(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Hòa thượng Thích Huyền Diệu. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)
Phần 1:
Thiền định là đỉnh cao, là cốt lõi; bởi vậy người đến với đạo Phật trước sau gì cũng phải đến với Thiền định mới có thể đạt được những lợi ích sâu xa từ nguồn chân lý vi diệu của Phật đà.
Tâm của mỗi chúng ta là một mớ ý niệm hỗn độn, quay cuồng với nhau, quấn chặt với nhau dường như không thể tách rời hay dừng lại. Trong mớ hỗn độn quay cuồng đó, tâm chúng ta hình thành một cảm giác chấp ngã mãnh liệt, ai cũng thấy mình là trung tâm của vũ trụ, khác với mọi người mọi vật bên ngoài. Từ cái chấp ngã dữ dội này chúng ta phát triển dần tham lam, hơn thua, ganh ghét, đố kỵ, luyến ái, ích kỷ, hung bạo.
Nhờ Thiền định tâm chúng ta được an tĩnh dần dần, mớ tâm thức hỗn độn đó được tháo gỡ hóa giải dần dần, và đỉnh cao của Thiền định là toàn bộ chấp ngã được diệt trừ, vô minh chấm dứt và hành giả đạt được giác ngộ giải thoát như Phật đã tuyên bố.
Điểm chủ yếu của Thiền định là đưa tâm vào an định, không suy nghĩ không vọng tưởng, nhưng vẫn tỉnh táo, tỉnh giác. Tuy nhiên ai đã thực hành đều thấy rõ là không dễ đưa tâm vào an định, vọng tưởng sẽ chập chờn phá quấy mãi. Người không kiên nhẫn sẽ phải bỏ cuộc giữa đường.
Phần 2 ...
Mỗi người đến với Thiền định cũng có năng khiếu khác nhau, có người thích hợp PP này, có người thích hợp PP khác. Có PP thích hợp người có căn cơ cao, có PP thích hợp người có căn cơ thấp; có PP có nhiều phản ứng phụ.
Tu tập Thiền định như dùng thuốc.
Nicaya, Thiền tông Trung Hoa Việt Nam, PP được giới thiệu là thấp nhất, phù hợp người có căn cơ thấp.
Tạo dựng căn bản của Thiền định:
- Đạo đức sâu thẳm trong nội tâm: thanh lọc tâm mình cho thuần thiện (lòng từ bi, tâm khiêm hạ, nhu hòa, vị tha, v.v. phải được tu tập thực hành một cách kỹ càng). Thước đo của Thiền định là cư xử với người xung quanh. Chính trong tương quan với mọi người mà chúng ta có điều kiện để tu sửa chính mình. Khi có được chút thành công thì phải khởi tâm khiêm hạ.
- Công đức dồi dào: Mức độ định đạt được trong tâm phụ thuộc vào công đức. Chữ "công" hàm ý sự cực nhọc về thể xác, sự hao tổn về vật chất. Một hành giả trong tu tập Thiền định sẽ phải là người đem lại an vui cho mọi người trong suốt cuộc sống. Hành giả phải siêng năng tạo nhiều Phước lành lớn lao, và chính các Phước lành đó sẽ tạo thành kết quả tốt đẹp trong Thiền định. Muốn có một nội tâm thanh tịnh thì chúng ta phải cư xử tốt với cuộc đời, thể hiện được đạo đức trong cuộc đời chứ không phải thờ ơ với cuộc đời. Một công đức quan trọng khác là Công đức lễ kính Phật. Theo luật nhân quả nghiệp báo, có kính thầy mới được làm thầy; bởi vậy chúng ta có tôn kính đức Phật thì chúng ta mới có thể thành tựu một số đức tính tốt của đức Phật, chúng ta mới tăng trưởng đạo hạnh và tiến sâu vào đạo hạnh. Hành giả tu tập Thiền định phải sắp xếp thời gian lễ Phật mỗi ngày, và lễ với tất cả lòng tôn kính tha thiết của mình. Công đức lễ kính Phật sẽ giữ gìn sự tu hành của chúng ta lâu dài từ kiếp này sang kiếp khác; giữ gìn nhân cách chúng ta ổn định từ đời này qua đời khác. Ngoài ra khi lễ Phật, chúng ta còn phát ra nhiều lời nguyện để định hướng cho sự tu hành của mình trong vô lượng kiếp về sau. Chúng ta có thể phát nguyện rằng: "Xin cho con đủ lòng thương yêu tất cả chúng sinh trong 3 cõi 6 đường, xin cho muôn loài biết thương yêu lẫn nhau; xin cho con giữ được tâm khiêm hạ tôn trọng mọi người tự thấy mình như cát bụi cỏ rác; xin cho con giữ được sự tinh tấn không ngừng nghỉ đến khi thành tựu đạo quả viên mãn, để con mãi hóa độ chúng sinh về với Phật đạo"
- Khí công: là phương pháp tập luyện với mục đích tạo thành sức mạnh tiềm tàng bên trong cơ thể; khí công đưa đến sự tích trữ sức mạnh lắng xuống vùng bụng dưới đan điền, và như vậy khiến cho phần trên đầu trở nên thanh thản nhẹ nhàng và mạnh mẽ. Đây là điều độc đáo của y học Đông phương, một cơ thể ổn định phải có lực lắng xuống dưới và rỗng ở trên, đó là nguyên tắc của khí công, là một sự hỗ trợ lớn cho công phu Thiền định. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều PP luyện tập khí công tùy theo dòng phái võ thuật.
