Sunday, May 11, 2014

Bốn đức tính của Niết Bàn

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

(*) Bốn đức tính của Niết Bàn: Thường, Lạc, NgãTịnh.
Khi một vị Thánh chứng được Niết Bàn là có bốn đức tính trên.

(*) Trái ngược với 4 đức tính của Niết Bàn là 4 đặc tính trong thế gian: Vô thường, Khổ, Duyên hợpBất tịnh.

1. Trước hết, ta bàn về 4 đặc tính của thế gian:
1.1. Vô thường:
  • Mọi sự vật, sự việc trên đời đều thay đổi. 
  • Thay đổi có 2 trạng thái: từ tốt sang xấu (đang khỏe mạnh thì bị bệnh, ốm, chết; hai người yêu nhau thì phải chia ly; hoặc bông hoa đang đẹp là thế nhưng vài hôm sau sẽ tàn úa, v.v.), từ xấu sang tốt (qua mùa đông lạnh lẽo sẽ tới mùa xuân ấm áp, v.v.).
  • Khi ta xem nó là quy luật, ta chấp nhận nó thì ta cũng đỡ đau khổ.
  • Đa phần chúng ta bi quan khi sự vật đổi từ tốt thành xấu và từ xấu thành tốt.
  • Nếu chúng thấy cả hai khía cạnh thì tâm sẽ bình thản.

1.2. Đau khổ:
  • Là khi tâm bị bức xúc: có người thấy cái khổ của mình là điều nhục nhã vì thua xút mọi người, còn có người lại an vui trong cái nghèo.
  • Bởi vậy phải giữ cái tâm, hoàn cảnh dù thế nào thì tâm cũng không bức xúc.

1.3. Duyên hợp:
  • Mọi chuyện đều từ nhiều yếu tố hợp thành
  • Nhìn thấy một bức tranh cô gái lõa lồ, người ta không có trí tuệ sẽ ham thích. Nhưng người có trí tuệ thấy đó là giấy, là mực. Thậm chí ngay cả khi cô gái thật ở trước mặt, người có trí tuệ sẽ thấy các yếu tố hợp thành là thịt, là xương, không còn ham thích nữa.

1.4. Bất tịnh:
  • Cái thân này không sạch sẽ: trên căn bản thì cơ thể sạch nhưng ở phía sau, sự bài tiết lại không sạch.
  • Cuộc đời này đầy lầm lỗi: chúng sinh sa đọa quá nhiều, bởi chúng ta ham vui, ích kỷ, hận thù.


2. Niết bàn:
2.1. Thường:
  • Cái gì đã đạt được rồi thì không mất đi nữa.

2.2. Lạc:
  • Niết Bàn là hạnh phúc, chứ không phải là trống không
  • Ví dụ: Nếu ta phải gánh một gánh đá, ta thấy mệt, khổ. Nếu phải gánh một gánh vàng thì ta thấy thích. Qua nhiều kiếp, cứ phải gánh qua gánh lại nay vàng mai đá. Cái hạnh phúc thật sự là buông được cái gánh xuống.
  • Người đã chứng được Nhị Thiền thì tâm như suối nguồn hạnh phúc
  • Thành quả của Niết Bàn lớn quá nên cái nhân ta gieo thì cũng phải tuyệt đối vô hạn. Bởi vậy, ta phải thương yêu tất cả chúng sinh, làm mọi điều cho người, đem lợi ích cho mọi người, không mong cầu cho bản thân mình. Nhưng sẽ là cực đoan, liều lĩnh nếu cứ phí thân 

2.3. Ngã:
  • Ở đây, Ngã là sức làm chủ phi thường
  • Tất cả chúng sinh ta ở đây không ai làm chủ được cuộc đời mình (không thể không bị bệnh, không thể làm mình giàu sang)
  • Lý do là do chúng ta si mê từ bao nhiêu kiếp, làm tâm ta bất an.
  • Ta chỉ có thể làm chủ cuộc đời qua nhân quả. Nếu gây nhân sai lầm, làm khổ người khác thì sau này, dù ta muốn vui, cuộc sống của ta vẫn khổ.
  • Sức làm chủ này không giống với "Đại Ngã" của ngoại đạo

2.4. Tịnh:
  • Niết bàn là nơi thuần khiết, không còn vô minh, không còn mê lầm, không còn lỗi lầm
  • Ta phải có cái nhân tương xứng: bản thân đừng phạm lỗi, và giúp người xung quanh không phạm lỗi -- giúp họ hiểu đạo lý, muốn đạt được điều gì thì mong cho người xung quanh đạt được điều đó trước.
---
Lưu ý


