Monday, June 17, 2013

Đến Để Mà Thấy - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Buổi nói chuyện của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong chương trình HOA MẶT TRỜI của Chùa Hoằng Pháp.

Youtube - Lưu trữ




Wednesday, June 12, 2013

Tham vấn 2


Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ



--- Ghi chú ---
[Pi-ta-go] Dẫn chứng về việc Pi-ta-go tin vào thuyết "tái sinh"
http://plato.stanford.edu/entries/pythagoras
"Pythagoras believed in metempsychosis or reincarnation, according to which human souls were reborn into other animals after death. This early evidence is emphatically confirmed by Dicaearchus in the fourth century, who first comments on the difficulty of determining what Pythagoras taught and then asserts that his most recognized doctrines were “that the soul is immortal and that it transmigrates into other kinds of animals” (Porphyry, VP 19)."



---
Lưu ý

Tham vấn

Phần 1: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 2: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 3: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 4: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 5A: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ

Phần 5B: Ghi chép -- Youtube -- Lưu trữ


Sunday, June 2, 2013

Bí quyết học giỏi

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ


Bối cảnh: thầy nói chuyện với các em học sinh, ngày 13-03-2012

Nội dung chính:
- Trí tuệ, thông minh dưới góc nhìn của Luật Nhân-Quả
- Hai câu chuyện thời đức Phật
- Phương pháp để có trí tuệ, sự thông minh: 1) Thiền, 2) Khí công, 3) Đạo đức
- Lý giải về cơ sở của các phương pháp trên
- Hướng dẫn ngồi Thiền
- Hướng dẫn tập khí công
---------------------------------------------------------------------------


Thường thường, khi người ta được sinh ra trên đời này, mức độ thông minh giống như cái gì đó bẩm sinh - có người vốn tự nhiên thông minh. Hoặc là mình kém thông minh giống như là một cái gì đó bẩm sinh. Nói theo đạo Phật thì đó là Nhân-Quả của kiếp trước.

Không phải do ta học nhiều nên ta học giỏi, mà do ta thông minh nên ta học giỏi. Vấn đề là làm thế nào để ta thông minh lên, chứ không phải là tăng tiết học. Hôm nay, ta nói chuyện với nhau để giải phóng điều đó. Làm sao ta học giỏi như Quốc gia, nước nhà trông đợi nhưng mà không cần phải học nhiều.

Trong đạo Phật có Luật Nhân-Quả - một cái nhân nào đó sẽ sinh ra một quả tương ứng. Người hay bố thí, hay giúp người, thì quả báo trở lại là họ được giàu có. Người nào hay đem sức khỏe của mình ra để giúp đời thì được sức khỏe, được khỏe mạnh trở lại. Người nào hay cứu mạng, cứu người thì có "mạng lớn" - người này dù có đi vào nguy hiểm cũng không có chết bậy, có gặp tai nạn cũng vượt qua hết, vì người này trong quá khứ đã từng hay cứu mạng con vật hay con người. Người nào mà ác độc, hại người thì quả báo trở lại là cuộc đời mình nhận nhiều đau khổ, hoặc khi chết bị đọa địa ngục, súc sinh, v.v. Sự thông minh trí tuệ cũng vậy. Trong đạo Phật có hai câu chuyện thế này:

Thời xưa, đức Phật có nhận một đệ tử tên là Chun-la Pan-ta-ka. Người này thấy anh mình xuất gia tu hành có kết quả nên ham quá cũng xin xuất gia. Nhưng một bài kệ có 4 câu mà học hoài không thuộc. Người anh quở trách, nhưng người em quá yêu đời sống xuất gia, đời sống tu sĩ; người này mới đứng ngoài cổng Tinh xá khóc. Đức Phật biết và Ngài giả vờ đi ngang, ngài hỏi "Có chuyện gì  mà con khóc?". Người này quỳ xuống nói "Bạch Thế Tôn, con từ khi xuất gia tới nay học 4 câu kệ mà không thuộc, học câu thứ tư thì quên câu thứ nhất. Trong khi Kinh Phật đức Thế Tôn dậy trùng trùng hàng bao nhiêu cuốn thế. Anh con không cho con làm tu sĩ nữa và đuổi con về với thế tục". Phật mới nói: "Thôi bây giờ con làm việc này: Con cầm cái khăn này - Đức Phật lấy từ trong túi ra cái khăn bằng phép thuật - sáng nay con không đi đâu mà cứ ngồi nhìn cái khăn này cho ta mà không cần phải học". Vì là cái khăn do thần thông của Phật tạo ra nên khi người này ngồi nhìn thì thấy dần dần nó đổi màu: từ cái khăn trắng, rồi nó úa dần, úa dần, nó cũ đi rất là nhanh. Người này ngồi nhìn và nhận ra là mọi việc biến đổi nhanh quá, cái gì rồi nó cũng thay đổi, thân Ngài cũng thay đổi - lúc nào đó rồi nó cũng sẽ già, sẽ chết. Ngài ngồi nghiệm ra cái lý vô thường, không có cái gì tồn tại vĩnh viễn. Ngay buổi chiều đó ngài nhập Định, ngồi bất động và chứng đạo luôn. Khi chứng đạo rồi, trí tuệ mở ra trở lại, Ngài thuyết pháp như mây như mưa thành một vị A-la-hán. Mọi người hỏi tại sao lại như vậy, thì đức Phật trả lời là "Chun-la Pan-ta-ka kiếp trước là một người rất trí tuệ chứ không phải là người ngu si, nhưng vì lỡ miệng chê những người huynh đệ kém trí tuệ, vậy mà mắc quả báo mấy kiếp liên tiếp học không nhớ gì được.

Chuyện thứ hai, đức Phật có một vị đệ tử là ngài A-nan-đa - là em họ của Phật, sau này xuất gia theo Phật. Ngài có một đặc điểm là từ khi nhỏ tới lớn, rồi đến khi chết không bao giờ bị bệnh. Sau này Ngài đi theo đức Phật, hầu bên cạnh đức Phật, làm thị giả cho đức Phật. Ngài có một điều đặc biệt thế này: Ngài ngồi nghe Phật thuyết một câu kinh hay cả một bài kệ dài thì Ngài vĩnh viễn không bao giờ quên. Sau này khi Phật nhập Niết-bàn, 500 vị đại đệ tử A-la-hán hợp lại trong cái hang để tổng hợp lại hết toàn bộ lời dạy của Phật thì chỉ có một người duy nhất có thể nhớ hết, đó là Ngài A-nan-đa. Nhưng vì Ngài A-nan-đa chưa đắc A-la-hán nên các vị không cho vào trong hang. Họ quyết định rằng: "Tất cả chúng ta sẽ ngồi đây nhập định, chờ cho A-nan-đa đắc đạo A-la-hán mới được bước vào cái hang này", rồi đuổi ngày A-nan-đa đi ra. Các Ngài phất tay một cái thì cửa hang bị đóng lại bởi các tảng đá to. Và các Ngài, 500 vị A-la-hán ngồi ở trong hang nhập định bất động trong đó. Ngài A-nan-đa lòng sốt ruột, bởi nếu mình không đắc đạo thì 500 vị A-la-hán sẽ ngồi đó, và ngồi tới chết luôn. Ngài sốt ruột, cứ đi tới đi lui, ngồi Thiền lại đi Kinh hành. Đêm xuống, Ngài đã quá mệt rồi, không kìm được nữa, Ngài mới ngả lưng xuống, mà khi Ngài vừa  ngả xuống, lưng còn chưa chạm tới giường thì thoát nhiên Ngài bừng lên chứng A-la-hán luôn. Ngài thành một vị Thánh, đi về phía cái hang, đi xuyên qua các tảng đá luôn. 500 vị A-la-hán biết ngay là Ngài đã đắc đạo rồi - thì mới có thần lực mà đi xuyên qua các phiến đá. Ngài đường bệ tuyên thuyết hết toàn bộ kinh điển của Phật. Những gì Phật nói trong suốt 45 năm thì ngài nhớ lại không sót một chữ nào. Lúc Phật còn sống thì một số vị tỳ kheo đã hỏi Phật là tại sao đại đức A-nan-đa lại có cường ký thông minh đến như vậy - Phật nói cái gì là Ngài nhớ hết. Đức Phật mới nói đó là nhân duyên của quá khứ, vào thời từ rất xưa rồi, thời đức Phật trước nữa. Khi đức Phật đi giáo hóa thì Ngài A-nan-đa là một người giàu có, ông này có một cái Hạnh đặc biệt, đó là giúp cho các vị tu sĩ học - Ngài đem viết, đem vở, cơm/gạo v.v. để giúp cho các vị chư tăng được học hành. Vì cái nhân-quả đó nên ngài A-nan-đa cứ sinh hết kiếp này đến kiếp kia được là người thông minh.

