Thursday, December 12, 2013

Thiền bệnh

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

1. Nhức đầu
  • Thấy nhiều thứ quan trọng quá (--> quán đời là giấc chiêm bao)
  • Lực chạy lên đầu (có thể do phép quán )
  • Khi còn đang thiếu Phước --> nên nhận lỗi về mình (dùng nhân-quả nghĩ cảnh khổ là do nghiệp) thì tâm yên, lúc này quán "không" lại không còn tác dụng
  • Nghĩ sai lầm về vị khả kính (Phật/Pháp/Tăng)
  • Có thể bị bệnh về thân (như viêm xoang, v.v.)


2. Thân bệnh:
  • Đau lưng: có thể do ngồi bị cong lưng, hoặc bị virus đánh vào tủy sống
  • Chân bị yếu: do xả Thiền vội (chân còn tê mà đã đứng dậy đi)
  • Hơi thở bị nghẹt tức: do cố ý điều khiển hơi thở
  • Kiệt sức: vì ráng ngồi lâu quá (chúng ta cầu ngồi lâu một chút để rèn luyện ý chí, nhưng phải theo Phước, không cố quá sức)
  • Buồn ngủ: là do thiếu ngủ (thì phải ngủ), hoặc do Nghiệp (khi đó thì phải sám hối)
  • Ngứa ngáy: nơi mặt, như kiến bò (thường gặp ở người mới tu) --> phải chịu vậy, nguyên nhân ngứa: kích ứng thần kinh da mặt do giằng ép (giữa việc nghĩ hay không nghĩ) hay do ý nghĩ xấu trong ngày
  • Hai chân bị rung: do gân cứng --> xoa bóp thì hết; hoặc do đầu bị căng thẳng --> buông lỏng, thư giãn nhẹ nhàng


3. Rối loạn nhân cách (bị đổi tánh -- điên -- tẩu hỏa nhập ma)
  • Nóng nảy: chưa tu Thiền thì hiền lành, tu rồi thì nóng nảy: nguyên nhân do kiêu mạn. Vì sao kiêu mạn? (i/ tự thấy mình hơn người, ii/ do giáo lý) --> quán mình như cỏ rác, cát bụi. Nóng nảy có thể do giằng ép (để yên lắng cần phải có 3 yếu tố: Phước - Đức - Khí công)
  • Thờ ơ với cuộc đời: Nếu tu đúng thì bình thản nhưng lại tận tụy với cuộc đời. Nguyên nhân: lúc bắt đầu tu căn bản đạo đức bi thiếu, quán từ bi không kỹ (phải đủ 4 tâm hạnh: Tôn kính Phật, từ bi, khiêm hạ, nghiêm trì giới luật), 1 nguyên nhân nữa là do dễ nhiếp tâm quá
  • Nói nhiều, chuyện tào lao: Nguyên nhân vùng não ngôn ngữ bị kích động, thường là nói khoe khoang cao siêu, cái gốc là kiêu mạn (cần phải sám hối) --> Điều gì có lợi cho người thì nói, có lợi cho mình thì không nói, nói gì phải xuất phát từ tâm khiêm hạ của mình (3 giai đoạn của lời nói: động cơ, hệ quả)
  • Bệnh hơn thua - tự phụ: hay tranh cãi đúng sai, hay đem đạo lý ra để so tài hơn thua, nói Thiền ngữ.
  • Thấy gì cũng không:  
  • Bệnh động dục: <có người càng tinh tấn thì càng bị> Nguyên nhân tâm lý là do kiêu mạn (--> sám hối, quán mình như cát bụi, cỏ rác), bị nguyên nhân này thì dễ chữa; Nguyên nhân thứ 2 là lực chạy lên đầu, kích động vùng não tình dục --> để tâm phía dưới; đối diện nhìn thẳng vào cảm giác đó
  • Điên loạn: khi phước quá tổn, bộ não bị hỏng do lực chạy lên. Thuốc nổ chính là kiêu mạn. Lạm dụng thầm thông rồi kẹt cứng vào đó (nghe thấy tiếng động nhỏ, làm thơ ào ạt, v.v.) --> phải nhập định sâu vài ngày để phá hết thần thông.


---
Lưu ý


Thursday, December 5, 2013

Quan điểm Phật sự

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:


  1. Khái niệm
  2. Nhiệm vụ ngôi chùa
  3. Tăng đoàn và giáo hội
  4. Tổ chức tu học cho tăng ni
  5. Tổ chức tu học cho tu sĩ
  6. Thế độ xuất gia
  7. Kế hoạch chương trình
  8. Nghi thức lễ hội
  9. Xây dựng Phật quốc


---
Lưu ý


Sunday, December 1, 2013

Loạt bài giảng Sự khác biệt


17. Hơn và kém

Tùy duyên và Bất biến
Tình cảm và Lý trí
Tại gia và Xuất gia
Ngã và Pháp
Mới và Cũ
Lý và Sự
Hữu lậu và Vô lậu
Đốn và Tiệm
Đạo và Thuật
Đúng và Sai
Thái quá và Bất cập
Trực tiếp và Gián tiếp
Tương đối và Tuyệt đối
Bản chất và Môi trường
Nghiêm và Từ
Những chữ Tu
Chủ quan và Khách quan
Biết và Làm
Cái chung và Cái riêng
Cao siêu và Thực tế
Có và Không
Cứu cánh và Phương tiện
Động và Tĩnh
Nghiệp và Duyên
Lớn và Nhỏ
Nhân và Quả
Tinh thần và Vật chất


---
Lưu ý


Đạo tâm vô giá

Theo dõi bài thuyết pháp: vidaothieng - Lưu trữ
Bối cảnh: năm 2013

Cái mà làm ta thanh thản, an vui được chính là tâm đạo. Khi có đạo tâm thì mình là một chiến sĩ để chiến đấu.