Friday, May 9, 2014

Kiếp người

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Phần 1 -- Phần 2 - Lưu trữ
Bối cảnh:

Có 4 loại giấc mơ:
  • Do vọng tưởng mà thành: trong ngày chúng ta suy nghĩ mông lung, đến khi ngủ thì ý nghĩ quay lại
  • Báo điềm: thấy được việc tương lai sắp xảy tới, do có tâm linh nhạy bén
  • Thấy tiền kiếp từ quá khứ: 
  • Tiếp xúc với người cõi âm, Bồ Tát:

Trong đạo Phật, tính chân lý rất cao (trí tuệ như thật), sự thật như thế nào thì phải biết đúng như vậy. Thuyết phục con người bằng chân lý.

Đạo Phật hiện chưa trú trọng đạo lý vô ngã -- không thấy mình là gì nữa. Phật giáo nguyên thủy có nói đến vô ngã, nhưng chỉ còn ở vài nước Nam Tông.

Phật giáo lại đang phát triển ở các nước phát triển, Âu-Mỹ.


---
Lưu ý


Sunday, April 27, 2014

Tình và lý

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube (Phần 1 -- Phần 2) - Lưu trữ
Bối cảnh: Trước lễ Vesak 2014

Chỉ có người nào chứng quả Thánh Tu Đà Hoàn mới không bị nhầm lẫn giữa động cơ của việc làm, có khi làm một đường mà động cơ một nẻo.

Tự mình phải xét mỗi khi mình làm việc gì thì đều thấy động cơ thực sự của mình là gì.

Hãy khoan đánh giá ai đó cho tới khi mình biết được động cơ thực sự bên trong. Có người làm việc, bề ngoài thấy tốt, nhưng động cơ lại là xấu; ngược lại, việc làm thì có vẻ xấu nhưng động cơ lại là tốt.



---
Lưu ý


Sunday, April 13, 2014

Không sầu muộn lo âu

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh: Loạt bài giảng Kinh pháp cú



---
Lưu ý


Sunday, March 9, 2014

Cuộc đua khốc liệt

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

Bài học Rùa và Thỏ

Điều khó khăn là chúng ta không biết rằng chúng ta đang ở trong cuộc đua. Đến khi biết được thì đã quá muộn -- chúng ta biết ta thua cuộc.

(*) Cuộc đua thứ nhất: giữa Bản ngãVô ngã
  • Bản ngã là thứ làm ta kiêu căng hơn, làm ta thấy mình hơn người. Vô ngã là thứ làm ta thấy mình không là gì.
  • Cho đến ngày ta chết, nếu bản ngã ta nhỏ dần, nhỏ dần thì đó là kết quả tốt; còn nếu bản ngã lớn lên thì đời sau ta đi về cảnh giới khổ.

Các yếu tố làm tăng bản ngã:
  • Chấp tuổi tác
  • Chấp về điều kiện sống
  • Chấp về công đức khi làm Phước
  • Tu tập Thiền định không đúng cách (Nếu chỉ theo dõi hơi thở mà không điều khiển thì bản ngã không bị tăng, còn nếu điều khiển thì bản ngã tăng lên)

Để làm cho bản ngã nhỏ lại thì phải ngồi Thiền:
  • Suy nghiệm thân vô thường (Đạt được nhiêu điều đều thấy không phải của ta. Cư xử hòa đồng, thân thiện, không thấy ranh giới)
  • Suy nghiệm trong thân vô thường này có hơi thở vào, có hơi thở ra
Lìa khỏi thế gian để đi tìm đắc đạo là điều không thể.

(*) Cuộc đua thứ hai: giữa Đạo đứcKinh tế
  • Tiền nhiều mà đạo đức không theo kịp thì theo sau là hưởng thụ, sa đọa, tội lỗi
  • Ở đâu hưởng thụ sa đọa nhiều thì tội lỗi, xã hội đen cũng tăng theo
  • Đạo đức mà thua kinh tế vật chất thì con người đi xuống vực thẳm

(*) Cuộc đua thứ ba (cho người tu): giữa Vật chấtTâm linh
Lúc ngồi Thiền ta tu đã đành nhưng trong đời sống hàng ngày thì ta vẫn phải giữ chặt pháp môn (để tâm không rời khỏi thân)

(*) Cuộc đua thứ tư: giữa Toàn cầu hóaTình yêu thương nhân loại
  • Toàn cầu hóa làm con người gần nhau hơn, nếu tình yêu thương nhân lại không phát triển kịp thì con người sẽ đau khổ.
  • Phật đã nói, gần nhau mà ghét nhau là khổ
  • Từng Phật tử -- khi đã được học Phật về tình yêu thương không giới hạn -- phải là những người tiên phong trong việc thúc đẩy tình yêu thương nhân loại

(*) Cuộc đua thứ năm: giữa Tiêu thụ sản phẩmBảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường đang chậm so với Tiêu thụ sản phẩm.