4 thế khí công căn bản ít phức tạp, xem như là 4 thế tập thể dục, nhưng lại có tác dụng tạo tiềm lực cho công phu Thiền định:
- Thế thứ nhất (Chuyển nhâm đốc): Hành giả đứng thẳng, 2 chân dang ra vừa ngang vai, bắt đầu thở ra song song với việc cúi người xuống, hai tay buông thẳng xuống đất theo cái đầu cũng đang cúi xuống. Xong bắt đầu hít vào song song với việc đứng thẳng lên và ngả người ra đằng sau để cho lưng uốn cong ra sau như động tác uốn dẻo. Lúc ngả người ra sau là lúc đang nín thở. Đó là một lần. Lặp lại bằng cách thở ra cùng lúc với việc cúi gập người xuống. Tốc độ của động tác thì thong thả, phù hợp với hơi thở.
- Thế thứ hai (Tích nội lực): Hành giả chống hai tay ngang hông, dang 2 chân ra vừa ngang vai. Bắt đầu thở ra trong lúc thả người nhẹ nhàng xuống trong khi giữ cho lưng vẫn thẳng, 2 chân giữ tấn vững chắc. Tư thế giống như ngồi xổm xuống nhưng thực ra mông vẫn chưa rơi xuống hết, vẫn kìm lại một chút. Bắt đầu hít đầy hơi, phình bụng ra, rồi từ từ đúng lên vừa giữ hơi ở bụng. Lúc đứng dậy vẫn phải giữ lưng thẳng, không để chồm ra trước. Khi đứng thẳng rồi còn nhón chân đứng thẳng thêm và thắt hậu môn. Sau đó mới thở ra và gieo mình như cũ. Đây là tư thế quan trọng nhất để tích lũy nội lực. (Tư thế này bề ngoài thì giống với khí công nguyên pháp - thụt dầu, nhưng nhịp thở thì trái ngược hoàn toàn)
- Thế thứ ba (Hoạt khí): Hành giả đứng hai chân vừa ngang vai, hơi trùng xuống thấp một chút. Bắt đầu hít hơi vào cùng với việc quay hai cánh tay. Khi hai tay lên đến đỉnh đầu thì bắt đầu thở ra và tay cũng đang quay xuống phía trước mặt. Khi hai tay xuống thấp nhất thì lại bắt đầu hít vào và hai tay lại quay lên trên. Cần chú ý là khi hai tay đang quay lên và đang hít vào thì hai bàn tay phải rủ hết xuống. Còn khi hai tay đang chuyển quay xuống, đang thở ra thì hai bàn tay lại uốn lên. Thế này làm khí huyết khai thông, kinh nguyệt lưu thông.