Đến khi mình chứng được một đạo quả thì mới chiến thắng từng bước. Đạo quả Tu Đà Hoàn khi được rồi thì cũng vẫn còn rất vất vả, nhưng đã là một bậc Thánh rừng rực giữa cuộc đời.

Can đảm là giám nhận lỗi của mình. Trí tuệ là giám thấy lỗi của mình. Có khi cũng chưa cần nói lỗi của mình cho người khác, nhưng bản thân mình phải biết lỗi mình.

Cái lỗi của người tu cao khác lỗi của người mới tu.

Vì biết lỗi của chính mình nên mới có thể làm thầy thiên hạ. Khi mình chia sẻ đạo lý với ai mà muốn có sự chân thật thì bản thân mình phải biết lỗi của mình. Giữa tâm với tâm có cảm nhận, người nói đạo lý mà có thực hành thì mình cảm nhận được.

Người đệ tử Phật trước hết phải cố gắng sửa tâm cho thuần thiện, sau đó giáo hóa người khác.

Một bài toán khó: Đạo thì cao siêu mà mình thì chưa được như vậy. Nếu chia sẻ đạo lý sơ sơ thì người khác không hiểu, còn nếu nói kỹ thì lại là đang nói những điều mà mình chưa đạt được.
Thầy trả lời: Vẫn phải chia sẻ đạo lý với họ. Khi có cơ hội mà mình không nói thì đó là điều đáng tiếc. Cái khéo là mình nói để người khác tôn kính Phật-Pháp-Tăng chứ không phải tôn kính mình. Trong tâm mình phải nghĩ được như vậy đã.

Điều quý nhất là đạo tâm. Ác nhất là phá đạo tâm của người khác.

Người nào có thể bị phá mất đạo tâm? Người chưa chứng Tu Đà Hoàn thì đạo tâm còn mong manh, nhưng nếu chứng rồi thì không phá được. Ví dụ: chuyện kể về ông Cấp-Cô-Độc. Ông đã chứng Tu Đà Hoàn không tin lời nói của nữ quỷ dạ soa -- nói rằng ông vì đến với Phật mà gặp xui. Nghe vậy thì ông đã mắng quỷ dạ soa, rồi sau này từ từ của cải của ông được phục hồi.

Một số Phật tử theo thầy lâu năm đã chứng được Tu Đà Hoàn do đạt được kiến giải nhất định. Nếu làm được 3 điều sau thì đạt được Quả Thánh Tu Đà Hoàn không khó.
- Tôn kính Phật, lễ kính Phật hàng ngày
- Sống vô ngã, vị tha
- Tọa Thiền

Đạo tâm là gì? Đạo tâm gồm 4 điều sau:
- Trước nhất là lòng tôn kính Phật
- Quan điểm về giáo lý: tin nhân quả, tin vô ngã
- Niềm tin kính với chư tăng (mà gần nhất là với sư phụ của mình)
- Lý tưởng tu hành giác ngộ giải thoát

Ta mất một trong 4 điều trên thì đạo tâm ta sụp từ từ. Đó cũng là những hướng mà bên ngoài muốn phá đạo tâm.

Con đường của thầy là con đường cực khổ, phải xông pha nhưng dẫn đến chứng ngộ.
- Làm Phước
- Tinh tấn Thiền định
Ngày thì cực khổ, vất vả làm Phước nhưng tối về phải tinh tấn ngồi Thiền.

Tu theo đạo Phật là phải lấy cái lõi là đạo đức, bắt đầu từ lòng tôn kính Phật và hướng về vô ngã.

Ai mình cũng thương, nhưng không phải ai mình cũng tin.
Sư phụ là người mà mình nương tựa, là người đủ vị tha nên mình không phải cảnh giác.

Giữ gìn đạo tâm cho mình và cho mọi người -- đây là một trận chiến không có chiến tuyến. Nếu đạo tâm mà không bị gián đoạn thì có ngày cái nhân này trổ quả -- đắc đạo.

Cuối năm nhìn lại cả năm qua
Bao điều vui khổ đến cùng ta
Danh lợi, thế tình như mây nổi
Đạo tâm mong giữ chẳng lìa xa.
***
Ta mang tâm Phật sống hiền hòa
Nhưng đời đầy những kẻ tâm ma
Nên phải dặn lòng luôn tỉnh táo
Lòng người nhiều lúc dễ phôi pha.
***
Chí thành nương náu với Như Lai
Thoát khỏi trần gian giấc mộng dài
Chánh pháp ánh dương soi cuộc sống
Chẳng còn do dự điều đúng sai.

---
Lưu ý