Thursday, December 12, 2013

Thiền bệnh

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

1. Nhức đầu
  • Thấy nhiều thứ quan trọng quá (--> quán đời là giấc chiêm bao)
  • Lực chạy lên đầu (có thể do phép quán )
  • Khi còn đang thiếu Phước --> nên nhận lỗi về mình (dùng nhân-quả nghĩ cảnh khổ là do nghiệp) thì tâm yên, lúc này quán "không" lại không còn tác dụng
  • Nghĩ sai lầm về vị khả kính (Phật/Pháp/Tăng)
  • Có thể bị bệnh về thân (như viêm xoang, v.v.)


2. Thân bệnh:
  • Đau lưng: có thể do ngồi bị cong lưng, hoặc bị virus đánh vào tủy sống
  • Chân bị yếu: do xả Thiền vội (chân còn tê mà đã đứng dậy đi)
  • Hơi thở bị nghẹt tức: do cố ý điều khiển hơi thở
  • Kiệt sức: vì ráng ngồi lâu quá (chúng ta cầu ngồi lâu một chút để rèn luyện ý chí, nhưng phải theo Phước, không cố quá sức)
  • Buồn ngủ: là do thiếu ngủ (thì phải ngủ), hoặc do Nghiệp (khi đó thì phải sám hối)
  • Ngứa ngáy: nơi mặt, như kiến bò (thường gặp ở người mới tu) --> phải chịu vậy, nguyên nhân ngứa: kích ứng thần kinh da mặt do giằng ép (giữa việc nghĩ hay không nghĩ) hay do ý nghĩ xấu trong ngày
  • Hai chân bị rung: do gân cứng --> xoa bóp thì hết; hoặc do đầu bị căng thẳng --> buông lỏng, thư giãn nhẹ nhàng


3. Rối loạn nhân cách (bị đổi tánh -- điên -- tẩu hỏa nhập ma)
  • Nóng nảy: chưa tu Thiền thì hiền lành, tu rồi thì nóng nảy: nguyên nhân do kiêu mạn. Vì sao kiêu mạn? (i/ tự thấy mình hơn người, ii/ do giáo lý) --> quán mình như cỏ rác, cát bụi. Nóng nảy có thể do giằng ép (để yên lắng cần phải có 3 yếu tố: Phước - Đức - Khí công)
  • Thờ ơ với cuộc đời: Nếu tu đúng thì bình thản nhưng lại tận tụy với cuộc đời. Nguyên nhân: lúc bắt đầu tu căn bản đạo đức bi thiếu, quán từ bi không kỹ (phải đủ 4 tâm hạnh: Tôn kính Phật, từ bi, khiêm hạ, nghiêm trì giới luật), 1 nguyên nhân nữa là do dễ nhiếp tâm quá
  • Nói nhiều, chuyện tào lao: Nguyên nhân vùng não ngôn ngữ bị kích động, thường là nói khoe khoang cao siêu, cái gốc là kiêu mạn (cần phải sám hối) --> Điều gì có lợi cho người thì nói, có lợi cho mình thì không nói, nói gì phải xuất phát từ tâm khiêm hạ của mình (3 giai đoạn của lời nói: động cơ, hệ quả)
  • Bệnh hơn thua - tự phụ: hay tranh cãi đúng sai, hay đem đạo lý ra để so tài hơn thua, nói Thiền ngữ.
  • Thấy gì cũng không:  
  • Bệnh động dục: <có người càng tinh tấn thì càng bị> Nguyên nhân tâm lý là do kiêu mạn (--> sám hối, quán mình như cát bụi, cỏ rác), bị nguyên nhân này thì dễ chữa; Nguyên nhân thứ 2 là lực chạy lên đầu, kích động vùng não tình dục --> để tâm phía dưới; đối diện nhìn thẳng vào cảm giác đó
  • Điên loạn: khi phước quá tổn, bộ não bị hỏng do lực chạy lên. Thuốc nổ chính là kiêu mạn. Lạm dụng thầm thông rồi kẹt cứng vào đó (nghe thấy tiếng động nhỏ, làm thơ ào ạt, v.v.) --> phải nhập định sâu vài ngày để phá hết thần thông.


---
Lưu ý


Thursday, December 5, 2013

Quan điểm Phật sự

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:


  1. Khái niệm
  2. Nhiệm vụ ngôi chùa
  3. Tăng đoàn và giáo hội
  4. Tổ chức tu học cho tăng ni
  5. Tổ chức tu học cho tu sĩ
  6. Thế độ xuất gia
  7. Kế hoạch chương trình
  8. Nghi thức lễ hội
  9. Xây dựng Phật quốc


---
Lưu ý


Sunday, December 1, 2013

Loạt bài giảng Sự khác biệt


17. Hơn và kém

Tùy duyên và Bất biến
Tình cảm và Lý trí
Tại gia và Xuất gia
Ngã và Pháp
Mới và Cũ
Lý và Sự
Hữu lậu và Vô lậu
Đốn và Tiệm
Đạo và Thuật
Đúng và Sai
Thái quá và Bất cập
Trực tiếp và Gián tiếp
Tương đối và Tuyệt đối
Bản chất và Môi trường
Nghiêm và Từ
Những chữ Tu
Chủ quan và Khách quan
Biết và Làm
Cái chung và Cái riêng
Cao siêu và Thực tế
Có và Không
Cứu cánh và Phương tiện
Động và Tĩnh
Nghiệp và Duyên
Lớn và Nhỏ
Nhân và Quả
Tinh thần và Vật chất


---
Lưu ý


Đạo tâm vô giá

Theo dõi bài thuyết pháp: vidaothieng - Lưu trữ
Bối cảnh: năm 2013

Cái mà làm ta thanh thản, an vui được chính là tâm đạo. Khi có đạo tâm thì mình là một chiến sĩ để chiến đấu.

Đến khi mình chứng được một đạo quả thì mới chiến thắng từng bước. Đạo quả Tu Đà Hoàn khi được rồi thì cũng vẫn còn rất vất vả, nhưng đã là một bậc Thánh rừng rực giữa cuộc đời.

Can đảm là giám nhận lỗi của mình. Trí tuệ là giám thấy lỗi của mình. Có khi cũng chưa cần nói lỗi của mình cho người khác, nhưng bản thân mình phải biết lỗi mình.

Cái lỗi của người tu cao khác lỗi của người mới tu.

Vì biết lỗi của chính mình nên mới có thể làm thầy thiên hạ. Khi mình chia sẻ đạo lý với ai mà muốn có sự chân thật thì bản thân mình phải biết lỗi của mình. Giữa tâm với tâm có cảm nhận, người nói đạo lý mà có thực hành thì mình cảm nhận được.

Người đệ tử Phật trước hết phải cố gắng sửa tâm cho thuần thiện, sau đó giáo hóa người khác.

Một bài toán khó: Đạo thì cao siêu mà mình thì chưa được như vậy. Nếu chia sẻ đạo lý sơ sơ thì người khác không hiểu, còn nếu nói kỹ thì lại là đang nói những điều mà mình chưa đạt được.
Thầy trả lời: Vẫn phải chia sẻ đạo lý với họ. Khi có cơ hội mà mình không nói thì đó là điều đáng tiếc. Cái khéo là mình nói để người khác tôn kính Phật-Pháp-Tăng chứ không phải tôn kính mình. Trong tâm mình phải nghĩ được như vậy đã.

Điều quý nhất là đạo tâm. Ác nhất là phá đạo tâm của người khác.

Người nào có thể bị phá mất đạo tâm? Người chưa chứng Tu Đà Hoàn thì đạo tâm còn mong manh, nhưng nếu chứng rồi thì không phá được. Ví dụ: chuyện kể về ông Cấp-Cô-Độc. Ông đã chứng Tu Đà Hoàn không tin lời nói của nữ quỷ dạ soa -- nói rằng ông vì đến với Phật mà gặp xui. Nghe vậy thì ông đã mắng quỷ dạ soa, rồi sau này từ từ của cải của ông được phục hồi.

Một số Phật tử theo thầy lâu năm đã chứng được Tu Đà Hoàn do đạt được kiến giải nhất định. Nếu làm được 3 điều sau thì đạt được Quả Thánh Tu Đà Hoàn không khó.
- Tôn kính Phật, lễ kính Phật hàng ngày
- Sống vô ngã, vị tha
- Tọa Thiền

Đạo tâm là gì? Đạo tâm gồm 4 điều sau:
- Trước nhất là lòng tôn kính Phật
- Quan điểm về giáo lý: tin nhân quả, tin vô ngã
- Niềm tin kính với chư tăng (mà gần nhất là với sư phụ của mình)
- Lý tưởng tu hành giác ngộ giải thoát

Ta mất một trong 4 điều trên thì đạo tâm ta sụp từ từ. Đó cũng là những hướng mà bên ngoài muốn phá đạo tâm.

Con đường của thầy là con đường cực khổ, phải xông pha nhưng dẫn đến chứng ngộ.
- Làm Phước
- Tinh tấn Thiền định
Ngày thì cực khổ, vất vả làm Phước nhưng tối về phải tinh tấn ngồi Thiền.

Tu theo đạo Phật là phải lấy cái lõi là đạo đức, bắt đầu từ lòng tôn kính Phật và hướng về vô ngã.

Ai mình cũng thương, nhưng không phải ai mình cũng tin.
Sư phụ là người mà mình nương tựa, là người đủ vị tha nên mình không phải cảnh giác.

Giữ gìn đạo tâm cho mình và cho mọi người -- đây là một trận chiến không có chiến tuyến. Nếu đạo tâm mà không bị gián đoạn thì có ngày cái nhân này trổ quả -- đắc đạo.

Cuối năm nhìn lại cả năm qua
Bao điều vui khổ đến cùng ta
Danh lợi, thế tình như mây nổi
Đạo tâm mong giữ chẳng lìa xa.
***
Ta mang tâm Phật sống hiền hòa
Nhưng đời đầy những kẻ tâm ma
Nên phải dặn lòng luôn tỉnh táo
Lòng người nhiều lúc dễ phôi pha.
***
Chí thành nương náu với Như Lai
Thoát khỏi trần gian giấc mộng dài
Chánh pháp ánh dương soi cuộc sống
Chẳng còn do dự điều đúng sai.

---
Lưu ý


Wednesday, November 20, 2013

Hiềm hận

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Làm thế nào để có tâm lớn?
Khiêm hạ: luôn thấy mình bé nhỏ; là cát bụi, sỏi đá
Thương yêu mọi người: nếu người nào đang bận tâm tới những chuyện lớn lao, những chuyện ảnh hưởng nhiều người thì khi đó những chuyện gây khó chịu không còn tác động đến chúng ta nữa.

Lửa nào tắt được lửa
Thù nào diệt được thù
Tình thương diệt thù hận
Là định luật ngàn thu


Cái gốc của sự trách phạt, cứng rắn phải là tình thương.

---
Lưu ý


Monday, November 11, 2013

Bảy lần xuất gia

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

không có Phước gì lớn bằng việc truyền bá luật Nhân-Quả.


Biết thân như đồ gốm
Giữ tâm như thành trì
Chống ma với gươm trí
Được chiến thắng vô nhiễm


  • Bối cảnh: 50 vị tỳ kheo xin vào rừng tu tập, nhưng bị ma phá. Đức Phật đọc cho các vị đoạn Kinh từ bi rồi nói các vị quay lại khu rừng tu tiếp. Đoạn kinh này bị thất truyền. 
  • Các loại vong linh sống trên cây gọi là thần cây. Người phá rừng mắc tội rất nặng: ngoài phá sinh thái của sinh vật trên trái đất thì còn phá chỗ ở của ma. 
  • Ma không sợ thầy tu. Khi bị ma đè, niệm Phật không hết, (vì cả hai đều là chúng sinh, đều là con Phật) mà phải quán từ bi. Bởi vậy, ta cần đều đặn làm 2 điều: cúng thí thực và cầu siêu. 
  • Không nên dùng bùa trấn áp, bởi vì bùa cũng là ma.
  • Phật muốn ta dùng tâm từ bi, nhẫn nhục để cảm hóa.
  • Ma biết nhiều chuyện hơn người. Người thì làm được nhiều việc hơn ma. 
  • Lòng từ bi, chứ không phải sự hung dữ, cảm hóa được Quỷ Thần. 
  • Người ngồi Thiền mà thấy thân này mong manh dễ vỡ thì mới đúng đạo Phật.