- Thế thứ tư (Luyện thần): hành giả đứng trung bình tấn, hai chân dang vừa vai thấp xuống, ai đứng càng thấp càng tốt, chỉ sợ thấp quá thì không đứng lâu được. Hai bàn tay để ngửa ngang hông. Hành giả bắt đầu hít vào đầy bụng dưới rồi nín hơi lại. Trong thời gian giữ hơi như thế hai bàn tay bắt đầu quay đối xứng với nhau cùng mặt phẳng thẳng góc với hông. Hai bàn tay giữ cho mở, phẳng và thẳng. Mặt phẳng cho hai bàn tay quay thì giữ cho vuông góc với lưng và vuông góc tại eo hông. Vòng tròn của mỗi bàn tay quay có đường kính khoảng 4 tấc. Bàn tay trái quay theo chiều kim đồng hồ. Bàn tay phải quay ngược chiều kim đồng hồ. Khi quay thì tưởng tượng trên hai bàn tay có 2 cục lửa nóng hổi. Quay khoảng 3 hoặc 4 vòng thì rút tay về, để ở hông và thở ra. Chúng ta hít vào, nín thở rồi bắt đầu quay lại. Chỉ khi nín thở mới được quay, còn khi đang hít vào hay thở ra thì tay để yên ở hông. Thế này làm tinh thần mạnh lên nhưng phải có các thế trước hỗ trợ, nếu không có các thế trước thì tập thế thứ tư dễ bị stress.
Phần 3: Phương pháp tọa thiền
Điều thân: Nên tập Thiền ở nơi yên tĩnh, không ai nhìn thấy. Không kê một cái gối lên mông. Phải giữ cho từ mông đến gối là một mặt phẳng. Tránh nơi gió lùa, nhất là gió lùa sau lưng, vì dễ bệnh. Trước khi Thiền nên cầu Phật gia hộ, vì Thiền định là một quá trình tinh vi. Luôn khiêm hạ, nép mình trong sự gia hộ của chư Phật. Quần áo rộng thoáng. Nên ngồi với tư thế Kiết già, vì về lâu dài tư thế này giúp ta yên ổn hơn khi Thiền.
Nếu chân còn cứng thì cần tập luyện = xoa nắn bẻ uốn.
Khi mới bắt đầu, đầu gối
Khi đã ổn định tư thể, hành giả chắp tay niệm Phật cầu gia hộ rồi bỏ tay xuống.
Tay phải để dưới,
Lưng không nên để trùng, dẽ gây yếu đuối tinh thần.
Giai đoạn đầu phải mở, sau này.
Mắt mở nhìn xuống một chỗ, không chú ý đến chỗ đó vì tâm còn bận dụng công
Tập ít nhất 30 phút, về sau tăng lên dần dần
Những nguyên tắc vàng cho công phu Điều thân của Thiền.
Biết toàn thân: biết cùng lúc toàn bộ các bộ phận, chứ không phải lần lượt từng bộ phận; nên chú ý các bộ phận bên dưới
Giữ tư thế ngồi đúng tư thế và đẹp: Hai vai xuôi đều, hai cái tay không áp sát hông
Giữ tư thế mềm mại và bất động: Không một bắp tay, bắp chân nào bị co cứng, cũng không bị nhúc nhích
Trong giai đoạn đầu, chỉ nên tu tập điều thân mà thôi, không
Có thể kéo dài 3-4 tháng
Không có ý diệt trừ vọng tưởng. Khi vọng tưởng nổi lên, ta lại chú ý biết toàn thân.
Cái mấu chốt của vấn đề: Chính Phước, tiềm lực khí công, đã chi phối sự tỉnh giác của chúng ta.
Biết rõ vọng tưởng, tách ra khỏi vọng tưởng và
Sự tỉnh giác là cực kỳ quan trọng. Nếu chưa thành tựu sự tỉnh giác
Cái tâm yên lắng mà không tỉnh giác thì không tiến xa và dễ bị ảo tưởng.
Điều tâm:
Phép quán của tâm (làm nhân cho sự giác ngộ về sau): Trong khi đang biết toàn thân, thỉnh thoảng ta nhắc thầm "Thân này là vô thường, tâm này là vô ngã". Xem thân như là một công cụ để tu & làm điều ích lợi cho nhân. Tâm này như một mớ hỗn độn quay cuồng. Khi nào mọi ý niệm dừng lại, cái ảo giác cũng tan theo. Khi Thiền thì chỉ nhắc thầm, mà không phân tích.
Hãy nhớ ý niệm về thân & tâm như vậy là cần và đủ, không cần thêm nhiều thứ rắc rối khác.