Chúng ta cũng vậy, để khai mở tâm trí mình để học giỏi, thông minh thì ta cũng phải có phương pháp. Phương pháp hiện tại là phải ngồi Thiền. Bởi vì khi ngồi Thiền, tâm thanh tịnh thì đầu óc sáng ra, thông minh ra. Thứ hai là phải luyện khí công. Bởi vì khi khí công tích tụ được lực ở đan điền thì nó lại hỗ trợ làm cho bộ não sáng ra. Đây là bí kíp của người xưa, các Thiền sư đều biết võ, có nội lực ở đan điền nên bộ não của họ cực kỳ sáng suốt. Sự liên quan này thì đến nay, y học Tây Phương vẫn chưa tìm ra, nhưng bên Đông phương họ biết điều này rất chắc - đó là phải luyện nội công. Một khi lực được tích tụ ở đan điền thì bộ não sáng ra, chứ không phải tập trung ở bộ não. Khi ngồi Thiền cũng vậy, không suy nghĩ, đầu óc trống không như vậy, sáng như vậy thì trí tuệ phát sinh ra. Đồng thời, nó là một sự kết tụ của cả một cái đạo đức trong đời sống. Trong đời sống, ví dụ như mình giúp bạn học, quý kính những người học giỏi, giúp đỡ những người học kém. Đó là cái nhân quả phúc đức trong suốt cuộc sống của mình, để làm cho mình khai mở.

Có một chuyện thực tế như thế này. Có cái xóm, mấy đứa nhỏ được sinh ra trong gia đình nghèo, thất học, đây cũng là cái xóm "quậy" trong Sài Gòn [thành phố Hồ Chí Minh - lahatcat]. Xóm đó ở gần cái chùa, mà chùa đó thì không có thầy tu, nên là mấy đứa nhỏ hư hỏng. Rồi không biết sao có một người biết giáo lý của chùa Phật Quang, họ mang mấy bài kinh tụng về cho mấy đứa nhỏ, kêu mấy đứa nhỏ lại chùa, mỗi đêm tụng Bài khấn nguyện, lễ Phật, mã cũng chưa biết ngồi Thiền - nếu thầy biết thì thầy đã lại dậy mấy đứa nhỏ ngồi Thiền. Chỉ có như vậy mà từ học sinh yếu, kém, trung bình mà mấy năm sau thành học sinh khá hết. Gia đình rất là ngạc nhiên, không hiểu tại sao. Người Phật tử đó mới báo cho thầy biết kết quả kỳ lạ. Lúc đó mới thấy là Phật pháp nhiệm màu, Luật Nhân-Quả thực sự là vi diệu. Còn ở đây, thầy dậy các con có phương pháp: ngồi Thiền, tập khí công, và nhắc các con duy trì đạo đức trong suốt cuộc sống này, thì vài năm sau các con nâng trí tuệ của mình lên.