---
Lưu ý


Thursday, November 7, 2013

Kinh pháp cú

Loạt bài giảng của Thầy Thích Chân Quang về bộ Kinh Pháp Cú.
  1. Tâm làm chủ
  2. Hiềm hận
  3. Tranh cãi
  4. Quán bất tịnh
  5. Tưởng là đúng
  6. Vấn đề tình dục
  7. Đời sau còn nhiều hơn
  8. Đừng làm kẻ chăn bò thuê
  9. Người sống có ý nghĩa
  10. Bước lên đỉnh núi cao
  11. Tuấn mã
  12. Thiên chủ Đế Thích
  13. Vui thích không phóng dật
  14. Người đọc được tâm
  15. Tâm rong ruổi
  16. Bảy lần xuất gia
  17. Nghiệp của thân
  18. Mảnh đất tâm
  19. Người nhớ tiền kiếp
  20. Hương và sắc
  21. Ngược gió hương bay
  22. Hoa sen mọc lên từ lửa
  23. Ngu mà biết mình ngu
  24. Chính ta còn không có
  25. Kẻ thù đáng sợ nhất
  26. Gánh hoa lài
  27. Quỷ
  28. Nước mắt và đại dương
  29. Đón mừng đại lễ Phật Đản 2008
  30. Người khuyến thiện
  31. ...
  32. Cả nhà đi tu
  33. ...
  34. Dẫn nước đẽo cây
  35. ...
  36. Chỉ cần một lời thôi
  37. Chiến thắng chính mình
  38. Chuyển nghiệp
  39. Nỗi đau tột cùng
  40. ...
  41. ...
  42. ...
  43. Oan ức
  44. Ngoài vòng pháp luật
  45. ...
  46. ...
  47. Say rượu
  48. ...
  49. ...
  50. ...
  51. Cúng dường chân chính
  52. Tướng cướp Angulimala
  53. Khước từ vinh quang
  54. Lời Phật dạy
  55. ...
  56. ...
  57. Phật khen người tinh tấn
  58. ...
  59. ...
  60. ...
  61. ...
  62. ...
  63. ...
  64. ...
  65. ...
  66. Những con đường
  67. Nghich hạnh trong tu hành
  68. ...
  69. Đừng làm kẻ lang thang
  70. ...


Quyền lực ma vương
Vui thay Phật xuất thế
Thân xác vô thường
Quả báo đến ngay
Khước từ vinh quang thế gian
Lấy thiện thắng bất thiện
Tổn phước vì suy nghĩ sai
Thiên nga bay cao
Biết phục thiện
Phước no đủ
Không sầu muộn lo âu
Hãy tự làm hòn đảo
Chư Thiên vỗ tay
Thánh và phàm
Khất sĩ hạnh lành
Đào hoa



---
Lưu ý


Saturday, October 19, 2013

Cách sống tùy duyên

Theo dõi bài thuyết pháp: vidaothieng - Lưu trữ


"Nước cạn thì nhón gót, nước sâu thì vén áo"

Nếu gặp cảnh khổ, ta coi đó là cơ hội để trả nghiệp.
Nếu gặp thuận cảnh, ta coi đó là cơ hội để tạo thêm nhiều Phước.

Tùy duyên -- gieo duyên
Cần phải biết gieo duyên nữa:
Cho mình: để ta trở thành người có ích cho đất nước, cho nhân loại
Cho mọi người: gặp ai mình cũng mong người đó gieo được nhân lành

Tùy duyên -- Bất biến
Trong sự thay đổi, ta giữ vững đạo lý của Đức Phật: đúng Bát Chánh đạo, Tứ Diệu đế, Luật Nhân-Quả. Tránh làm điều ác, Làm điều thiện, giữ tâm thanh tịnh.


---
Lưu ý


Friday, September 20, 2013

Phân loại tâm thức

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ



Thước đo: 
- Vô ngã -- Chấp ngã (nhưng khó dùng)
- Tâm yên tĩnh -- Tâm động loạn

6 mức độ đi về phía động loạn:
- Nóng nảy (Sân)
- Tham
- Tự cao
- Dâm dục
- Ác độc
- Nghiện ngập

4 mức đi về phía yên tĩnh:
- Hết nóng nảy (không phải là do ta kiềm chế, mà do tâm không hề khởi lên)
- Vị tha, không tham, sống tử tế, thích bố thí (tương ứng quả Thánh Tu Đà Hoàn)
- Hết khen mình (không còn kiêu mạn, không còn thấy hơn người)
- Sơ Thiền (tương ứng quả Thánh A Na Hàm): trí phán đoán tăng dần, đoán rõ nhân - quả; tâm rất an vui, hạnh phúc.


Người có ý chí kém, không cố gắng làm được việc gì là do thiếu Phước. Cần cố gắng làm Phước: cố gắng chịu khó giúp người thì sau này mới có Phước để tự cố gắng làm được việc của mình.



---
Lưu ý

Sunday, September 15, 2013

Bốn điều cần có

Theo dõi bài thuyết pháp:
Phần 1/2: Youtube - Lưu trữ

 Phần 2/2: Youtube - Lưu trữ


1. Có một ai đó để kính trọng
2. Có một lý tưởng để hướng tới
3. Có một công việc để làm
4. Có một con đường để tu tập

Khi trí tuệ chúng ta lớn ra, ai chúng ta cũng có thể kính trọng được.



---
Lưu ý

Monday, June 17, 2013

Đến Để Mà Thấy - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Buổi nói chuyện của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong chương trình HOA MẶT TRỜI của Chùa Hoằng Pháp.

Youtube - Lưu trữ




Wednesday, June 12, 2013

Tham vấn 2


Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ



--- Ghi chú ---
[Pi-ta-go] Dẫn chứng về việc Pi-ta-go tin vào thuyết "tái sinh"
http://plato.stanford.edu/entries/pythagoras
"Pythagoras believed in metempsychosis or reincarnation, according to which human souls were reborn into other animals after death. This early evidence is emphatically confirmed by Dicaearchus in the fourth century, who first comments on the difficulty of determining what Pythagoras taught and then asserts that his most recognized doctrines were “that the soul is immortal and that it transmigrates into other kinds of animals” (Porphyry, VP 19)."



---
Lưu ý

Tham vấn

Phần 1: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 2: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 3: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 4: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 5A: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 5B: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ


Sunday, June 2, 2013

Bí quyết học giỏi

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ


Bối cảnh: thầy nói chuyện với các em học sinh, ngày 13-03-2012

Nội dung chính:
- Trí tuệ, thông minh dưới góc nhìn của Luật Nhân-Quả
- Hai câu chuyện thời đức Phật
- Phương pháp để có trí tuệ, sự thông minh: 1) Thiền, 2) Khí công, 3) Đạo đức
- Lý giải về cơ sở của các phương pháp trên
- Hướng dẫn ngồi Thiền
- Hướng dẫn tập khí công
---------------------------------------------------------------------------


Thường thường, khi người ta được sinh ra trên đời này, mức độ thông minh giống như cái gì đó bẩm sinh - có người vốn tự nhiên thông minh. Hoặc là mình kém thông minh giống như là một cái gì đó bẩm sinh. Nói theo đạo Phật thì đó là Nhân-Quả của kiếp trước.

Không phải do ta học nhiều nên ta học giỏi, mà do ta thông minh nên ta học giỏi. Vấn đề là làm thế nào để ta thông minh lên, chứ không phải là tăng tiết học. Hôm nay, ta nói chuyện với nhau để giải phóng điều đó. Làm sao ta học giỏi như Quốc gia, nước nhà trông đợi nhưng mà không cần phải học nhiều.

Trong đạo Phật có Luật Nhân-Quả - một cái nhân nào đó sẽ sinh ra một quả tương ứng. Người hay bố thí, hay giúp người, thì quả báo trở lại là họ được giàu có. Người nào hay đem sức khỏe của mình ra để giúp đời thì được sức khỏe, được khỏe mạnh trở lại. Người nào hay cứu mạng, cứu người thì có "mạng lớn" - người này dù có đi vào nguy hiểm cũng không có chết bậy, có gặp tai nạn cũng vượt qua hết, vì người này trong quá khứ đã từng hay cứu mạng con vật hay con người. Người nào mà ác độc, hại người thì quả báo trở lại là cuộc đời mình nhận nhiều đau khổ, hoặc khi chết bị đọa địa ngục, súc sinh, v.v. Sự thông minh trí tuệ cũng vậy. Trong đạo Phật có hai câu chuyện thế này:

Thời xưa, đức Phật có nhận một đệ tử tên là Chun-la Pan-ta-ka. Người này thấy anh mình xuất gia tu hành có kết quả nên ham quá cũng xin xuất gia. Nhưng một bài kệ có 4 câu mà học hoài không thuộc. Người anh quở trách, nhưng người em quá yêu đời sống xuất gia, đời sống tu sĩ; người này mới đứng ngoài cổng Tinh xá khóc. Đức Phật biết và Ngài giả vờ đi ngang, ngài hỏi "Có chuyện gì  mà con khóc?". Người này quỳ xuống nói "Bạch Thế Tôn, con từ khi xuất gia tới nay học 4 câu kệ mà không thuộc, học câu thứ tư thì quên câu thứ nhất. Trong khi Kinh Phật đức Thế Tôn dậy trùng trùng hàng bao nhiêu cuốn thế. Anh con không cho con làm tu sĩ nữa và đuổi con về với thế tục". Phật mới nói: "Thôi bây giờ con làm việc này: Con cầm cái khăn này - Đức Phật lấy từ trong túi ra cái khăn bằng phép thuật - sáng nay con không đi đâu mà cứ ngồi nhìn cái khăn này cho ta mà không cần phải học". Vì là cái khăn do thần thông của Phật tạo ra nên khi người này ngồi nhìn thì thấy dần dần nó đổi màu: từ cái khăn trắng, rồi nó úa dần, úa dần, nó cũ đi rất là nhanh. Người này ngồi nhìn và nhận ra là mọi việc biến đổi nhanh quá, cái gì rồi nó cũng thay đổi, thân Ngài cũng thay đổi - lúc nào đó rồi nó cũng sẽ già, sẽ chết. Ngài ngồi nghiệm ra cái lý vô thường, không có cái gì tồn tại vĩnh viễn. Ngay buổi chiều đó ngài nhập Định, ngồi bất động và chứng đạo luôn. Khi chứng đạo rồi, trí tuệ mở ra trở lại, Ngài thuyết pháp như mây như mưa thành một vị A-la-hán. Mọi người hỏi tại sao lại như vậy, thì đức Phật trả lời là "Chun-la Pan-ta-ka kiếp trước là một người rất trí tuệ chứ không phải là người ngu si, nhưng vì lỡ miệng chê những người huynh đệ kém trí tuệ, vậy mà mắc quả báo mấy kiếp liên tiếp học không nhớ gì được.