---
Lưu ý


Friday, February 14, 2014

Làm cho tâm ý lưu thông

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

Chúng ta có ý và tàng.
- Ý giống như cái phòng khách -- dễ nhận biết, Tàng giống như cái nhà kho -- sâu kín hơn (chứa sự thèm khát, sự tuyệt vọng, sự sợ hãi, v.v.)
- Bình thường, khi chúng ta làm gì đó (đọc sách, xem phim, v.v.) "phòng khách" của chúng ta bị chiếm cứ, còn các nỗi khổ niềm đau thì bị đè nén trong "nhà kho". Nhưng khi chúng ta đi ngủ thì "phòng khách" trống, các nỗi khổ niềm đau sẽ từ nhà kho tràn ra -- chúng ta gặp ác mộng.

Nhiều người sợ đối diện với các nỗi khổ niềm đau này -- họ cứ phải tìm việc gì đó để làm (ăn cái gì đó, lái xe đi lòng vòng, kiếm công việc để mưu sinh, v.v.). Tuy nhiên, cách làm này là không tốt.

Chánh niệm chính là Bụt (Phật).

Khi các nỗi khổ niềm đau trồi lên từ Tàng thì chúng ta cần nhận diện. Ta cần nuôi dưỡng, để cho các năng lượng tốt (ví dụ Chánh niệm) được phát triển. Hàng ngày ta phải thực tập chánh niệm (Thiền đi, Thiền thở, Thiền làm việc).

Sau khi được ôm ấp bởi Chánh niệm rồi thì nỗi khổ niềm đau quay trở lại tàng thức -- nó chưa hết ngay đi nhưng nó có nhẹ bớt.

Có những nỗi khổ niềm đau mà một mình mình không chịu nổi, nhưng nếu ở trong Tăng thân thì mình được tiếp nhận năng lượng của các bạn tu -- cái này gọi là hộ niệm.

Phương pháp thở mà Đức Thế Tôn dạy có tác dụng ôm ấp các nỗi khổ niềm đau và làm cho nó êm dịu lại. An tịnh tâm hạnh, tôi thở vào; an tịnh tâm hạnh, tôi thở ra. Tâm hạnh đó có thể là sợ, giận dữ. Chúng ta không cần phải tranh đấu với nỗi khổ niềm đau. Giống như khi trời nóng, chúng ta thấy nóng bức mồ hôi đầm đìa, nhưng ta đâu cần tranh đấu với cái nóng, mà ta quạt nhè nhẹ, tự khắc cái nóng tan đi.

Hơi thở mà ta thực tập quán niệm thì giống như gió nhẹ từ cái quạt. Cứ thực tập như vậy mình sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Khi cáu giận, hãy đứng/ngồi đó mà thở một vài phút, mình sẽ thấy nỗi cáu giận nguôi đi rõ ràng.

Chánh niệm như là một nguồn năng lượng, mang đến cho chúng ta niềm vui.

Để buông bỏ được không dễ -- phải có tuệ giác. Người trẻ thường khó buông bỏ. Ham muốn -- dục: ham ăn ngon, muốn mặc đẹp, muốn có nhiều tiền, muốn được khen ngợi, v.v. Có khi ta nói người trẻ buông bỏ thì họ không nghe ngay, đôi khi ta buộc phải để họ trải nghiệm ở một mức độ nào đó. Người trẻ mà buông bỏ được thì tức là đã có tuệ giác.

5 giới quý báu:

Phật để lại 5 giới cho chúng ta. Phật không bắt ép chúng ta, nếu chúng ta muốn đi theo các dục thì hãy cứ đi, nhưng, khi nào chúng ta thấy đau khổ vì đi theo dục thì đây là cẩm nang -- 5 giới.

Con đường của sự muốn -- The path of desire.