Biết rõ về tâm: Hành giả sẽ có khả năng biết rõ nội tâm của mình một cách sâu sắc. Người có khả năng. Nhìn sâu vào nơi xuất phát vọng tưởng, ta thấy nó xuất phát từ vùng phát triển ngôn ngữ. Nếu ta phát hiện ra vọng tưởng từ chỗ này thì vọng tưởng sẽ bị dập tắt.
Nhờ sự tỉnh giác, hành giả luôn thấy được nội tâm của mình; bắt đầu cảnh giác rất sâu. Những tâm lý ganh ghét, hơn thua bị giập tắt ngay.
Nếu người nào tu Thiền mà không phát triển đạo đức
Nếu cứ lo trên đầu để kiểm soát vọng tưởng thì sẽ làm lực chạy lên trên. Dù phải kiểm soát tâm, chúng ta vẫn phải không quên biết toàn thân, nhất là đan điền và 2 chân để lực lắng xuống dưới.
Chánh niệm trong đời sống:
Với chánh niệm tỉnh giác, mọi hành động của cơ thể đều được biết rõ đều được hiểu rõ, nên oai nghi đĩnh đạc. Hành giả chỉ lo biết nội tâm, biết toàn thân một cách rõ ràng rồi việc biết mọi cử chỉ sẽ đến như là hệ quả tất yếu. Ngay cả khi tiếp chuyện với người khác, hành giả vẫn đang biết rõ toàn thân. Cái hay của tu Thiền là không bị ngoại cảnh chi phối.
Thiền cũng sẽ càng phức
Hơi thở: là vấn đề rất quan trọng, không thể tu Thiền nếu không biết vấn đề hơi thở. Tuy nhiên, hơi thở có nhiều loại.
Hơi thở bụng: là hơi thở căn bản của khí công, và do đó cũng là căn bản của Thiền định. Hít hơi vào bụng nhưng vẫn nhẹ nhàng. Thật ra theo y học Đông phương, tồn tại 2 loại khí. Người luyện khí công sẽ thấy nguyên khí là có thật. Hít vào nhẹ nhàng cùng lúc phình bụng ra, thở ra nhẹ nhàng cùng lúc hóp bụng vào. Ban đầu hành giả tập thở bụng như vậy, đừng thêm cái gì rắc rối. Đừng tác ý, chỉ cần biết hơi
Hơi thở của Thiền: chuyển qua khi đã. Hơi thở của tưởng ấm, hành ấm & thức ấm.
Tưởng ấm: có thêm sự tưởng tưởng khi thở
Hành ấm: có tác ý điều khiển (cho hơi thở đi xuống, mạnh, yếu).
Thức ấm: là hơi thở không điều khiển, chỉ biết rõ mà thôi. Có khi hơi thở dài, ngắn, chậm, nhanh, mạnh, yếu; ta chỉ biết mà không điều khiển. Hơi thở không đều là do tâm không tĩnh.
Hơi thở chậm & ít làm tâm chuyển hóa rất tốt. Hơi thở của tưởng ấm & hành ấm tuy có thể giúp an tĩnh ban đầu nhưng không diệt được bản ngã. Chỉ có hơi thở thức ấm mới giúp nhập định sâu. Chú ý: Dù đang biết hơi thở, hành giả vẫn phải biết toàn thân, bên dưới nhiều hơn bên trên. Đồng thời phải kiểm soát vọng tưởng, thỉnh thoảng nhắc chừng "Thân này vô thường, tâm này vô ngã".
Nếu nhắm mắt mà vẫn thấy tâm rỗng rang, sáng tỏ. Nếu tâm chưa ... mà nhắm mắt thì nguy hiểm.
Hơi thở cao cấp: Sau thời gian dài thuần thục hơi thở thức ấm. Đây là hơi thở 3 thì & một số điểm khác: Hơi thở vào & ra giống thức ấm (chỉ biết), khi hơi thở vào rồi thì dừng, giữ 5 giây rồi thở ra nhẹ nhàng. Lúc giữ hơi thở thì phải biết toàn thân. Không hấp tấp tập hơi thở cao cấp vì dễ gây rối loạn. Dù ở giai đoạn này thì hành giả cũng phải tự nhắc mình "Thân này vô thường, tâm này vô ngã".
Một số trạng thái:
Căng thẳng đầu: là do giằng ép, muốn vào định nhanh chóng mà chưa. Giống như đang gồng bộ não, làm lực chạy lên rất nhanh, phá vỡ nguyên tắc ... Phải buông Một nguyên nhân nữa là tâm kiêu mạn nghĩ mình hơn người.