Chuyện thứ hai, đức Phật có một vị đệ tử là ngài A-nan-đa - là em họ của Phật, sau này xuất gia theo Phật. Ngài có một đặc điểm là từ khi nhỏ tới lớn, rồi đến khi chết không bao giờ bị bệnh. Sau này Ngài đi theo đức Phật, hầu bên cạnh đức Phật, làm thị giả cho đức Phật. Ngài có một điều đặc biệt thế này: Ngài ngồi nghe Phật thuyết một câu kinh hay cả một bài kệ dài thì Ngài vĩnh viễn không bao giờ quên. Sau này khi Phật nhập Niết-bàn, 500 vị đại đệ tử A-la-hán hợp lại trong cái hang để tổng hợp lại hết toàn bộ lời dạy của Phật thì chỉ có một người duy nhất có thể nhớ hết, đó là Ngài A-nan-đa. Nhưng vì Ngài A-nan-đa chưa đắc A-la-hán nên các vị không cho vào trong hang. Họ quyết định rằng: "Tất cả chúng ta sẽ ngồi đây nhập định, chờ cho A-nan-đa đắc đạo A-la-hán mới được bước vào cái hang này", rồi đuổi ngày A-nan-đa đi ra. Các Ngài phất tay một cái thì cửa hang bị đóng lại bởi các tảng đá to. Và các Ngài, 500 vị A-la-hán ngồi ở trong hang nhập định bất động trong đó. Ngài A-nan-đa lòng sốt ruột, bởi nếu mình không đắc đạo thì 500 vị A-la-hán sẽ ngồi đó, và ngồi tới chết luôn. Ngài sốt ruột, cứ đi tới đi lui, ngồi Thiền lại đi Kinh hành. Đêm xuống, Ngài đã quá mệt rồi, không kìm được nữa, Ngài mới ngả lưng xuống, mà khi Ngài vừa  ngả xuống, lưng còn chưa chạm tới giường thì thoát nhiên Ngài bừng lên chứng A-la-hán luôn. Ngài thành một vị Thánh, đi về phía cái hang, đi xuyên qua các tảng đá luôn. 500 vị A-la-hán biết ngay là Ngài đã đắc đạo rồi - thì mới có thần lực mà đi xuyên qua các phiến đá. Ngài đường bệ tuyên thuyết hết toàn bộ kinh điển của Phật. Những gì Phật nói trong suốt 45 năm thì ngài nhớ lại không sót một chữ nào. Lúc Phật còn sống thì một số vị tỳ kheo đã hỏi Phật là tại sao đại đức A-nan-đa lại có cường ký thông minh đến như vậy - Phật nói cái gì là Ngài nhớ hết. Đức Phật mới nói đó là nhân duyên của quá khứ, vào thời từ rất xưa rồi, thời đức Phật trước nữa. Khi đức Phật đi giáo hóa thì Ngài A-nan-đa là một người giàu có, ông này có một cái Hạnh đặc biệt, đó là giúp cho các vị tu sĩ học - Ngài đem viết, đem vở, cơm/gạo v.v. để giúp cho các vị chư tăng được học hành. Vì cái nhân-quả đó nên ngài A-nan-đa cứ sinh hết kiếp này đến kiếp kia được là người thông minh.

Chúng ta cũng vậy, để khai mở tâm trí mình để học giỏi, thông minh thì ta cũng phải có phương pháp. Phương pháp hiện tại là phải ngồi Thiền. Bởi vì khi ngồi Thiền, tâm thanh tịnh thì đầu óc sáng ra, thông minh ra. Thứ hai là phải luyện khí công. Bởi vì khi khí công tích tụ được lực ở đan điền thì nó lại hỗ trợ làm cho bộ não sáng ra. Đây là bí kíp của người xưa, các Thiền sư đều biết võ, có nội lực ở đan điền nên bộ não của họ cực kỳ sáng suốt. Sự liên quan này thì đến nay, y học Tây Phương vẫn chưa tìm ra, nhưng bên Đông phương họ biết điều này rất chắc - đó là phải luyện nội công. Một khi lực được tích tụ ở đan điền thì bộ não sáng ra, chứ không phải tập trung ở bộ não. Khi ngồi Thiền cũng vậy, không suy nghĩ, đầu óc trống không như vậy, sáng như vậy thì trí tuệ phát sinh ra. Đồng thời, nó là một sự kết tụ của cả một cái đạo đức trong đời sống. Trong đời sống, ví dụ như mình giúp bạn học, quý kính những người học giỏi, giúp đỡ những người học kém. Đó là cái nhân quả phúc đức trong suốt cuộc sống của mình, để làm cho mình khai mở.

Có một chuyện thực tế như thế này. Có cái xóm, mấy đứa nhỏ được sinh ra trong gia đình nghèo, thất học, đây cũng là cái xóm "quậy" trong Sài Gòn [thành phố Hồ Chí Minh - lahatcat]. Xóm đó ở gần cái chùa, mà chùa đó thì không có thầy tu, nên là mấy đứa nhỏ hư hỏng. Rồi không biết sao có một người biết giáo lý của chùa Phật Quang, họ mang mấy bài kinh tụng về cho mấy đứa nhỏ, kêu mấy đứa nhỏ lại chùa, mỗi đêm tụng Bài khấn nguyện, lễ Phật, mã cũng chưa biết ngồi Thiền - nếu thầy biết thì thầy đã lại dậy mấy đứa nhỏ ngồi Thiền. Chỉ có như vậy mà từ học sinh yếu, kém, trung bình mà mấy năm sau thành học sinh khá hết. Gia đình rất là ngạc nhiên, không hiểu tại sao. Người Phật tử đó mới báo cho thầy biết kết quả kỳ lạ. Lúc đó mới thấy là Phật pháp nhiệm màu, Luật Nhân-Quả thực sự là vi diệu. Còn ở đây, thầy dậy các con có phương pháp: ngồi Thiền, tập khí công, và nhắc các con duy trì đạo đức trong suốt cuộc sống này, thì vài năm sau các con nâng trí tuệ của mình lên.

Để các con hiểu vì sao ngồi Thiền lại giúp học giỏi, thì thầy giải thích thêm. Trong đạo Phật có câu thế này: "Giới sinh Định, Định sinh Tuệ". Định là Thien định, là tâm hư không. Mà muốn đạt được Thiền định thì phải có một đời sống hết sức trong sạch - gọi là Giới. Đời sống trong sạch rồi thì được tâm Thiền định, và khi có Thiền định rồi thì trí tuệ phát sinh.

Tại sao bộ não của ta khi nó thanh tịnh thì ta lại thông minh? Lý do thế này: Nếu các tín hiệu giữa các tế bào não lan truyền, phản hồi rất nhanh thì người đó được gọi là thông minh. Còn nếu ta nhìn vào trong bộ não của mà tín hiệu ở trong chùm não phát đi mà nó bị vướng, không lan tỏa nhiều thì người đó nghĩ không ra vấn đề, suy luận không ra, cũng không có sáng kiến. Còn một người nào có ý tưởng ở một vùng não thì nó lan tỏa đi rất nhanh khắp nơi, rồi phản hồi lại cũng rất nhanh thì người đó trong chớp mắt nghĩ ra rất nhiều điều, sáng tạo, khai phá ra rất nhiều điều. Thì ta gọi đó là người thông minh. Giống như là các dữ liệu đi qua tai, qua mắt người đó thì nó được giữ lại chứ nó không bị xóa. Nó nằm ở đâu đó và khi cần ta lấy ra trở lại được thì người đó được gọi là có trí nhớ.

Khi bộ não thanh tịnh thì các tín hiệu lan đi rất nhanh, mà không bị đụng với các tín hiệu khác. Bộ não động loạn là nó luôn luôn có các xung động của các tín hiệu, nó lan truyền bừa bãi ở trong não. Cho nên, khi ta có một điều cần phải suy nghĩ thì điều đó bị vướng, bị đụng phải tín hiệu của các suy nghĩ loạn động khác, cho nên nó phá lẫn nhau, cho nên tín hiệu mà ta cần phải suy nghĩ nó bị phá mất.

Suy nghĩ gồm nhiều loại. Khi đang nghe thầy giảng thì trong não đâu phải là không có suy nghĩ, mà trái lại cũng đang suy nghĩ tùm lum chuyện. Vừa nghe thì nghe mà vẫn nghĩ đủ thứ chuyện trên đời. Khi một suy nghĩ cần khởi lên để giải quyết thì nó đụng phải các thứ chuyện tùm lum ở trên và thế là nó nằm yên một chỗ, bộ não không suy nghĩ được nữa. Đó là lý do mà cái tâm động loạn làm cho người ta mất thông minh. Bởi vậy, trong kinh Phật nói "Định sinh Tuệ" là một điều hết sức khoa học. Do đó, phải tập ngồi Thiền để tập lắng tâm lại. Việc ngồi Thiền cũng vất vả lắm, để thành công thì mất 30 năm, nhưng khi chưa thành công thì trí tuệ đã bắt đầu phát sinh.

Vậy tại sao khi tập khí công, tích lực ở đan điền thì bộ não sáng ra? Đây là một điều khám phá của Đông phương mà Tây y không biết. Người Đông phương nhìn thấy một cấu trúc lực vô hình chạy từ đầu đến chân, gọi là luồng khí lực. Nguyên tắc thế này: Khi đan điền (huyệt đan điền nằm ở dưới rốn khoảng 3cm) đầy lực thì bộ não sáng lên. Nên muốn cho bộ não tốt thì không phải tập trung lực cho bộ não mà là kích hoạt cái lực ở huyệt đan điền. Giống như cái đèn dầu, muốn đèn sáng thì không phải là khè lửa thêm vào ở phía trên, mà phải bơm thêm dầu đốt ở phía dưới bình.

Thứ ba là Nhân-Quả Tội-Phước. Có một bí quyết để trí tuệ mình khai mở là lúc nào cũng mong "bạn mình học giỏi hơn mình". Cứ sợ bạn mình học giỏi hơn mình thì càng lúc trí tuệ càng mờ tối đi; còn ngược lại, cứ mong bạn mình giỏi hơn mình thì càng lúc mình càng có trí tuệ. Nhân quả rất lạ, chỉ cần mong người khác giỏi thì khi người ta chưa kịp giỏi thì mình đã giỏi. Làm như vậy, chúng ta không mất một đồng nhỏ, mà cái Phúc thì cực kỳ lớn. Sau này, khi lớn lên, ra đi làm, thì cũng phải tiếp tục suy nghĩ câu đó, "mong sao cho các đồng nghiệp của mình giỏi hơn mình". Mà phải suy nghĩ thật lòng - có nghĩa là chỉ nhớ vế thứ nhất "mong cho bạn / đồng nghiệp của mình giỏi hơn mình", và quên đi vế sau là kết quả mình sẽ giỏi hơn bạn mình. Sau ý nghĩ là tới hành động - là giúp đỡ thật sự: bạn mình yếu kém, thiếu thốn cái gì thì mình giúp đỡ.

Trong cuộc sống này, đối với các bậc vĩ nhân của Thế giới, của Dân tộc thì chúng ta phải hết lòng kính trọng. Chính cái tình cảm kính trọng bậc vĩ nhân làm cái nhân tốt để chuẩn bị cho chúng ta sau này trở thành bậc vĩ nhân. Kiếp này có thể chưa trở thành một bậc vĩ nhân nhưng đã trở thành một người tài giỏi. Nhưng cái lòng tôn kính các bậc vĩ nhân mà được nuôi dưỡng mãi sẽ trở thành cái nhân và trong một kiếp nào đó sau này chúng ta sẽ trở thành một bậc vĩ nhân với tên tuổi để lại trong lịch sử loài người. Cho nên, cái tình cảm cao đẹp mà ta dành cho các bậc danh nhân, vĩ nhân sẽ là cái nhân. Cũng học hành với nhau, mà em nào lòng đối vĩ nhân chỉ bình thường, lạnh nhạt, coi thường, hời hợt thì yên chí là người đó sau này sống tầm thường chẳng có tài nghệ gì, sau này có thành công cũng tạm bợ. Ngược lại, em nào mà tình cảm đối với các bậc vĩ nhân sâu sắc thì sau này bạn đó làm nên chuyện lớn. Tình cảm là cái nhân, thành công là cái quả.

Bác Hồ là anh hùng của dân tộc ta, dân tộc ta có rất nhiều anh hùng. Bác Hồ nối tiếp truyền thống của dân tộc. Đức Phật là bậc Thánh chung cho cả loài người và muôn đời mãi mãi. Những bộ óc vĩ đại nhất của thế giới này đều phải cúi đầu khâm phục đạo lý của đức Phật. Khi chúng ta muốn yêu kính các bậc vĩ nhân của Thế giới thì vượt lên trên tất cả, chúng ta phải yêu kính cho được đức Phật.

