Sunday, May 11, 2014

Bốn đức tính của Niết Bàn

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

(*) Bốn đức tính của Niết Bàn: Thường, Lạc, NgãTịnh.
Khi một vị Thánh chứng được Niết Bàn là có bốn đức tính trên.

(*) Trái ngược với 4 đức tính của Niết Bàn là 4 đặc tính trong thế gian: Vô thường, Khổ, Duyên hợpBất tịnh.

1. Trước hết, ta bàn về 4 đặc tính của thế gian:
1.1. Vô thường:
  • Mọi sự vật, sự việc trên đời đều thay đổi. 
  • Thay đổi có 2 trạng thái: từ tốt sang xấu (đang khỏe mạnh thì bị bệnh, ốm, chết; hai người yêu nhau thì phải chia ly; hoặc bông hoa đang đẹp là thế nhưng vài hôm sau sẽ tàn úa, v.v.), từ xấu sang tốt (qua mùa đông lạnh lẽo sẽ tới mùa xuân ấm áp, v.v.).
  • Khi ta xem nó là quy luật, ta chấp nhận nó thì ta cũng đỡ đau khổ.
  • Đa phần chúng ta bi quan khi sự vật đổi từ tốt thành xấu và từ xấu thành tốt.
  • Nếu chúng thấy cả hai khía cạnh thì tâm sẽ bình thản.

1.2. Đau khổ:
  • Là khi tâm bị bức xúc: có người thấy cái khổ của mình là điều nhục nhã vì thua xút mọi người, còn có người lại an vui trong cái nghèo.
  • Bởi vậy phải giữ cái tâm, hoàn cảnh dù thế nào thì tâm cũng không bức xúc.

1.3. Duyên hợp:
  • Mọi chuyện đều từ nhiều yếu tố hợp thành
  • Nhìn thấy một bức tranh cô gái lõa lồ, người ta không có trí tuệ sẽ ham thích. Nhưng người có trí tuệ thấy đó là giấy, là mực. Thậm chí ngay cả khi cô gái thật ở trước mặt, người có trí tuệ sẽ thấy các yếu tố hợp thành là thịt, là xương, không còn ham thích nữa.

1.4. Bất tịnh:
  • Cái thân này không sạch sẽ: trên căn bản thì cơ thể sạch nhưng ở phía sau, sự bài tiết lại không sạch.
  • Cuộc đời này đầy lầm lỗi: chúng sinh sa đọa quá nhiều, bởi chúng ta ham vui, ích kỷ, hận thù.


2. Niết bàn:
2.1. Thường:
  • Cái gì đã đạt được rồi thì không mất đi nữa.

2.2. Lạc:
  • Niết Bàn là hạnh phúc, chứ không phải là trống không
  • Ví dụ: Nếu ta phải gánh một gánh đá, ta thấy mệt, khổ. Nếu phải gánh một gánh vàng thì ta thấy thích. Qua nhiều kiếp, cứ phải gánh qua gánh lại nay vàng mai đá. Cái hạnh phúc thật sự là buông được cái gánh xuống.
  • Người đã chứng được Nhị Thiền thì tâm như suối nguồn hạnh phúc
  • Thành quả của Niết Bàn lớn quá nên cái nhân ta gieo thì cũng phải tuyệt đối vô hạn. Bởi vậy, ta phải thương yêu tất cả chúng sinh, làm mọi điều cho người, đem lợi ích cho mọi người, không mong cầu cho bản thân mình. Nhưng sẽ là cực đoan, liều lĩnh nếu cứ phí thân 

2.3. Ngã:
  • Ở đây, Ngã là sức làm chủ phi thường
  • Tất cả chúng sinh ta ở đây không ai làm chủ được cuộc đời mình (không thể không bị bệnh, không thể làm mình giàu sang)
  • Lý do là do chúng ta si mê từ bao nhiêu kiếp, làm tâm ta bất an.
  • Ta chỉ có thể làm chủ cuộc đời qua nhân quả. Nếu gây nhân sai lầm, làm khổ người khác thì sau này, dù ta muốn vui, cuộc sống của ta vẫn khổ.
  • Sức làm chủ này không giống với "Đại Ngã" của ngoại đạo

2.4. Tịnh:
  • Niết bàn là nơi thuần khiết, không còn vô minh, không còn mê lầm, không còn lỗi lầm
  • Ta phải có cái nhân tương xứng: bản thân đừng phạm lỗi, và giúp người xung quanh không phạm lỗi -- giúp họ hiểu đạo lý, muốn đạt được điều gì thì mong cho người xung quanh đạt được điều đó trước.
---
Lưu ý


Friday, May 9, 2014

Kiếp người

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Phần 1 -- Phần 2 - Lưu trữ
Bối cảnh:

Có 4 loại giấc mơ:
  • Do vọng tưởng mà thành: trong ngày chúng ta suy nghĩ mông lung, đến khi ngủ thì ý nghĩ quay lại
  • Báo điềm: thấy được việc tương lai sắp xảy tới, do có tâm linh nhạy bén
  • Thấy tiền kiếp từ quá khứ: 
  • Tiếp xúc với người cõi âm, Bồ Tát:

Trong đạo Phật, tính chân lý rất cao (trí tuệ như thật), sự thật như thế nào thì phải biết đúng như vậy. Thuyết phục con người bằng chân lý.

Đạo Phật hiện chưa trú trọng đạo lý vô ngã -- không thấy mình là gì nữa. Phật giáo nguyên thủy có nói đến vô ngã, nhưng chỉ còn ở vài nước Nam Tông.

Phật giáo lại đang phát triển ở các nước phát triển, Âu-Mỹ.


---
Lưu ý


Sunday, April 27, 2014

Tình và lý

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube (Phần 1 -- Phần 2) - Lưu trữ
Bối cảnh: Trước lễ Vesak 2014

Chỉ có người nào chứng quả Thánh Tu Đà Hoàn mới không bị nhầm lẫn giữa động cơ của việc làm, có khi làm một đường mà động cơ một nẻo.

Tự mình phải xét mỗi khi mình làm việc gì thì đều thấy động cơ thực sự của mình là gì.

Hãy khoan đánh giá ai đó cho tới khi mình biết được động cơ thực sự bên trong. Có người làm việc, bề ngoài thấy tốt, nhưng động cơ lại là xấu; ngược lại, việc làm thì có vẻ xấu nhưng động cơ lại là tốt.



---
Lưu ý


Sunday, April 13, 2014

Không sầu muộn lo âu

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh: Loạt bài giảng Kinh pháp cú



---
Lưu ý