫn còn lỗi, nhưng lỗi của bậc Thánh là những lỗi hết sức vi tế mà bản thân ta còn không biết, không giống với các lỗi tham-sân-si của ta. Bởi vậy, nếu nghĩ rằng bậc Thánh cũng còn nhiều lỗi thì cũng như ta là hết sức sai lầm, khi đó phước bị tổn rất nhiều.

Người biết được lỗi mình thì có thể làm thày dạy người khác. 

Có phần thưởng cho quá trình khó khăn vất vả này (ta phải luôn run sợ bởi sai lầm luôn vây bủa), khi ta biết lỗi nhiều, ta sửa lỗi nhiều thì tâm ta có niềm hạnh phút xuất hiện, giúp ta vững vàng đi tới mà vẫn run sợ vì lỗi lầm. Niềm hạnh phúc trong pháp lạc, có sự tự tin. Nhưng nếu có sự tự tin mà không thấy sợ thì đã sai, cảm thấy mình đã hết lỗi rồi, tự tin để tu rồi thì đã mất trí tuệ, đã phạm lỗi gì rất nặng nên mất khả năng biết lỗi.

Hạnh phúc, tự tin nhưng vẫn lo sợ.



---

Lưu ý