Hướng dẫn ngồi Thiền:
- Chân trái bắt lên trên đùi phải trước, sau đó chân phải vắt qua đặt lên trên đùi trái.
- Hai tay để vào trước bụng, tay phải để dưới tay trái, gác tay lên trên vừa chân vừa bụng mình; không phải treo cái tay mà đặt cho tay an ổn trên chân.
- Ngồi để ý ưỡn bụng cho lưng thẳng
- Hai vai xuôi đều, mắt nhìn xuống
- Lưỡi cong lên, đặt lên trên chân răng trên

Bài kệ:
Xin Phật độ cho con
Luôn nhớ và hiểu rằng
Thân này không phải ta
Tâm này không phải ta
*
Chẳng có gì là ta
Trong từng hơi thở vào
Trong từng hơi thở ra
Trọn niềm tôn kính Phật
*
Nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

- Nhìn xuống, kiểm soát toàn thân và không nhúc nhích, buông lỏng thân mềm mại mà không nhúc nhích.
- Kiểm soát xem thân mình đang gồng cứng chỗ nào thì buông lỏng nó ra. (Khi thân mềm thì não bắt đầu giãn ra)
- Mắt nhìn xuống, giữ nó ở một điểm nào đó mà mình thấy dễ chịu
- Cái đầu vẫn đang suy nghĩ lung tung, nhưng kệ nó, lâu ngày, vọng tưởng tự nó sẽ lắng.

(*) Giai đoạn thứ hai:
Suy nghiệm về sự vô thường của thân xác. Thân này lớn lên, từ từ nó già, bệnh, suy hao, rồi chết. Khi chết rồi, nếu đem hỏa táng thì thành tro bụi ngay; còn nếu đem chôn thì nó sẽ mục rữa dần, chỉ còn lại xương, xương đó rất lâu cũng mục thành tro bụi mất luôn. Phép quán thân vô thường này là cực kỳ quan trọng. Cứ suy nghĩ về cái thân như thế - đây là chìa khóa chính yếu để vào Thiền. Nếu không có suy nghiệm thân vô thường thì không vào Thiền được.

Nếu có vọng tưởng thì cứ quay lại biết rõ toàn thân, buông lỏng toàn thân, giữ thân bất động rồi suy nghiệm thân này vô thường. Toàn bộ cái cấu trúc thân tinh vi như vậy nhưng rồi sẽ suy hao, sẽ chết. Chết rồi thì tất cả tàn lụi, mất hết. Phép quán thân vô thường này phải tập từ 3-6 tháng, nhưng vì không có thời gian nên thầy dạy tiếp bước sau - quán hơi thở.

(*) Hơi thở: Trong cái thân vô thường này đang có hơi thở vào, đang có hơi thở ra - và chúng ta biết rõ. Biết rất rõ hơi thở vào, biết rất rõ hơi thở ra và không điều khiển. Thở vào biết thân này vô thường, thở ra biết thân này vô thường. Tự cơ thể này phải thở để nó sống.

Nếu có tê chân, đau chân thì ráng chịu. Đau vậy, nhưng sau này nó là thú vui. Phải ráng ngồi cho chân thật đau rồi mới xả. Nhúc nhích thì lại càng bị tê chân, chịu đựng nó vậy mà lại tốt. Tính kiên nhẫn của mình cũng từ cái tê cái đau chân này. Tê/đau chân mà lòng mình vẫn bình an.

Mỗi lần ngồi Thiền phải ngồi ít nhất 30 phút thì mới có tác dụng. Ngồi ít quá không có kết quả.

Trước khi xả Thiền thì tụng bài kệ xả Thiền, sau đó làm một số thao tác rồi mới duỗi chân.

Bài kệ xả Thiền:
Tam bảo gia hộ cho con
Lúc thức cũng như lúc ngủ
Ban ngày cũng như ban đêm
Luôn nhớ thân này vô thường
*
Khi đi hoặc là khi đứng
Khi ngồi hoặc là khi nằm
Lúc làm việc hay nghỉ ngơi
Luôn nhớ thân này vô thường
*
Khi nghe cũng như khi nói 
Đông người hay ở một mình 
Xem phim hay là đọc sách
Luôn nhớ thân này vô thường 
*
Lúc ăn cơm hay uống nước
Khi tắm rửa hay vệ sinh
Đắp y hay mang giầy dép
Luôn nhớ thân này vô thường
*
Những khi tâm con tỉnh giác
Càng nhớ thân này vô thường
Nguyện cho chúng sinh khắp chốn
Luôn biết thân này vô thường
*
(Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật) x 3

- Bắt đầu chuyển động cổ, vai, eo.
- Lấy hai bàn tay chà thật nóng rồi áp lên mắt
- Xoa đầu, mặt
- Xoa bụng ngực lưng (Nếu tập lâu thì đánh chứ không xoa)
- Bây giờ mới kéo chân ra.

Khi ngồi Thiền xong thì tâm người ta thanh tịnh, người ta lúc nào cũng nhớ thân vô thường, còn trong đời sống người trầm mặc, trầm lặng như hư vô.

[Để tìm hiểu sâu thêm về Thiền, xin kính mời quý độc giả tìm xem các bài khác chuyên về chủ đề này - lahatcat]



---



Sunday, May 19, 2013

Chỗ nương tựa chân thật

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Người tu cần phải có những tâm nguyện cao cả, rộng lớn và đúng đắn để định hướng cho cuộc đời của mình. Thứ nhất, tâm nguyện đó định cho mình một mục đích rõ ràng mà mình phải đi. Bởi vì khi mình tu là khi mình từ bỏ tất cả là để tìm cái gì thì mình phải biết rõ điều đó. Thứ nhất là tìm sự giải thoát - đó là lý tưởng của đạo Phật. Chúng ta đều thấy rằng mỗi chúng sinh đều trôi lăn trong luân hồi vô tận. Chúng ta có mặt tại kiến này mà thực ra là đã luân hồi từ nhiều kiếp trước. Nếu mà chúng ta không giải thoát thì tiếp tục những kiếp sau chúng ta trôi lăn trong luân hồi nữa. Mà điều đó làm chúng ta thấy buồn tẻ, chán ngắt - nó lặp lại và mệt mỏi: cứ sinh ra, chật vật đấu tranh với cuộc sống, rồi già yếu bệnh hoạn, rồi chết. Nó cứ lặp đi lặp lại mãi mà không bao giờ đạt được một cái gì vượt lên trên được cái luân hồi lưu chuyển đó. Ở đây, ý nghĩa giải thoát là chúng ta ngừng được cái luân hồi trôi lăn đó, không bị nghiệp lôi mà mình có thể đi tìm chỗ đến như ý mình. Hoặc là như một vị Bồ Tát - muốn tái sinh về chỗ nào thì tùy ý, hoặc là không muốn tái sinh mà an trụ trong thể tánh để mà phổ độ khắp chúng sinh thì đều tự tại. Ý nghĩa của giải thoát thì hôm nay thầy không bàn tới, bởi nội dung rất dài và nhiều. Thầy chỉ nói lên mục đích của nó để chúng ta biết mà định hướng: Tu để không phải luân hồi mà có thể đi tìm chỗ thác sinh, chỗ an trú theo ý của mình.

Mục đích thứ hai (giống như mục đích giải thoát nhưng là ở một khía cạnh khác) là Giác Ngộ. Tất cả chúng ta đều là phàm phu si mê, ngã chấp giăng đầy trong tâm mình, vô mình, phiền não, những khổ đau giằng xé tâm hồn mình từng giờ từng phút. Chúng ta luôn bị thân-tâm mình sai xử. Những niềm vui ở thế gian mà chúng ta thấy được đều chỉ là cái tạm bợ, qua mau. Còn người mà vượt qua được cái vô minh phiền não đó thì tâm hồn trở nên sáng suốt - chúng ta gọi đó là Người Giác Ngộ. Người Giác Ngộ có được cái hạnh phúc vĩ đại trong nội tâm của mình, có được cái trí tuệ phủ trùm, có được lòng từ bi bao phủ khắp tất cả chúng sinh. Người Giác Ngộ tìm được giá trị của trí tuệ mà người phàm phu, si mê của chúng ta không thể nào hiểu được. Chúng ta có biết được điều gì thì đó chỉ là sự học hỏi, thêm một vài suy luận. Nhưng trí tuệ của chúng ta vẫn nhỏ hẹp nơi cái não của mình. Tâm của chúng ta vẫn phiền động, vẫn lăng xăng trong cuộc sống hàng ngày. Còn Người Giác Ngộ được cái nội tâm thanh tịnh mà phủ trùm cả đất trời. Cái hạnh phúc đó không gì có thể nói được. Người Giác Ngộ nhìn cuộc đời khác với chúng ta: chúng nhìn cuộc đời thì chúng ta mê đắm, ham thích, rồi chúng ta khởi tham-sân-si theo đó. Còn Người Giác Ngộ nhìn cuộc đời với một nụ cười giải thoát, nhìn cuộc đời như một giấc mộng, như một áng mây. Họ bình thản với cuộc đời mà lòng vẫn thương yêu mọi người - đó là cái hay, là tính cách của Người Giác Ngộ mà chúng ta phải cố gắng tu để đạt được.

Một mục đích gần hơn của người tu là được sống cuộc đời tràn đầy đạo đức. Chúng chưa nói chuyện cao xa là thành Thánh hay thành Phật; mà chỉ là làm sao trong đời sống hàng ngày của mình, mình đạt được đạo đức chân thật. Để làm gì? Trước hết, để chính mình có niềm vui, để chính mình không tạo nghiệp mai sau. Sau nữa là trở thành tấm gương sáng cho mọi người xung quanh. Cho nên, thầy nói, một người tu chưa cần phải chứng đạo, chỉ cần người đó có đạo đức là đủ để lợi ích cho chúng sinh, đủ để làm sáng danh Phật Pháp. Còn người tu mà ngôn hạnh chưa thuần, đạo đức chưa tròn, còn nhiều sơ hở thì khi người ta đến với mình, người ta nhìn thấy những sơ hở đó thì người ta mất niềm tin; như vậy, mình không có lợi ích cho ai, mà chính cuộc đời mình cũng không có chỗ nương tựa. Ở đây, đạo đức chính là chỗ nương tựa cho chính cuộc đời của mình.

Hôm trước thầy có nói với cư sĩ về chỗ nương tựa chân thật: thứ nhất là dựa vào Phước của chính mình, thứ hai là dựa vào nội tâm an định của chính mình. Còn những cái bên ngoài (như danh vọng, tài sản, con cái, v.v.) chỉ là phù vân mà thôi. Ở đây, thầy nói với người xuất gia thì phải lấy đạo đức làm chỗ dựa cho mình. Trong cái đạo đức đó, chúng ta sống thương yêu với huynh đệ, với mọi người mà nghiêm khắc với chính mình. Trong cái đạo đức này, chúng ta thanh lọc tâm hồn mình khỏi những cái tự cao, ích kỷ, tham lam, buồn giận, tự ái vặt vãnh, v.v. để sống được như là gió hòa với tất cả rừng cây, như là cuộc sống ba Tôn giả mà chúng ta tụng bài kinh Sống hòa hợp mỗi đêm (Con không sống bằng ý con, mà con sống bằng ý của huynh đệ).

Chúng ta lấy đạo đức để làm mục tiêu hướng tới. Cho nên, người tu ở đây thầy không buộc phải hiểu nhiều về giáo lý. Nhiều Phật tử đến đây cũng vậy, họ thất vọng với thầy vì không thấy thầy nói giáo lý gì cao siêu. Con đường thầy dạy đệ tử không nằm ở lý luận, không nằm ở chỗ lanh lợi, mà trên căn bản là tâm hạnh trước. Thầy muốn người đến tu trước hết phải có cái Hạnh tốt. Rồi trên mảnh đất tâm hồn đầy đức hạnh của họ, thầy mới đặt lên đó cái lâu đài Thiền định, thì cái lâu đài này nó không có sợ sụp. Bởi vì mảnh đất tâm của họ đầy đức hạnh, nên nó vững chắc, không lún sụt; thì lâu đài Thiền định đặt trên đó mới bền vững, mới thành công.