Để các con hiểu vì sao ngồi Thiền lại giúp học giỏi, thì thầy giải thích thêm. Trong đạo Phật có câu thế này: "Giới sinh Định, Định sinh Tuệ". Định là Thien định, là tâm hư không. Mà muốn đạt được Thiền định thì phải có một đời sống hết sức trong sạch - gọi là Giới. Đời sống trong sạch rồi thì được tâm Thiền định, và khi có Thiền định rồi thì trí tuệ phát sinh.

Tại sao bộ não của ta khi nó thanh tịnh thì ta lại thông minh? Lý do thế này: Nếu các tín hiệu giữa các tế bào não lan truyền, phản hồi rất nhanh thì người đó được gọi là thông minh. Còn nếu ta nhìn vào trong bộ não của mà tín hiệu ở trong chùm não phát đi mà nó bị vướng, không lan tỏa nhiều thì người đó nghĩ không ra vấn đề, suy luận không ra, cũng không có sáng kiến. Còn một người nào có ý tưởng ở một vùng não thì nó lan tỏa đi rất nhanh khắp nơi, rồi phản hồi lại cũng rất nhanh thì người đó trong chớp mắt nghĩ ra rất nhiều điều, sáng tạo, khai phá ra rất nhiều điều. Thì ta gọi đó là người thông minh. Giống như là các dữ liệu đi qua tai, qua mắt người đó thì nó được giữ lại chứ nó không bị xóa. Nó nằm ở đâu đó và khi cần ta lấy ra trở lại được thì người đó được gọi là có trí nhớ.

Khi bộ não thanh tịnh thì các tín hiệu lan đi rất nhanh, mà không bị đụng với các tín hiệu khác. Bộ não động loạn là nó luôn luôn có các xung động của các tín hiệu, nó lan truyền bừa bãi ở trong não. Cho nên, khi ta có một điều cần phải suy nghĩ thì điều đó bị vướng, bị đụng phải tín hiệu của các suy nghĩ loạn động khác, cho nên nó phá lẫn nhau, cho nên tín hiệu mà ta cần phải suy nghĩ nó bị phá mất.

Suy nghĩ gồm nhiều loại. Khi đang nghe thầy giảng thì trong não đâu phải là không có suy nghĩ, mà trái lại cũng đang suy nghĩ tùm lum chuyện. Vừa nghe thì nghe mà vẫn nghĩ đủ thứ chuyện trên đời. Khi một suy nghĩ cần khởi lên để giải quyết thì nó đụng phải các thứ chuyện tùm lum ở trên và thế là nó nằm yên một chỗ, bộ não không suy nghĩ được nữa. Đó là lý do mà cái tâm động loạn làm cho người ta mất thông minh. Bởi vậy, trong kinh Phật nói "Định sinh Tuệ" là một điều hết sức khoa học. Do đó, phải tập ngồi Thiền để tập lắng tâm lại. Việc ngồi Thiền cũng vất vả lắm, để thành công thì mất 30 năm, nhưng khi chưa thành công thì trí tuệ đã bắt đầu phát sinh.

Vậy tại sao khi tập khí công, tích lực ở đan điền thì bộ não sáng ra? Đây là một điều khám phá của Đông phương mà Tây y không biết. Người Đông phương nhìn thấy một cấu trúc lực vô hình chạy từ đầu đến chân, gọi là luồng khí lực. Nguyên tắc thế này: Khi đan điền (huyệt đan điền nằm ở dưới rốn khoảng 3cm) đầy lực thì bộ não sáng lên. Nên muốn cho bộ não tốt thì không phải tập trung lực cho bộ não mà là kích hoạt cái lực ở huyệt đan điền. Giống như cái đèn dầu, muốn đèn sáng thì không phải là khè lửa thêm vào ở phía trên, mà phải bơm thêm dầu đốt ở phía dưới bình.