Ngứa: như có con gì cắn trên mặt. Đừng gãi, không lâu sẽ hết.
Mồ hôi ra nhiều: do tiềm lực chưa lắng xuống dưới, sau này mồ hôi sẽ ít ra
Thấy thân mình lớn ra: do trong não giằng ép đánh nhau với vọng tưởng (có khi thấy thân mình: lắc lư). Nếu thân nhẹ lâng lâng thì có 2 khả năng. Phải nhanh chóng lắc người vài cái
Cứng thân, mất thân: như khúc gỗ, do tâm yên, cảm giác đó nhiều thì. Không nên chấp, chấp thì sẽ không tốt.
Thân như lơ lửng: đừng chấp
Thấy ánh sáng dịu dàng ở phía trước: có vầng ánh sáng ở giữa 2 lông mày, trên đầu. Không nên thích thú mà chiêm ngưỡng. Ánh sáng của tâm thanh tịnh thì rỗng rang
Nghe tiếng nói lạ bên tai: đã mở 1 cửa cho các tâm linh siêu hình tiếp cận. Nhiều người bị rối loạn tâm trí. Hay nhất là dứt khoát gạt bỏ.
Tận trong thâm tâm cũng không được cho mình hay/giỏi. Dù không nói ra, cũng bị tổn Phước nặng nề.
Hơi nóng: Nhất là hơi nóng xuất hiện ở 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân. Nhưng nếu đầu nóng, chân lạnh thì không tốt. Khi đó phải tập thế khí công thứ 2 (nội lực) nhiều hơn
Hôn trầm (buồn ngủ): thậm trí gục lên, gục xuống. Nguyên nhân có thể do thiếu ngủ, có thể do nghiệp - khi đó phải quyết tâm vượt qua, chiến đấu với chính mình, phải sám hối. Suốt ngày miên man vọng tưởng cũng gây Hôn trầm.
Đau chân: cứ ráng ngồi yên, hết tê thì sẽ đến đâu. Đau chân phải thì còn chịu được, nếu đau chân trái thì rất khó chịu.
Hơi thở dài, hơi thở dừng: có khi thấy hít vào mà không thấy thở ra, đó là do tâm có yên lắng.
Vọng tưởng nhiều: là do nghiệp lực thử thánh, không nên nản chí.
Người tu hành có nhiều khó khăn trở ngại thì cũng là kinh nghiệm. Sự khổ cực chiến đấu với nội tâm của mình là điều được Thần Thánh chứng giám.
Tiến thoái bất thường: đó là Phước chưa dày lại do tâm tự hào. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, quan trọng là thấy mình Phước mỏng phải tu thêm
Ngộ đạo: tâm sáng suốt, thanh tịnh hơn. Có người được chuyển biến nhỏ để có thêm động lực tu tập tiếp. Người ngộ đáo nói năng khá sắc bén. Cảnh giác là dù có ngộ thì bản ngã chưa hết. Nếu tự hào thì Phước sẽ hết, không đạt trạng thái đó nữa.
4 trình độ tăng tiến của Thiền định:
Phải cẩn thận tối đa khi đánh giá tiêu chuẩn
Chánh niệm tỉnh giác: Tâm rỗng rang sáng tỏ, vọng tưởng vừa phát ra. Đạo đức hoàn thiện dần, nhưng vẫn còn phải cố gắng rất nhiều, dù dụng công
Sơ thiền: Vẫn còn ý niệm về đạo lý, vượt qua các ham muốn tầm thường của thế gian. Trong tâm thường có niềm vui mừng tự nhiên
Nhị Thiền: Tâm hành giả tắt vọng tưởng từ trong sâu kín. Đa số người tu Thiền cứ tưởng mình xong rồi. Có người tu cả đời cũng chưa chứng được mức Thiền này.
Tam Thiền: cảm giác vui mừng không còn, chỉ còn cảm giác an vui vi tế. Bước luôn thế giới siêu nhiên vô hình.
Tứ Thiền: Hành giả đã thoát hẳn tâm thức cá nhân, thấy rõ "tứ diệu đế", chứng quả Alahan.
Đừng tự cho là cao siêu khi thấy kết quả.
Chúng ta nguyện lòng theo chân người
No comments:
Post a Comment