Bắt đầu bằng đạo đức và kết thúc bằng đạo đức. Muốn tu Thiền thì trước hết mình phải dựng cho mình một cái đức hạnh trong tâm cho vững vàng đã. Tu Thiền để làm gì? Để tìm đạo đức lại mà thôi. Đừng có đặt mục đích cao xa hơn nữa. Bởi vì mục đích cao xa đôi khi nó trở thành tham vọng. Ví dụ, một người nói "con tu để thành Phật", hoặc "con tu để đắc đạo", "để làm Thiền sư", "để có thể giảng pháp cho nhiều người nghe"; thì thầy nói người này có tham vọng. Người thật sự tu không có mục đích đó, người thật sự tu là người dùng tất cả các phương pháp tu hành (trong đó có Thiền định) để kiểm soát tâm hồn mình, để tìm lại cái đạo đức sâu thẳm thôi. Hồi mình mới tu, mình cũng đi tìm đạo đức, cũng dựng lập đạo đức. Rồi sau mình tu Thiền rồi thì cũng chỉ để đi tìm đạo đức mà thôi. Nhưng đạo đức ở phần sau nó sâu sắc hơn đạo đức ban đầu mình có. Ví dụ, khi ban đầu mình đến với đạo thì mình cũng nói là mình sẽ không tham lam, không giận hờn, không tự cao, đố ky. Nhưng khi mình tu lâu rồi, sức định mình có rồi thì mình cũng chỉ nói như vậy nhưng mức độ nó sâu khác nhau, nó sâu sắc hơn, ý vị hơn; mà khi mình nhìn vào tận bản ngã của mình thì mình thấy nó rõ hơn. Hồi trước kia, mình nói không tham, thì chỉ làm không tham; nhưng sau này mình nhìn thấy cái tham nó sâu thẳm trong cái bản ngã của mình mà mình hóa giải được nó. Cái giá trị của cái đạo đức lúc sau là như vậy, cho nên nó rất là nhẹ nhàng. Hoặc như buổi đầu mình nói là mình không giận hờn thì chỉ là không giận hờn. Ví dụ, có người khác chửi mắng mình thì mình cũng cố gắng không giận, bởi vì Phật đã dạy như vậy, thầy đã dạy như vậy. Nhưng với người tu lâu, có cái định sâu rồi thì cái không giận của họ nó khác. Cái không giận của họ không phải là mình phải làm như vậy, mà bởi vì cái tâm của mình lúc đó đã phẳng lặng, đã thanh tịnh. Tâm của mình đã rỗng rang, không còn một hạt bụi nào làm nó dấy động được nữa. Đó là cái không giận hờn của một người đã tu tiến.

Chúng ta cũng nói tới giải thoát, giác ngộ nhưng cái quan trọng là đi tìm đạo đức. Người tu mà diệt được bản ngã của mình, để đi tìm được đạo đức thì người này sẽ tiến xa trên đường đạo. Còn người tu mà nói để tìm được chân tâm, Phật tánh v.v. thì phải biết rằng người này sẽ tiến không xa. Mục đích khi đặt sai nói tạo cho mình một cái tham vọng ngấm ngầm; mà chính cái tham vọng đó nó làm tăng thêm bản ngã của mình. Ví dụ, chúng ta nói "mong cho tất cả chúng sinh thành Phật"   nhưng mà mình lại chỉ muốn một mình mình độ thôi, người khác độ thì mình buồn. Ví dụ, mình chỉ muốn giảng pháp cho mọi người nghe còn mình nghe ai giảng pháp thì mình buồn. Đó là cái bản ngã ngấm ngầm còn ở trong tâm. Hoặc là ở chùa mình, ông Phật đẹp, khi mình nghe ở chùa nào khác cũng có ông Phật đẹp thì mình buồn. Hoặc là mình nghe thấy ở đâu đó có người tu tiến bộ thì cái tâm đố kỵ của mình nó khởi lên mà mình không biết vui mừng. Ví dụ mình ngồi Thiền được nửa tiếng, còn huynh đệ mình ngồi được hai tiếng thì mình thấy không vui. Đó là những cái bản ngã ngấm ngầm làm cho một người tu bị thối chuyển. Mình phải kiểm soát tâm mình để khi thấy ai tu tiến thì mình mừng. Đó là đạo đức, mà càng tu lâu thì cái đạo đức này nó càng sáng lên - đó chính là giá trị của sự tu hành mà người đi tìm đạo đức là người tiến bộ chân thật. Bởi vậy, "Ngồi Thiền để làm gì?". Thầy dặn tới dặn lui: "Ngồi Thiền là để đi tìm đạo đức". Tâm định để làm gì? Để đi tìm đạo đức. Chứ đừng nghĩ rằng tâm định để mình chứng đạo thành A-la-hán, thành Phật. Thầy không có mục đích đó. Hoặc một số nơi cũng vậy, nói là "mọi chúng sinh đều có Phật tánh, đều có chân tâm; tu làm sao để ngộ được cái chân tâm, Phật tánh đó mà kiến tánh - tức là thành Phật". Thầy cũng nói là ở đây, thầy không có mục đích đó. Người nào có mục đích đó thì người đó giỏi hơn thầy, có thể tìm một chỗ khác tu, còn ở đây thầy rất thấp, đi tìm cái định để làm gì? cũng chỉ để đi tìm cái đạo đức mà thôi, chứ không có mục đích gì khác.

Thứ tư nữa, mục đích của người tư là để tập sống đời sống đơn giản. Thật ra, khi mình mới tu - Phước mình chưa nhiều thì cũng không ai cúng gì lắm thì mình không muốn đơn giản nó cũng đơn giản: đâu có ai cho mình quần áo đẹp - buộc lòng mình phải mặc đồ vá, đồ rách; đâu có ai cúng cho mình chén kiểu, buộc mình phải dùng chén đá, chén sành, v.v. Mọi thứ đơn sơ như vậy hợp với người tu. Rồi mình tu một thời gian, do Phước đời trước, người ta biết, tìm đến, cúng dường, trang bị lần lần cho mình những đồ đắt tiền. Ở đây, nếu mình không tỉnh thì mình đánh mất đời sống đơn giản của mình; mà chính thầy đang lo sợ điều đó, lo sợ cho chùa mình và lo sợ cho thầy. Bởi vì, khi mình có một ít người quý mến, thì lần lần họ cũng vừa thương mình và cũng vừa cầu phước thì họ trang bị cho mình đồ tốt, làm cho đời sống của mình tiện nghi hơn, dễ dàng hơn. Nhưng nếu chúng ta không khéo, không ý thức thì chúng ta sẽ đánh mất đời sống cao đẹp, đơn giản của người tu hành. Nên ở đây, thầy nói điều này là thầy dặn tất cả các huynh đệ: trong tâm nguyện của một người tu thì ráng giữ gìn đời sống đơn giản. Có nhiều khi có người mang đồ lên cúng, thầy nhìn món đồ cúng mà thầy cũng ngại ngùng, tại thầy nghĩ món đồ này làm thầy trở nên sang trọng lên một chút. Mà nó sang trọng lên một chút có nghĩa là cái đạo hạnh của thầy nó mất đi một ít, làm thầy cũng buồn. Cho nên khi nhận đồ của người cúng thì cũng nên dè dặt, mà đôi khi mình cũng phải biết từ chối. Chính ra thầy cũng từ chối nhiều món, mà cũng bị nhận mất nhiều món. Như có một lần có một số Phật tử có tâm tốt, muốn cũng cái máy đèn (máy phát điện), thì thầy vội vàng từ chối. Có một vài lần, có người cúng này cũng kia thầy cũng phải từ chối. Người tu phải biết từ chối những điều làm cho mình trở nên sang trọng. Thầy dặn điều này với các huynh đệ, phải nhớ suốt cuộc đời mình, sau này có những người không còn ở với thầy nữa mà ra đi để làm việc đạo thì nhớ lời thầy nói ngày hôm nay là phải biết khước từ trước sự cúng dường của người khác để mình giữ đời sống tu hành của mình đó được đơn giản, đẹp đẽ.

Dùng lời nguyện để định hướng cuộc đời tu hành của mình:
Ví dụ, mình có lời nguyện (khi mình ngồi Thiền vào thời khuya), mình chắp tay phát nguyện, niệm Phật xong thì mình cầu nguyện cho mình và tất cả chúng sinh đều tinh tấn tu hành (chứ không nên chỉ cầu nguyện riêng cho mình, bởi như thế mình sẽ trở nên ích kỷ); rồi mình cầu cho tất cả chúng sinh đều được giác ngộ đều được giải thoát; ai cũng phát tâm bồ đề rộng lớn, mọi người đều biết thương yêu nhau. Những tâm nguyện lớn đó sẽ định hướng cuộc đời mình, để mình không lui sụt. Hoặc là mình nguyện "dù trong gian khó, dù trong cám dỗ, con không bao giờ đánh mất đạo tâm", "luôn luôn dũng mãnh để vượt qua mọi chướng ngại, để tiến tu thành tựu được đạo nghiệp, để giáo hóa chúng sinh đền ơn chư Phật". Mỗi ngày, những lời nguyện trong đêm như vậy tích lũy chồng chất, huân tận làm thành một hướng đi định vào trong tâm hồn mình; để từ kiếp này và những kiếp khác mình không bao giờ đi lạc vào những hướng khác nữa. Đó là nhờ vào những tâm nguyện như vậy trong hàng đêm.

Rồi mình dùng lời nguyện để dựng lập đức hạnh. Ví dụ như khi mình thấy mình có tâm đố kỵ, thấy ai hơn mình bực thì mình phải nguyện làm sao? Mình phải nguyện "cầu chư Phật gia hộ đều được tu mau tiến bộ, ai cũng được mau giác ngộ, giải thoát. Mình cầu cho huynh đệ mình tiến trước thì nó diệt được tâm đố kỵ đang ngủ ngầm ở trong lòng mình. Chứ còn bình thường, mình thấy ai hơn mình khó chịu, cho nên bây giờ mình phải cầu cho huynh đệ được hơn mình, khi họ tu được hơn mình thì mình rất vui; đây là đúng với tâm nguyện của mình. Hoặc là, mình diệt tham vọng, "con nguyện, con ráng tu để đạt được Định mà diệt được chấp ngã", để mình diệt được hết các tham vọng ngủ ngầm, vì khi tu mà không khéo chúng ta vẫn có cái tham vọng ở trong đạo: nổi danh, đắc đạo, được mọi người quy hướng, lẽ kính, cúng dường. Còn ở đây ta phát lời nguyện để diệt cái chấp ngã của mình thôi, như không nguyện cái gì khác hết, không có cái gì khác hết, không có mục đích cao cả thần thánh nào khác, mà chỉ có mục đích là tiêu diệt cái ngã chấp của mình. Nhờ lời nguyện này mà những sai phạm ngủ ngầm của mình nó biến mất và mình không phạm sai lầm. Hoặc là mình nguyện để đạt được từ tâm vô lượng, "nguyện thương yêu tất cả chúng sinh". Thường thì mọi người hay thiếu cái này - mình mà bỏ lâu một thời gian thì cái tâm từ của mình nó biến mất. Lời nguyện này mà mình không lập mỗi đêm thì tâm từ của mình dần dần nó biến mất. Mỗi đêm khi ngồi Thiền thì nguyện thương yêu tất cả chúng sinh, nguyện đem cả cuộc đời mình để sống vì mọi người, nguyện tu hành để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Nhờ lời nguyện đó mà lòng từ bi của mình tăng lên. Nếu hàng đêm mình không nguyện thì dần dần lòng từ của mình giảm xuống, đây là điều không hay. Hoặc là chúng ta nguyện vì chúng sinh mà tu: Thường chúng ta tu là vì mục đích của chính mình, như là tu để được cái định cho mình, hoặc diệt cái ngã chấp cho mình, bản thân mình được đạo đức, giác ngộ, giải thoát - thì nó vẫn là cái ích kỷ còn lại. Ở đây chúng ta có cái tâm nguyện là "vì chúng sinh mà tu" - chúng ta nhớ đến thế giới này, con người còn đau khổi, con người còn ác độc, thì chúng ta phải làm cố gắng tu để đóng góp cái công sức của mình cho thế giới này bớt ác độc, cho con người bớt đau khổ. Từng giờ phút mình đang nghiếp tâm đây là mình đang nghĩ đến chúng sinh, nghĩ đến mọi người mà tu, chứ không phải nhiếp tâm đây mà vì sự thành tựu của riêng mình. Người khi tu mà nghĩ đến chúng sinh, nghĩ đến Phật pháp mà tu thì người đó có Phước lớn có thể sớm thành tựu được. Còn tu mà chỉ nghĩ cho mình thì cái Phước rất kém - cái ích kỷ vẫn còn lại trong lòng mình. Khi mình tu mà vì thế giới này thì mình phải hết sức nỗ lực, không giải đãi. Tâm nguyện vì chúng sinh mà tu làm tăng thêm sức mạnh để mình có thể tinh tấn được. Trong giây phút mà nhiếp tâm, ví dụ, người mới tu nhiếp 10 hơi, người tu lâu nhiếp 100 hơi, 200 hơi; qua 100-200 hơi đó mình điều thân trở lại thì mình phải nhớ đến chúng sinh: "giờ này mình ngồi nhiếp tâm như vậy là để sau này chuyển hóa thế giới, cho bớt đau khổ, bớt ác độc". Sau đó mình lại nhiếp tâm 50 hơi khác. Cứ mỗi lần nhiếp tâm như vậy mà nghỉ thì mình lại nhớ đến chúng sinh, nhớ đến cuộc đời, nhớ đến mọi người. Ngày hôm nay, mình nhiếp tâm từng hơi thở, từng giây từng phút là vì chúng sinh mà tu chứ không phải là vì bản thân mình. Tâm nguyện đó làm mình có sức mạnh, làm cho tâm ích kỷ biến mất.

