Bối cảnh:
Bài học Rùa và Thỏ
Điều khó khăn là chúng ta không biết rằng chúng ta đang ở trong cuộc đua. Đến khi biết được thì đã quá muộn -- chúng ta biết ta thua cuộc.
(*) Cuộc đua thứ nhất: giữa Bản ngã và Vô ngã
- Bản ngã là thứ làm ta kiêu căng hơn, làm ta thấy mình hơn người. Vô ngã là thứ làm ta thấy mình không là gì.
- Cho đến ngày ta chết, nếu bản ngã ta nhỏ dần, nhỏ dần thì đó là kết quả tốt; còn nếu bản ngã lớn lên thì đời sau ta đi về cảnh giới khổ.
Các yếu tố làm tăng bản ngã:
- Chấp tuổi tác
- Chấp về điều kiện sống
- Chấp về công đức khi làm Phước
- Tu tập Thiền định không đúng cách (Nếu chỉ theo dõi hơi thở mà không điều khiển thì bản ngã không bị tăng, còn nếu điều khiển thì bản ngã tăng lên)
Để làm cho bản ngã nhỏ lại thì phải ngồi Thiền:
- Suy nghiệm thân vô thường (Đạt được nhiêu điều đều thấy không phải của ta. Cư xử hòa đồng, thân thiện, không thấy ranh giới)
- Suy nghiệm trong thân vô thường này có hơi thở vào, có hơi thở ra
(*) Cuộc đua thứ hai: giữa Đạo đức và Kinh tế
- Tiền nhiều mà đạo đức không theo kịp thì theo sau là hưởng thụ, sa đọa, tội lỗi
- Ở đâu hưởng thụ sa đọa nhiều thì tội lỗi, xã hội đen cũng tăng theo
- Đạo đức mà thua kinh tế vật chất thì con người đi xuống vực thẳm
(*) Cuộc đua thứ ba (cho người tu): giữa Vật chất và Tâm linh
Lúc ngồi Thiền ta tu đã đành nhưng trong đời sống hàng ngày thì ta vẫn phải giữ chặt pháp môn (để tâm không rời khỏi thân)
(*) Cuộc đua thứ tư: giữa Toàn cầu hóa và Tình yêu thương nhân loại
- Toàn cầu hóa làm con người gần nhau hơn, nếu tình yêu thương nhân lại không phát triển kịp thì con người sẽ đau khổ.
- Phật đã nói, gần nhau mà ghét nhau là khổ
- Từng Phật tử -- khi đã được học Phật về tình yêu thương không giới hạn -- phải là những người tiên phong trong việc thúc đẩy tình yêu thương nhân loại
(*) Cuộc đua thứ năm: giữa Tiêu thụ sản phẩm và Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường đang chậm so với Tiêu thụ sản phẩm.
---
Lưu ý