Bên Ấn Độ quan niệm 4 giai đoạn của đời người:
Dục --> Thành công --> Phụng sự --> Buông bỏ
Nhưng trong đạo Phật thì không quan niệm như vậy, bởi ngay trên con đường của sự muốn, ta đã thực hành buông bỏ.

Trạng thái "Không sinh, không diệt"

[Chúng ta muốn điều gì đó, nhưng không phải cho bản thân mình -- cái Ta.]

[Chúng ta giỏi ở lĩnh vực nào đó cũng, thành công trong ngành nghề nào đó cũng không phải cho ta.]

Khi phụng sự, ta đã chuyển từ cái muốn đạt được, nay cái muốn của ta đã chuyển sang muốn phụng sự (vô ngã -- không còn vì mình nữa, mà vì người khác) --> Niềm vui của mình đã lớn hơn.

Ta cũng vẫn muốn thành công, nhưng không phải cho mình nữa, mà cho tăng thân -- ta muốn tốt cho người khác, cho xã hội, cho nhân loại, làm sao bớt bạo lực, bớt kỳ thị, v.v.

Buông bỏ ở đây là bỏ đi cái "Ta" riêng biệt -- bỏ cái ta đi rồi thì hạnh phúc vẫn có, thành công vẫn có và phụng sự vẫn có.

Điểm chính cần ghi nhớ:
Buông bỏ không phải quay lưng lại với cuộc đời; không phải là yếm thế. Sự thực buông bỏ để có hạnh phúc; những thứ ta tưởng là hạnh phúc thực chất là "dục" -- cái muốn. Bỏ đi cái Ta để có hạnh phúc.

---
Lưu ý


Wednesday, February 12, 2014

Vui trong công việc

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh: Công ty Phúc Thành đến thăm chùa Phật Quang

Có 4 điều làm cho cuộc sống nơi công việc được hạnh phúc:
- Người chủ tốt
- Công việc ta yêu thích
- Thu nhập tương đối
- Đồng nghiệp tốt


- Nếu là người chủ, hãy là người chủ tốt
- Nếu là một người nhân viên, ta hãy là một người nhân viên trung thành
- Nếu là một đồng nghiệp, hãy là đồng nghiệp vui vẻ, hòa thuận
- Hãy yêu thích công việc của mình: Ta hãy yêu công việc mà mình làm, đừng cố đi tìm công việc mà mình yêu

Luôn luôn có đẳng cấp, bởi vì phước của từng người khác nhau, bởi vậy đừng so bì mà hãy cố gắng làm phước.

Nhưng thế gian này mãi mãi có người hơn người kém. Tuy nhiên có một nơi mà mọi người đều bình đẳng, đó chính là sự bình yên trong Thiền định. Nơi cõi tâm linh giác ngộ thì mọi người đều bình đẳng.

Khi con người yên lắng được trong Thiền định, thì sáng tạo tăng lên, chất lượng công việc tăng lên.

Yếu tố thứ 5 của hạnh phúc: mọi người có cơ hội tu tập Thiền định.

Bản ngã này làm ta đau khổ, đẩy ta vào tội lỗi, si mê.

Cõi đời lúc nào cũng đau khổ, vô thường, tạm bợ.

Thực tế thì có người hơn, kẻ kém; nhưng đạo đức mách bảo ta rằng ai cũng quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày, ta vẫn phải làm công việc của mình; nhưng trong trái tim ta phải hiểu rằng việc nào cũng quan trọng như nhau.

Từng ngày đi qua là từng ngày phải làm phước:
- Làm phước trong công việc (làm việc tận tụy, v.v.)
- Làm phước ngoài công việc (giúp đỡ bà con, xóm giềng, v.v.)



---
Lưu ý


Sunday, February 9, 2014

Chế Ngự Khổ Đau Giận Giữ

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh: Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (tp Hồ Chí Minh) -- 2005

Trong đạo Phật có phần không tôn giáo mà ai cũng có thể thực hành

---
Lưu ý


Kinh sám hối

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:



KINH SÁM HỐI

Kính lạy Đấng Giác Ngộ
Giữa thế gian tối tăm 
Người là vầng ánh sáng
Giữa biển đời khổ đau
Người đảo cồn nương tựa
Chúng con xin kính dâng 
Lên người lòng Tôn Kính
Vô biên và mãi mãi
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Trí tuệ người vô cùng
Chiếu soi cả pháp giới
Suốt ba cõi chúng sinh
Không điều gì chẳng biết
Biết làm sao nói lên
Lòng chúng con kính ngưỡng...
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con sống yên vui
Trong từ bi của người
Ngập tràn như không khí
Trùm phủ khắp muôn loài 
Tha thứ và độ lượng 
Bao la và gần gủi
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Nơi trí giác tuyệt vời
Người vượt qua chấp ngã
Không còn là chính mình
Người đã là tất cả
Là hạt bụi cánh hoa
Là trăng sao mây gió
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Núi có thể lung lay
Nhưng người là bất động
Tâm bình an của người 
Còn hơn cả hư không
Rất kín nhiệm sâu màu
Đến tận cùng tuyệt đối
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Người cao cả thiêng liêng
Người bao la vời vợi
Mà chúng con nhỏ bé
Tầm thường và tội lỗi
Biết bao kiếp si mê
Trong tham lam thù hận
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Từ chấp ngã ban đầu
Biến thành tâm ích kỷ
Chỉ nghĩ lợi phần mình
Mà quên đi tất cả
Bây giờ con ăn năn
Xin nguyện chừa lỗi trước
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Từ chấp ngã ban đầu
Biến thành tâm kiêu mạn
Thấy mình hơn mọi người
Rồi khinh thường tất cả
Hôm nay trước muôn loài
Con cúi đầu sám hối
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Có ai ngờ được rằng
Tâm kiêu mạn khởi lên 
Là nhiểm ô nối bước
Khiến chúng con chìm trong
Đam mê và dục vọng
Thấp hèn và tội lỗi
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tâm ích kỷ trước kia
Đưa đến lòng ác độc 
Khiến chúng con nhẫn tâm
Gây tổn hại muôn loài
Bằng lời nói gươm đao
Hoặc âm mưu đen tối
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Vì không biết thương người
Nên muốn ai cũng xấu
Nên chỉ thích chê bai 
Để làm người nhục nhã
Ôi lời nói chê bai
Làm con người chia rẽ..
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Tâm tự kiêu ngự trị
Nên nóng giận dễ dàng
Mỗi khi có người nào
Làm cho con trái ý
Hoặc xúc phạm đến con
Hoặc điều con ưa thích
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Làm được chút điều lành
Chưa có đáng là bao
Mà con tưởng rất nhiều
Nên khởi tâm tự mãn
Làm đóng lại con đường
Đi về nơi cao thượng...
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Rồi phật pháp cao siêu
Con hiểu được đôi điều
Đã thích thú khoe khoang
Không khiêm cung kín đáo
Làm hao tổn thiện căn
Phát sinh nhiều trở ngại
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật

Ôi lầm lỗi chập chùng 
Vây kín cả tâm con
Dù tha thiết ăn năn
Vẫn khó trừ diệt được
Cúi xin mười phương Phật
Soi sáng cả lòng con
Để trong mỗi phút giây
Con luôn luôn tỉnh giác
Xét được lầm lỗi mình
Từ nội tâm sâu kín
Con nguyện mãi về sau
Dù sinh về nơi đâu
Sẽ đem trọn đời mình
Hiến dâng cho tất cả
Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật (3)


---
Lưu ý


Thursday, February 6, 2014

Ý nghiệp

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

Nguyên nhân gây ra chiến tranh, bạo lực là do tham, do sân
Nguyên nhân gây ra tham, sân là do dục
Nguyên nhân gây ra dục là vọng tưởng

Phần lớn chúng ta bị vọng tưởng, đối mặt với nó người ta có 2 xu hướng:
- "Sống chung với lũ": việc mình làm cứ làm, vọng tưởng thì cứ vọng tưởng -- sẽ không có an lạc
- "Nhận diện, kiểm soát vọng tưởng": khi vọng tưởng khởi lên là cố gắng xét xem vọng tưởng này có tạo nghiệp hay không

Có kết quả của Thiền định vẫn chưa đảm bảo không đổ vỡ, bởi có thể tâm chưa thuần thiện, ý nghiệp sai lầm vẫn có thể khởi lên.

Một trong các ý nghiệp sai lầm mà có thể gây đổ vỡ toàn bộ công đức là "đố kỵ" -- ví dụ là Đề Bà Đạt Đa đố kỵ với Phật.

Với bạn bè đồng nghiệp của mình, thì mình khởi tâm cầu cho bạn mình giỏi hơn mình, cái tâm này giúp mình kìm được sự đố kỵ có thể khởi lên.

Với người giàu thì mình phải khởi tâm tùy hỷ -- hiểu rằng đời trước họ đã làm nhiều việc Phước Đức nên đời này họ xứng đáng hưởng sung sướng.

---
Lưu ý