Một điều nữa thầy muốn nói là mình phải diệt tâm tự mãn. Không có gì tổn Phước bằng tâm tự mãn. Ví dụ như một người ngồi Thiền được 2 thời, 3 thời hay 4 thời trong một ngày thì lòng mình có cái tự hào, nghĩ rằng, "À, lúc này, mình tu cũng khá, mình ngồi được 4 thời một ngày" thì ngay lúc đó cái Phước mình biến mất hết - bắt đầu ngày mai mình sẽ đổ bệnh, gặp những chuyện buồn, gặp những chướng ngại làm cho mình không ngồi tu được nữa. Khi mình ngồi được 4 thời một ngày thì mình phải nhớ: Đức Phật ngày xưa ngồi được 49 ngày liên tục dưới cội bồ đề, hoặc mình nhớ những vị A-la-hán ngồi nhập định 1 năm 2 năm bất động trong rừng trong núi. Mình phải nhớ đến những vị Thánh đã ngồi được như thế, bởi vậy mình ngồi được nửa tiếng, 1 tiếng thì chưa có thấm thía gì đâu - chỉ là một hạt cát so với sa mạc thôi. Hoặc là khi mình ngồi nhiếp tâm, tâm mình được thanh tịnh lặng lẽ, nó xuất hiện được hỷ lạc - một niềm vui trong lòng mình thì phải dè dặt. Cái niềm vui đó nó sẽ phá mất cái công đức của mình. Hoặc là mình khởi niềm tự hào: "À, hôm nay mình đã tu tiến được, tâm mình được thanh tịnh; chắc con đường đạo không còn lâu đâu; dễ ít bữa nữa mình đắc đạo ...". Người mà khởi nghĩ điều đó thì Phước mất sạch. Chỉ khởi nghĩ thôi, chưa cần nghe là Phước đã biến mất hết rồi, bắt đầu ngày mai tâm sẽ động trở lại. Cho nên trong việc tu hành, mình có được chút nào thì mình phải nhớ là con đường còn rất là xa mà mình phải đau đáu lo là nó bị lui sụt. Bởi vì trong việc tu, nó luôn luôn rất dễ bị lui, hôm nay mình tâm yên nhưng ngày mai tâm có khi lại bị loạn; hôm nay mình định nhưng ngày mai có khi mình lại động trở lại. Hôm nay được một chút định thì phải nhắc trong lòng mình "chút này chưa có đáng gì so với chư Phật, so với chư vị Bồ Tát, A-la-hán; còn phải cố gắng rất nhiều, đường đi còn rất xa, không giám mừng - mà phải lo để mà tu tiếp". Đó là diệt cái tâm tự mãn mỗi khi mình có một chút gì tiến bộ, hoặc được một chút tinh tấn; phải kín đáo mà cố gắng nhiều hơn, không giám ỷ y, không giám tự mãn. Đó chính là tâm nguyện đúng để đường đạo của mình được trơn tru, được thành tựu.

Một tâm nguyện nữa là "có ý muốn trợ duyên cho huynh đệ tu mau có kết quả". Mình ở trong chúng, mình tu mọi người cũng tu, mình lúc nào cũng phải đặt ra câu hỏi trong lòng mình là "mình làm gì được để huynh đệ tu mau được kết quả" - cần nhớ điều đó. Phải luôn luôn đặt câu hỏi đó trong lòng mình. Mình sống ở đây, mình đã làm được cái gì giúp cho huynh đệ tu mau có kết quả, nhớ câu hỏi đó thường phải hỏi ở trong lòng mình. Nhờ hỏi như vậy mà mình biết trợ duyên, biết giúp đỡ huynh đệ mình trong việc tu hành, khi thấy người ta ngồi Thiền, mình rón rén nhẹ nhàng giữ gìn không làm động, khi thấy huynh đệ mình bị ốm mình ráng lo thuốc thang, lo cháo lo sữa để cho huynh đệ mình mau khỏe mà được ngồi Thiền, tiến tu. Hoặc là khi thấy huynh đệ mình lơ đễnh thì mình khéo léo nhắc nhở cho huynh đệ mình cùng tu mà mau có kết quả. Lúc nào mình cũng nhớ là ráng làm sao trợ duyên, giúp đỡ để huynh đệ mình tu mau có kết quả. Tâm đó là cái tâm quan trọng nhất để làm cho mình có Phước, có Đức. Có nhiều người đến chùa nói rằng là để công quả thì họ hiểu công quả là gì? là vác cuốc ra đồng là, lấy búa ra chẻ củi v.v. nhưng thầy chưa gọi đó là công quả - những cái đó thầy có thể muốn người khác làm được. Cái công quả thực sự mà thầy muốn nói trong cái tu viện của mình là làm cái gì để giúp huynh đệ tu. Cho nên, một người mà đến đây công quả thì ngoài việc vườn tược, đồng áng, nấu ăn, bếp núc v.v. nhưng phải nghĩ những cái đó nó sẽ không bao giờ là công quả nếu mình thiếu ý nghĩ là những việc làm đó giúp cho huynh đệ mình tiến tu. Nếu mình không có ý nghĩ đó, mà chỉ nghĩ công quả là lao động cho chùa, có Phước thì thầy chưa gọi điều đó là công quả. Chúng ta cần phải nhớ điều này. Chỉ khi nào trong ý nghĩ của mình, mình nghĩ rằng mình làm tất cả những điều này là để cho huynh đệ mình tiến tu, mau có kết quả - thì thầy gọi người này là làm công quả chân chính, người này sẽ có Phước. Phước của cái ý nghĩ đó làm cho người đó sau này tu rất là nhanh có kết quả mà tu được thuận tiện, mọi việc đều được dễ dàng, đời sống được thoải mái. Nhờ cái ý nghĩ đó mà mình không lười biếng, công quả rất siêng năng, mà mình có Phước, công quả của mình đều nhắm cho huynh đệ của mình tiến tu, nên cái Đức, cái Phước rất lớn.


(còn tiếp ...)

---
Lưu ý

Thursday, May 2, 2013

Khí công nguyên pháp - Chùa Phật Quang


Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Trong các phương pháp tập luyện khí công có một phương pháp cực kỳ căn bản, làm tích tụ lực ở đan điền rất vững chắc; làm nền tảng cho mọi phương pháp luyện tập khí công khác. Đó là Khí công nguyên pháp.

Khí công nguyên pháp này xuất phát hoàn toàn tại Việt Nam, là sản phẩm trí tuệ của người Việt Nam, vì thế người Việt Nam nên rủ nhau tập luyện Khí công nguyên pháp này thường xuyên để kiện toàn sức khỏe, tăng cười sức mạnh của thần kinh não, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chữa trị các bệnh mãn tính. Khí công nguyên pháp còn có công năng diệt trừ ham muốn tình dục vô cớ, giúp cho tu sĩ có thể giữ được cấm giới, giúp cho những chiến sĩ xa nhà có thể thanh thản không bị đòi hỏi sinh lý bức xúc.

Người tập Khí công nguyên pháp thường xuyên sẽ trở nên thông minh hơn, tinh thần tập trung hơn, trí nhớ tốt hơn.

Khí công nguyên pháp cũng giúp cân bằng huyết áp, giúp điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Nhiều người nhờ tập khí công nguyên pháp mà hết bị đường huyết vượt ngưỡng. Có người tập Khí công nguyên pháp mà phục hồi lại được bộ não sau tai biến.

Điều kiện để tập Khí công nguyên pháp là có đôi chân lành lặn bình thường vì tập bằng chân là chính. Chúng ta nên tập vào buổi sáng sớm khi chưa ăn gì và đã uống 1 ly nước đầy. Buổi tối tập trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon. Tập vào giữa buổi làm việc sẽ giúp giải tỏa căng thẳng.

Khi bắt đầu tập, ta đứng hai chân rộng hơn vai một chút. Hai tay chống vào hông, toàn thân buông lỏng. Quan trọng nhất là giữ lưng luôn luôn thẳng đứng so với mặt đất. Mắt nhìn thẳng nhưng không chú ý ngoại cảnh, bời vì tâm phải lo quan sát bản thân.

Động tác 1: Ta hạ tấn xuống theo như trung bình tấn. Lưng giữ tuyệt đối thẳng đứng. Hít vào trong khi đang hạ tấn xuống. Nếu ai có thể hạ tấn đến khi hai mông gần sát hai gót chân thì rất tốt. Nếu chưa quen thì hạ lưng chừng cũng được. Nhưng cuối cùng cũng phải hạ tấn sao cho hai mông gần sát hai gót.

Động tác 2: Ta đứng lên và nín thở lại, giữ lưng tuyệt đối thẳng đứng. Đứng thẳng hết hai chân như ban đầu.

Động tác 3: Ta thở ra và đếm số. Theo dõi xem tim có bớt đập hay không. Khi tim đã bình thường thì tập lại theo chu kỳ như trước.

Chúng ta cần chú ý đếm số cẩn thận chính xác mỗi khi xong một chu kỳ, vì khi tập như thế bộ não được củng cố rất nhiều và ngay lúc đó chúng ta tập trung nhớ số chính xác thì sẽ phát huy hiệu quả luyện tập bộ não rất cao.

Mỗi buổi tập như thế nên tập ít nhất 50 lần. Người tập quen có thể tập đến 500-600 lần trong một buổi tập. Điều khó ban đầu là làm sao giữ lưng thẳng khi hạ xuống và đứng lên. Vì nếu lưng bị cong thì nội lực chay ngược lên làm căng thẳng não bộ. Chỉ khi lưng được giữ thật thẳng thì nội lực sẽ được tính tụ tại đan điền và tạo nên nhiều điều kỳ diệu.

Những ngày đầu mới tập thì chúng ta sẽ bị đau mỏi hai chân. Nhưng không sao, tập tiếp thì sẽ hết. Khi nội lực tích tụ ở đan điền được rồi thì hệ thống cột sống lưng, gân, dây chằng hai bên cột sống được vững chắc, giúp ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về đốt sống lưng như đau lưng, suy thận v.v.

Nội lực tích tụ ở đan điền cũng giúp con người sống thanh thản, không bị đòi hỏi tình dục vô cớ, cũng là một sự giải phóng tâm sinh lý rất đáng kể. Người có tu Thiền thì rất cần nội lực tích tụ ở đan điền vì giúp tập trung tinh thần tốt hơn trong việc kiểm soát vọng tưởng.

Khí công nguyên pháp cũng giúp rèn luyện ý chí vì thế tập đơn điệu, đều đều, gây mỏi chân; nhưng ai tập quen rồi lại thấy ghiền vì nó đem lại sự bình an kỳ lạ khi đang tập và ảnh hưởng tốt còn kéo dài sau khi tập xong.

Chúng ta nên tổ chức tập thành nhóm để khuyến khích lẫn nhau hơn là tập một mình.

Từ khí công nguyên pháp này chúng ta có thể phát triển tiếp thành cách tập nội lực khác để tăng sức mạnh trong chiến đấu võ thuật hoặc trong công việc cũng rất thuận lợi. Chúng ta sẽ thấy bên cạnh sự minh mẫn còn có sự dẻo dai: đòn tay đánh ra chắc hơn, bước tấn vững vàng hơn, dáng đi êm nhẹ nhưng mạnh mẽ hơn.