Thứ ba là Nhân-Quả Tội-Phước. Có một bí quyết để trí tuệ mình khai mở là lúc nào cũng mong "bạn mình học giỏi hơn mình". Cứ sợ bạn mình học giỏi hơn mình thì càng lúc trí tuệ càng mờ tối đi; còn ngược lại, cứ mong bạn mình giỏi hơn mình thì càng lúc mình càng có trí tuệ. Nhân quả rất lạ, chỉ cần mong người khác giỏi thì khi người ta chưa kịp giỏi thì mình đã giỏi. Làm như vậy, chúng ta không mất một đồng nhỏ, mà cái Phúc thì cực kỳ lớn. Sau này, khi lớn lên, ra đi làm, thì cũng phải tiếp tục suy nghĩ câu đó, "mong sao cho các đồng nghiệp của mình giỏi hơn mình". Mà phải suy nghĩ thật lòng - có nghĩa là chỉ nhớ vế thứ nhất "mong cho bạn / đồng nghiệp của mình giỏi hơn mình", và quên đi vế sau là kết quả mình sẽ giỏi hơn bạn mình. Sau ý nghĩ là tới hành động - là giúp đỡ thật sự: bạn mình yếu kém, thiếu thốn cái gì thì mình giúp đỡ.

Trong cuộc sống này, đối với các bậc vĩ nhân của Thế giới, của Dân tộc thì chúng ta phải hết lòng kính trọng. Chính cái tình cảm kính trọng bậc vĩ nhân làm cái nhân tốt để chuẩn bị cho chúng ta sau này trở thành bậc vĩ nhân. Kiếp này có thể chưa trở thành một bậc vĩ nhân nhưng đã trở thành một người tài giỏi. Nhưng cái lòng tôn kính các bậc vĩ nhân mà được nuôi dưỡng mãi sẽ trở thành cái nhân và trong một kiếp nào đó sau này chúng ta sẽ trở thành một bậc vĩ nhân với tên tuổi để lại trong lịch sử loài người. Cho nên, cái tình cảm cao đẹp mà ta dành cho các bậc danh nhân, vĩ nhân sẽ là cái nhân. Cũng học hành với nhau, mà em nào lòng đối vĩ nhân chỉ bình thường, lạnh nhạt, coi thường, hời hợt thì yên chí là người đó sau này sống tầm thường chẳng có tài nghệ gì, sau này có thành công cũng tạm bợ. Ngược lại, em nào mà tình cảm đối với các bậc vĩ nhân sâu sắc thì sau này bạn đó làm nên chuyện lớn. Tình cảm là cái nhân, thành công là cái quả.

Bác Hồ là anh hùng của dân tộc ta, dân tộc ta có rất nhiều anh hùng. Bác Hồ nối tiếp truyền thống của dân tộc. Đức Phật là bậc Thánh chung cho cả loài người và muôn đời mãi mãi. Những bộ óc vĩ đại nhất của thế giới này đều phải cúi đầu khâm phục đạo lý của đức Phật. Khi chúng ta muốn yêu kính các bậc vĩ nhân của Thế giới thì vượt lên trên tất cả, chúng ta phải yêu kính cho được đức Phật.

Hướng dẫn ngồi Thiền:
- Chân trái bắt lên trên đùi phải trước, sau đó chân phải vắt qua đặt lên trên đùi trái.
- Hai tay để vào trước bụng, tay phải để dưới tay trái, gác tay lên trên vừa chân vừa bụng mình; không phải treo cái tay mà đặt cho tay an ổn trên chân.
- Ngồi để ý ưỡn bụng cho lưng thẳng
- Hai vai xuôi đều, mắt nhìn xuống
- Lưỡi cong lên, đặt lên trên chân răng trên

Bài kệ:
Xin Phật độ cho con
Luôn nhớ và hiểu rằng
Thân này không phải ta
Tâm này không phải ta
*
Chẳng có gì là ta
Trong từng hơi thở vào
Trong từng hơi thở ra
Trọn niềm tôn kính Phật
*
Nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

- Nhìn xuống, kiểm soát toàn thân và không nhúc nhích, buông lỏng thân mềm mại mà không nhúc nhích.
- Kiểm soát xem thân mình đang gồng cứng chỗ nào thì buông lỏng nó ra. (Khi thân mềm thì não bắt đầu giãn ra)
- Mắt nhìn xuống, giữ nó ở một điểm nào đó mà mình thấy dễ chịu
- Cái đầu vẫn đang suy nghĩ lung tung, nhưng kệ nó, lâu ngày, vọng tưởng tự nó sẽ lắng.