Và bây giờ xin bắt đầu đứng lên, dang hai chân rộng hơn vai một chút, chống hai tay lên hông. Bắt đầu hít vào để hạ tấn thấp xuống và giữ thẳng lưng, rồi nín thở để đứng lên. Đứng yên để thở ra đếm số 1. Cứ tập như vậy cho đến 50 lần trong 1 ngày là ít nhất.

Xin kính chúc quý vị thành công và gặt hái được kết quả tốt đẹp cho cả tâm hồn lẫn cơ thể!





---
Lưu ý

Tuesday, April 23, 2013

Xây ngôi nhà cho đời sau


Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Bối cảnh: Chùa Phước Sơn, Vĩnh Long, nhân lễ đặt đá.

Câu chuyện ở nước ngoài:
Có một ông thợ mộc làm cho một công ty xây dựng. Ông làm việc cần mẫn, siêng năng, tay nghề ổn định. Khi tuổi cao mệt mỏi thì ông xin nghỉ. Ông gặp ông chủ và xin nghỉ. Ông chủ cũng rất là thương ông thợ mộc này; không dám giữ nhưng năn nỉ ông thợ làm nốt căn nhà cuối cùng trước khi nghỉ. Ông thợ cũng uể oải và nhận lời vì nể tình. Ông chủ bèn chấm địa điểm, cung cấp vật liệu, người phụ, bản thiết kế v.v. Sau mấy tháng thì căn nhà được hoàn thành. Ông thợ gặp người chủ, giao chìa khóa và xin nghỉ. Ông chủ mới đưa lại chìa khóa cho ông thợ mộc và nói rằng "thật ra đây là căn nhà mà tôi tặng anh, chứ không phải là đóng cho công ty của mình. Anh hãy coi đây như là sự biết ơn của tôi đối với sự phục vụ của anh suốt bao năm cho công ty". Tới đây, ông thợ mộc mới ngã ngửa ra, bởi ông đã tưởng là ông đóng nhà cho ai nên ông đóng không kỹ. Bởi vậy, thay vì vui mừng thì ông lại buồn bã bởi ông đã làm ẩu. 

Chúng ta cũng vậy, mọi người cũng đều đang đóng căn nhà mà cứ tưởng đóng cho người khác. Đây là căn nhà ta đóng cho đời sau của chính chúng ta.

Nếu ta lo cho người khác thì tức là ta lo cho chính ta (theo luật nhân quả); còn nếu ta lo cho chính ta thì ta mất hết.

Ngoài xây chùa ra, việc đóng góp xây các công trình công cộng cũng rất tốt (ví dụ: xây trường học, xây bệnh viện, v.v.)

Khi một người chết rồi thì đi đâu, ở đâu, về đâu?
- Tội lỗi quá thì bị đày vào địa ngục
- Đỡ hơn một chút thì đầu thai vào làm súc sinh
- Vong chưa đầu thai thì rất bất ổn, phải ở lùm cây. Có phước hơn thì được rước vong về chùa. Chỉ có người có Phước khi sống thì được thờ ở trong miếu. Người mà lo cho Phật pháp, lo cho mọi người thì khi chết sẽ lên cõi Trời.

Hầu hết, chùa là nơi tốt đẹp, là nơi cho bá tánh tu. Phòng của vị trụ trì thì khiêm tốn nhưng chánh điện rộng, bếp rộng v.v. thì đó là cho bá tánh học hành, tu tập.

Có nhiều điều mà chúng ta làm cho đời này nhưng là quả tốt cho ta ở đời sau:
- Người lính, người chiến sĩ bảo vệ cho Tổ quốc bình yên.
- Người thầy giáo tận tụy dạy học sinh.
- Người bác sĩ, y tá, điều dưỡng trong bệnh viện
- v.v.

Chúng ta sống để làm gì? Là để phục vụ và để tu hành (chứ không phải sống để hưởng thụ).

Người nông dân, dù là trồng lúa cho mình rồi bán lấy tiền, nhưng không nên nghĩ như vậy; mà phải nghĩ là mình trồng lúa cho xã hội.
Người doanh nhân cũng nên nghĩ rằng doanh nghiệp của mình tạo công ăn việc làm cho công nhân, làm ra sản phẩm cho người khác; chứ không nên chỉ nghĩ rằng làm chỉ để lấy lãi để sống.

Trong cuộc đời này, không phải ai cũng thích xây dựng, thích phá hủy mà không sợ tội; như tên cướp, kẻ khủng bố v.v. Lý do là tại sao? Ta hỏi như vậy là để đề phòng chính tâm của ta. Bởi vì thẳm sâu trong tâm ta vẫn còn những điều xấu tiềm tàng thì chính ta sẽ trở thành người phá hoại. Có những người như vậy thì họ không tin Nhân-Quả Luân hồi. Có người tin nhưng lại quá tham lam, hoặc thẳm sâu tâm ác độc còn quá nặng - khi tâm ác khởi lên thì họ bắt chấp tội phước; có người tâm tự cao quá mạnh.

Ta muốn trở thành phàm hay thành Thánh. Người phàm thì vị kỷ chỉ biết sống cho mình, còn làm Thánh thì vị tha, biết sống cho mọi người.

Nếu trong cuộc đời này, nếu ta chưa có cơ hội làm điều tốt thì cũng đừng phá hoại điều tốt đẹp trong tâm hồn của mình và của người khác.

Quan trọng là không chỉ mình có Phước mà mình còn phải có đạo đức để ai cũng yêu quý, để rồi tiến tu vào con đường giải thoát giác ngộ.

Ta khuyên dạy ai điều gì thì tâm ta sẽ thành tựu điều đó:
- Hiền
- Từ bi yêu thương mọi người
- Tâm ta thanh tịnh, bình an
- v.v.

Ta xúi ai điều gì thì tâm hồn ta cũng sẽ trở thành như vậy.

Khi ta khuyên dạy để con người hiền thiện, yêu thương nhau thì ta có cơ hội làm Thánh. Còn nếu ta xúi con người tham ác thì ta trở thành quỷ.

Hễ có cơ hội gặp ai thì ta phải hiểu rằng đây là cơ hội để ta reo rắc điều tốt đẹp vào lòng mọi người.

Do ta vô minh nên khi thì ta làm đúng, khi thì ta làm sai. Mội khi nghe giáo lý thì ta có cảm giác là ta sẽ làm được như thầy giảng; nhưng thực sự chưa chắc mình đã làm được như vậy. Không phải lúc nào ta cũng thực hành được đạo lý. Bởi vậy, chúng ta đừng tưởng rằng những điều công đức lành là dễ làm.

Người khôn ngoan là người luôn biết quý trọng các thử thách. Có những trở ngại mà ta không ngờ được.

Nếu kiếp sau ta đầu thai trở lại thì ta muốn thế giới này như thế nào?
- Ta muốn hòa bình, không chiến tranh; thì đời nay ta cần ăn chay, kếu gọi mọi người hòa ái với nhau.
- Ta muốn lương thực đầy đủ không bị đói kém, môi trường trong lành; thì đời này ta đừng xài phung phí thức ăn, nước uống.
- Ta muốn rừng cao cây to, bóng mát; thì đời này ta phải trồng cây.
- Ta muốn thế giới không có người ác, không chiến tranh giết chóc; thì đời này ta phải tu tập Thiền định tâm linh và truyền bá sự tu tập đó cho rất nhiều người.


---
Lưu ý

Wednesday, April 17, 2013

Bài hát Tôn kính Phật


Theo dõi: Youtube - Lưu trữ - yeucahat

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Kính lạy Đấng Vô Thường
Người là cành Hoa Sen
Nơi biển đời nhân thế
Người là nguồn thương yêu
Bao dung khắp muôn loài
Là mặt trời ban mai
Đem ánh sáng cho đời
Dựng lại niềm tin sâu
Nơi tăm tối u sầu.

Quỳ lạy Bậc Chánh Giác
Thầy của khắp trời người
Lòng từ bi bao la
Cha lành chung bốn loài
Người là một đại dương
Mà con như giọt nước
Người là ngọn cao sơn
Mà con như hạt bụi.

Con xin đảnh lễ Người
Với trọn lòng thiết tha
Quy y và tôn kính
Xin đem trọn cuộc đời
Đi theo bước chân Người

Xa lìa bờ vô minh
Tìm về nơi giác ngộ
Xin theo trái tim Người
Để trải lòng thương yêu
Bao dung khắp muôn loài

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật (2 lần)

Lời khấn nguyện

Theo dõi Lời khấn nguyện:
- Đồng ca: Youtube - Lưu trữ
- Giọng đọc Lâm Ánh Ngọc: Youtube - Lưu trữ

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *


Kính lạy mười phương Phật
Kính lạy mười phương Pháp
Kính lạy mười phương Tăng
Xin chứng giám lòng con
Với tất cả tâm thành
Dâng lên lời khấn nguyện:

* * *

Xin cho con mãi mãi
Lòng tôn kính vô biên
Hơn núi biển mênh mông
Dâng lên mười phương Phật

Xin cho con mãi mãi
Lòng thương yêu khôn cùng
Trải Thế giới tam thiên
Đến chúng sinh vô tận

Xin cho khắp muôn loài
Sống yên lành bên nhau
Không ganh ghét oán thù
Không chiến tranh giết chóc

Xin cho kẻ bất thiện
Biết tin có luân hồi
Có nghiệp báo trả vay
Để hồi đầu hướng thiện

Xin kẻ mù được sáng
Kẻ điếc lại được nghe
Kẻ nghèo được ấm no
Kẻ ốm đau bình phục

Xin cho loài cầm thú
Thoát được nghiệp ngu si
Tái sinh vào cõi người
Biết tu theo Phật pháp

Các vong linh vất vưởng
Trong cõi giới u huyền
Thoát nghiệp đói triền miên
Qui y và siêu thoát

Xin cho nơi địa ngục
Chúng sinh đang đọa đày
Khởi được tâm từ bi
Để xa lìa cảnh khổ

Cúi xin mười phương Phật
Chư Bồ Tát Thánh hiền
Đem chánh pháp thiêng liêng
Sáng soi nghìn thế giới

Cho chúng con mãi mãi
Dù sinh về nơi đâu
Đều gặp Pháp nhiệm màu
Để nương theo tu tập

Cho con biết khiêm hạ
Biết tôn trọng mọi người
Tự thấy mình nhỏ thôi
Việc tu còn kém cỏi

Cho tay con rộng mở
Biết san sẻ cúng dường
Biết giúp đỡ yêu thương
Đến những người khốn khó

Xin cho con bình thản
Trước nghịch cảnh cuộc đời
Dù bị mắng bằng lời
Hay bằng điều mưu hại

Xin tâm con sung sướng
Khi thấy người thành công
Hoặc gây tạo phước lành
Như chính con làm được

Cho con biết im lặng
Không nói lỗi của người
Chỉ lặng lẽ dùng lời
Cầu cho người hết lỗi

Xin vòng dây tham ái
Rời khỏi cuộc đời con
Để cho trái tim con
Biết yêu thương tất cả

Cúi lạy mười phương Phật
Đau khổ đã nhiều rồi
Vô lượng kiếp luân hồi
Đắng cay và mỏi mệt

Nay con dâng lời nguyện
Giải thoát quyết tìm về
Giác ngộ quyết lìa mê
Độ sinh đền ơn Phật

Xin cho con giữ vững
Được chí nguyện tu hành
Không một phút buông lơi
Không một giờ xao lãng

Xin vẹn toàn giới hạnh
Với thiền định lắng sâu
Với trí tuệ nhiệm màu
Xóa tan dần chấp ngã

Xin cho con tỉnh táo
Không kêu mạn tự hào
Dù tu tiến đến đâu
Vẫn tự tìm chỗ dở

Nguyện cho con đi mãi
Không đứng lại giữa đường
Đến tuyệt đối vô biên
Tâm đồng tâm chư Phật

Rồi trong muôn vạn nẻo
Của sinh tử luân hồi
Con mãi mãi không thôi
Độ sinh không dừng nghỉ

Cúi lạy mười Phương Phật
Xin chứng giám lòng con
Lời khấn nguyện sắc son
Dâng lên ngôi Tam bảo

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Monday, April 15, 2013

Cặn bã kí ức

Theo dõi bài thuyết pháp:
- Youtube: phần 1 - phần 2 - phần 3 - phần 4 - phần 5 - phần 6 - phần 7 (Toàn bộ)
- Lưu trữ: phần 1 - phần 2 - phần 3 - phần 4 - phần 5 - phần 6 - phần 7

Đây là phần bình giảng của thầy Thích Chân Quang đối với các mẩu chuyện đạo lý trong tập "Cặn bã kí ức" của bác Hai Như Sanh.