(*) Giai đoạn thứ hai:
Suy nghiệm về sự vô thường của thân xác. Thân này lớn lên, từ từ nó già, bệnh, suy hao, rồi chết. Khi chết rồi, nếu đem hỏa táng thì thành tro bụi ngay; còn nếu đem chôn thì nó sẽ mục rữa dần, chỉ còn lại xương, xương đó rất lâu cũng mục thành tro bụi mất luôn. Phép quán thân vô thường này là cực kỳ quan trọng. Cứ suy nghĩ về cái thân như thế - đây là chìa khóa chính yếu để vào Thiền. Nếu không có suy nghiệm thân vô thường thì không vào Thiền được.

Nếu có vọng tưởng thì cứ quay lại biết rõ toàn thân, buông lỏng toàn thân, giữ thân bất động rồi suy nghiệm thân này vô thường. Toàn bộ cái cấu trúc thân tinh vi như vậy nhưng rồi sẽ suy hao, sẽ chết. Chết rồi thì tất cả tàn lụi, mất hết. Phép quán thân vô thường này phải tập từ 3-6 tháng, nhưng vì không có thời gian nên thầy dạy tiếp bước sau - quán hơi thở.

(*) Hơi thở: Trong cái thân vô thường này đang có hơi thở vào, đang có hơi thở ra - và chúng ta biết rõ. Biết rất rõ hơi thở vào, biết rất rõ hơi thở ra và không điều khiển. Thở vào biết thân này vô thường, thở ra biết thân này vô thường. Tự cơ thể này phải thở để nó sống.

Nếu có tê chân, đau chân thì ráng chịu. Đau vậy, nhưng sau này nó là thú vui. Phải ráng ngồi cho chân thật đau rồi mới xả. Nhúc nhích thì lại càng bị tê chân, chịu đựng nó vậy mà lại tốt. Tính kiên nhẫn của mình cũng từ cái tê cái đau chân này. Tê/đau chân mà lòng mình vẫn bình an.

Mỗi lần ngồi Thiền phải ngồi ít nhất 30 phút thì mới có tác dụng. Ngồi ít quá không có kết quả.

Trước khi xả Thiền thì tụng bài kệ xả Thiền, sau đó làm một số thao tác rồi mới duỗi chân.

Bài kệ xả Thiền:
Tam bảo gia hộ cho con
Lúc thức cũng như lúc ngủ
Ban ngày cũng như ban đêm
Luôn nhớ thân này vô thường
*
Khi đi hoặc là khi đứng
Khi ngồi hoặc là khi nằm
Lúc làm việc hay nghỉ ngơi
Luôn nhớ thân này vô thường
*
Khi nghe cũng như khi nói 
Đông người hay ở một mình 
Xem phim hay là đọc sách
Luôn nhớ thân này vô thường 
*
Lúc ăn cơm hay uống nước
Khi tắm rửa hay vệ sinh
Đắp y hay mang giầy dép
Luôn nhớ thân này vô thường
*
Những khi tâm con tỉnh giác
Càng nhớ thân này vô thường
Nguyện cho chúng sinh khắp chốn
Luôn biết thân này vô thường
*
(Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật) x 3

- Bắt đầu chuyển động cổ, vai, eo.
- Lấy hai bàn tay chà thật nóng rồi áp lên mắt
- Xoa đầu, mặt
- Xoa bụng ngực lưng (Nếu tập lâu thì đánh chứ không xoa)
- Bây giờ mới kéo chân ra.

Khi ngồi Thiền xong thì tâm người ta thanh tịnh, người ta lúc nào cũng nhớ thân vô thường, còn trong đời sống người trầm mặc, trầm lặng như hư vô.

[Để tìm hiểu sâu thêm về Thiền, xin kính mời quý độc giả tìm xem các bài khác chuyên về chủ đề này - lahatcat]



---