---
Lưu ý

Friday, April 12, 2013

Tranh giành cuộc sống

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube -- Lưu trữ

(Địa điểm: Chùa Khánh Long, Nông Cống, Thanh Hóa)

Những câu hỏi nhiều khi chúng ta thắc mắc mà không nói lên thành lời:
- Sau khi chết chúng ta đi về đâu?
- Trước khi sinh ra đây chúng ta từ đâu đến?

Có ai nghĩ rằng sau khi chết là mất hết không? Nếu có nghĩ như vậy chắc là chúng ta không bao giờ thờ bố mẹ, ông bà mình. Trái lại, mình vẫn nghĩ có một cái gì đó sau cái chết này. Mà nếu vậy, thì trước khi sinh ra ta từ đâu đến? Đây là những câu hỏi mà trong thẳm sâu tâm hồn chúng ta ai cũng ray rứt, băn khoăn. Và chính vì những ray rứt băn khoăn này, chính vì tìm câu trả lời cho những câu hỏi này mà rất nhiều đạo giáo / tôn giáo đã xuất hiện. Mỗi tôn giáo có một cách trả lời của mình, mà ta chẳng biết tôn giáo nào đúng, tôn giáo nào sai.  Lựa chọn của ta là do tùy duyên: có khi chọn tôn giáo này vì thỏa mãn câu trả lời này, có khi chọn đạo kia vì thỏa mãn câu trả lời kia. Mà thậm chí, có người không biết đâu mà theo nên thấy có ông truyền đạo như thế nên theo; nên không được chọn lựa, và ta chọn đại một đạo nào đó để theo, để cho có chỗ dựa tinh thần, mà để tạm thời ta có câu trả lời rằng "chết rồi ta sẽ có một chỗ để đi về" hoặc "trước khi sinh ra, thực sự ta có một nơi nào đó để từ đó ta đến đây". Ta tạm thỏa mãn với những câu trả lời như vậy và tạm yên tâm để sống tiếp, với hi vọng rằng: tôn giáo đó, đạo giáo đó dạy ta ăn hiền ở lành, để sau khi chết - từ bỏ cõi đời này - ta về một nơi rất an vui, rất là hạnh phúc. Tức là ta được phần thưởng sau cuộc sống này. 

Tuy nhiên, sau khi đào sâu vào các tôn giáo rồi, ta bắt đầu thấy có sự sai khác. Trong phần thuyết pháp này, chúng ta không tập trung vào sự sai khác, bởi có khi lại gây chia rẽ; trong khi chúng ta đang cần sự đoàn kết. Đạo nào cũng dạy "ăn hiền ở lành" - đây cũng chính là điều lôi cuốn con người ta đến với một tôn giáo / đạo giáo nào đó, nhưng đi sâu vào thì khác ở phía sau - chính là trả lời câu hỏi "đưa ta đi về đâu" mới là quan trọng. Sau khi nói với chúng ta về "ăn hiền ở lành" thì đạo giáo đó có dạy chúng ta "hiếu kính với cha mẹ ông bà mình" nữa hay không? Hay là khi ta theo đạo họ rồi thì đạo họ là nhất và ta không cần hiếu kính với ông bà cha mẹ mình nữa. Hoặc là đi sâu vào rồi thì đạo đó có dậy cho chúng ta yêu nước nữa hay không? Hay là đạo nói rằng chỉ cần yêu đạo thôi, tin đạo là đủ rồi và không cần yêu nước nữa? Nhưng có những đạo thì khi đi sâu vào vẫn dạy chúng ta vừa yêu đạo, vừa yêu nước. Có đạo thì khi đi sâu vào rồi thì dạy người ta khủng bố; nhưng có những  đạo thì dậy người ta cách phát triển tâm linh, tìm sự giác ngộ của nội tâm; ta từng bước Thánh hóa tâm hồn của mình lên, ta không còn là con người tầm thường nữa; mà từng bước ta càng tốt hơn, giỏi hơn, sáng hơn, trí tuệ đạo đức nhiều hơn. Bởi vậy, từ con người phàm phu ta trở thành một bậc Thánh thật sự. 

Bởi vậy, chúng ta khi gặp một đạo nào đó thì dù người ta có dậy "ăn hiền ở lành" thì chớ vội tin, mà phải tìm hiểu xem đoạn sau người ta dậy mình cái gì. 

Trong đạo Phật thì con đường đi thênh thang, cứ càng đi sâu vào thì chân lý, đạo lý càng mở ra đến vô tận; mà không bao giờ một kiếp người có thể hiểu hết được đạo Phật. Đạo Phật thâm sâu, vi diệu như vậy nên các nhà trí thức hàng đầu trên thế giới, sau khi mà họ đi hết con đường khoa học của họ thì họ đi tìm tới tôn giáo thì họ dừng chân nơi đạo Phật, bởi đạo Phật mở ra cho họ con đường tâm linh trí tuệ không cùng không tận. Nếu ta hiểu điều này thì muốn đi theo Phật ta phải đi hàng trăm, hàng ngàn kiếp. Bởi vậy, với một người hiểu đạo Phật là thâm sâu rồi, khi quỳ xuống lạy Phật rồi là ta lạy với tất cả trái tim tôn kính của mình bởi trí tuệ của Phật đã quá bao la, sâu xa và màu nhiệm; chứ không phải là chỉ bằng vài lời nói dựa vào niềm tin đơn sơ. Người càng có tri thức, trí tuệ chừng nào thì lại càng yêu quý, tôn kính đạo Phật chừng ấy. 

Điều may mắn cho đất nước ta là đạo Phật đã đến đây hơn hai nghìn năm. Các vị vua của ta, bằng trí tuệ của mình đã chọn đạo Phật như là một quốc đạo. Nhân dân ta cũng vì thế mà lấy đạo Phật làm lẽ sống cho cuộc đời mình. Chúng ta có một đất nước Việt Nam kiên cường, bất khuất. 

Nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long, chúng ta nói thêm một chút về lịch sử. Vua Lý Thái Tổ là từ chùa đi ra. Ngài tu trong chùa nhưng có tướng đế vương, học hành tài năng phi thường nên thầy của Ngài là nhà sư Vạn Hạnh, mặc dù là một Thiền sư đắc đạo nhưng lại không cho Ngài xuất gia, mà bắt Ngài phải đi ra làm quan. Rồi Ngài thăng tiến và trở thành vị vua đầu tiên do quần thần bầu chọn mà không phải do nhường ngôi, cướp ngôi. Trong thời đại đó, từ vua đến quan đều rất yêu kính đạo Phật. Tuy nhiên, đạo Phật có một đặc điểm rất hay, tư tưởng trong đạo Phật không đem lại một sự cực đoan, độc tôn: Những người yêu kính đạo Phật nhất lại không bao giờ cho rằng chỉ có đạo Phật mới là nhất. Đây là chính là điều hay ở đạo Phật mà ta khó tìm ở các tôn giáo khác. Đạo Phật có sẵn tư tưởng hòa bình, bao dung, độ lượng. 

------------------

Trong thiên nhiên, mạnh được yếu thua. Cái hiển nhiên này nó khắc nghiệt, nó ác độc. Người biết đạo thì không muốn như vậy, ta không muốn vì sự sống của mình mà tranh giành sự sống của loài khác. 
Ta xác định 3 mục đích sống:

- Mang lại lợi ích yên vui cho con người
Mang lại lợi ích yên vui cho muôn loài
- Mang lại sự bền vững cho môi trường của trái đất
(- Mục tiêu cao xa hơn là giác ngộ, giải thoát)
Có nhiều người chưa thể ăn chay, vẫn phải ăn thịt ăn cá nhưng biết là mình đang vay mượn cuộc sống của các loài khác; thì phải biết đi làm việc lợi ích cho cộng đồng, đồng loại.


Ta lựa chọn sự ăn uống làm sao để ít chiếm đoạt sự sống của loài khác:
- Lúa: sau khi ra hạt rồi, tự cây cũng chết, hạt lúa là thành quả cuối cùng của cây lúa. Cánh đồng lúa thì bát ngát màu xanh cho trái đất
- Trái cây: cây ra quả, ta không hái quả thì quả cũng tự rụng, mà hái quả thì cái cây cũng không bị chết. Ta ăn trái cây thì chỉ hưởng thành quả.
- Sữa: Bò sữa nuôi riêng, không cần phải có bê mà bò vẫn có sữa
- Trứng gà: Con gà mái khi đến tuổi thì tự nó để trứng, mà nếu không có gà trống thì quả trứng cũng không nở được thành gà con.
- Mật ong: có sự tước đoạt, bởi ta phải đuổi ong khỏi cái tổ để cướp cái tổ mà lấy mật. 
- Rau: có phá sự sống một chút vì cây đang non.
- Con cá chết trôi vào bờ, con thú chết vì lý do nào đó: có ăn cũng không có tội

Cướp, trộm, lừa đảo là những hành động chiếm đoạt của người khác.

Sòng bài là một tệ nạn. Vì sao người ta thích đánh bài? Vì trong chớp mắt nếu thắng thì có thể đoạt rất nhiều tiền của người khác làm tiền của mình.

Phá rừng: là cướp đoạt sự sống của cả nhân loại. 

Người chủ bóc lột người làm công: cũng là cướp đoạt công sức của người làm công. Trong tinh thần từ bi của đạo Phật, nếu người chủ là đệ tử Phật thuần thành thì người chủ không vơ vét lợi nhuận; người chủ yêu thương nhân viên của mình. 

Ta học đạo lý yêu thương: yêu thương từng con người, loài vật, cái cây ngọn cỏ. Để tu hành, chưa cần đạo lý cao siêu nào, mà nếu lòng ta tràn ngập yêu thương (đến tận ngọn cỏ, cái cây) thì khi chết đi ta sẽ về cõi Thánh, cõi Phật.

Người có bổn phận thì yêu thương còn là trách nhiệm thiêng liêng hơn nữa: cán bộ yêu thương người dân; cha mẹ thương yêu con cái; người chủ yêu thương nhân viên v.v.

Khi đó, dù ta chưa từ bỏ thế giới này thì thế giới này đã tràn ngập yêu thương.

Người nghiện là người ích kỷ, chỉ biết đến bản thân. 

Hễ ta sống trên đời thì vô tình đã tranh giành sự sống của người khác. Bởi vậy ta phải làm gì để tất cả cùng có lợi; mang lại sự sống cho muôn loài để bù lại những gì ta đã thụ hưởng.  Vậy ta phải sống để làm gì? Sống để không uổng phí, không làm tổn hại muôn loài, nhưng ta còn một mục đích tối cao nữa: Sống để giác ngộ tâm linh - giải thoát.

Giác ngộ tâm linh là gì? Muốn đạt được mục đích gì thì ta phải hiểu. Chính vì không hiểu nên nhiều người đi sai, đi lạc. Chính vì khó nên mới phân biệt người có và không có Thiện căn. 

Sống để đi tìm tâm linh giác ngộ. Dù chúng ta chưa hiểu tâm linh giác ngộ là gì nhưng chúng ta vẫn đi tìm vì chúng ta có đức Phật từ bi trí tuệ. 

Ta phải đi qua nhiều giai đoạn
- Sống có ích cho gia đình, cho xã hội (để tạo công đức)
- Khi có công đức rồi thì không hưởng (mà chuyển thành sự an định trong Thiền định)
- Đi bằng tâm linh giác ngộ này ta sẽ tìm được tâm linh giác ngộ cuối cùng



---
Lưu ý