Saturday, March 30, 2013

Thiền định: Bước đầu toạ thiền

Xem toàn bộ clip ...
(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Hòa thượng Thích Huyền Diệu. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)

Phần 1: 
Thiền định là đỉnh cao, là cốt lõi; bởi vậy người đến với đạo Phật trước sau gì cũng phải đến với Thiền định mới có thể đạt được những lợi ích sâu xa từ nguồn chân lý vi diệu của Phật đà.

Tâm của mỗi chúng ta là một mớ ý niệm hỗn độn, quay cuồng với nhau, quấn chặt với nhau dường như không thể tách rời hay dừng lại. Trong mớ hỗn độn quay cuồng đó, tâm chúng ta hình thành một cảm giác chấp ngã mãnh liệt, ai cũng thấy mình là trung tâm của vũ trụ, khác với mọi người mọi vật bên ngoài. Từ cái chấp ngã dữ dội này chúng ta phát triển dần tham lam, hơn thua, ganh ghét, đố kỵ, luyến ái, ích kỷ, hung bạo.

Nhờ Thiền định tâm chúng ta được an tĩnh dần dần, mớ tâm thức hỗn độn đó được tháo gỡ hóa giải dần dần, và đỉnh cao của Thiền định là toàn bộ chấp ngã được diệt trừ, vô minh chấm dứt và hành giả đạt được giác ngộ giải thoát như Phật đã tuyên bố.

Điểm chủ yếu của Thiền định là đưa tâm vào an định, không suy nghĩ không vọng tưởng, nhưng vẫn tỉnh táo, tỉnh giác. Tuy nhiên ai đã thực hành đều thấy rõ là không dễ đưa tâm vào an định, vọng tưởng sẽ chập chờn phá quấy mãi. Người không kiên nhẫn sẽ phải bỏ cuộc giữa đường. 

Phần 2 ...
Mỗi người đến với Thiền định cũng có năng khiếu khác nhau, có người thích hợp PP này, có người thích hợp PP khác. Có PP thích hợp người có căn cơ cao, có PP thích hợp người có căn cơ thấp; có PP có nhiều phản ứng phụ.
Tu tập Thiền định như dùng thuốc.
Nicaya, Thiền tông Trung Hoa Việt Nam, PP được giới thiệu là thấp nhất, phù hợp người có căn cơ thấp.

Tạo dựng căn bản của Thiền định:

  1. Đạo đức sâu thẳm trong nội tâm: thanh lọc tâm mình cho thuần thiện (lòng từ bi, tâm khiêm hạ, nhu hòa, vị tha, v.v. phải được tu tập thực hành một cách kỹ càng). Thước đo của Thiền định là cư xử với người xung quanh. Chính trong tương quan với mọi người mà chúng ta có điều kiện để tu sửa chính mình. Khi có được chút thành công thì phải khởi tâm khiêm hạ.
  2. Công đức dồi dào: Mức độ định đạt được trong tâm phụ thuộc vào công đức. Chữ "công" hàm ý sự cực nhọc về thể xác, sự hao tổn về vật chất. Một hành giả trong tu tập Thiền định sẽ phải là người đem lại an vui cho mọi người trong suốt cuộc sống. Hành giả phải siêng năng tạo nhiều Phước lành lớn lao, và chính các Phước lành đó sẽ tạo thành kết quả tốt đẹp trong Thiền định. Muốn có một nội tâm thanh tịnh thì chúng ta phải cư xử tốt với cuộc đời, thể hiện được đạo đức trong cuộc đời chứ không phải thờ ơ với cuộc đời. Một công đức quan trọng khác là Công đức lễ kính Phật. Theo luật nhân quả nghiệp báo, có kính thầy mới được làm thầy; bởi vậy chúng ta có tôn kính đức Phật thì chúng ta mới có thể thành tựu một số đức tính tốt của đức Phật, chúng ta mới tăng trưởng đạo hạnh và tiến sâu vào đạo hạnh. Hành giả tu tập Thiền định phải sắp xếp thời gian lễ Phật mỗi ngày, và lễ với tất cả lòng tôn kính tha thiết của mình. Công đức lễ kính Phật sẽ giữ gìn sự tu hành của chúng ta lâu dài từ kiếp này sang kiếp khác; giữ gìn nhân cách chúng ta ổn định từ đời này qua đời khác. Ngoài ra khi lễ Phật, chúng ta còn phát ra nhiều lời nguyện để định hướng cho sự tu hành của mình trong vô lượng kiếp về sau. Chúng ta có thể phát nguyện rằng: "Xin cho con đủ lòng thương yêu tất cả chúng sinh trong 3 cõi 6 đường, xin cho muôn loài biết thương yêu lẫn nhau; xin cho con giữ được tâm khiêm hạ tôn trọng mọi người tự thấy mình như cát bụi cỏ rác; xin cho con giữ được sự tinh tấn không ngừng nghỉ đến khi thành tựu đạo quả viên mãn, để con mãi hóa độ chúng sinh về với Phật đạo"
  3. Khí công: là phương pháp tập luyện với mục đích tạo thành sức mạnh tiềm tàng bên trong cơ thể; khí công đưa đến sự tích trữ sức mạnh lắng xuống vùng bụng dưới đan điền, và như vậy khiến cho phần trên đầu trở nên thanh thản nhẹ nhàng và mạnh mẽ. Đây là điều độc đáo của y học Đông phương, một cơ thể ổn định phải có lực lắng xuống dưới và rỗng ở trên, đó là nguyên tắc của khí công, là một sự hỗ trợ lớn cho công phu Thiền định. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều PP luyện tập khí công tùy theo dòng phái võ thuật. 
4 thế khí công căn bản ít phức tạp, xem như là 4 thế tập thể dục, nhưng lại có tác dụng tạo tiềm lực cho công phu Thiền định:
  1. Thế thứ nhất (Chuyển nhâm đốc): Hành giả đứng thẳng, 2 chân dang ra vừa ngang vai, bắt đầu thở ra song song với việc cúi người xuống, hai tay buông thẳng xuống đất theo cái đầu cũng đang cúi xuống. Xong bắt đầu hít vào song song với việc đứng thẳng lên và ngả người ra đằng sau để cho lưng uốn cong ra sau như động tác uốn dẻo. Lúc ngả người ra sau là lúc đang nín thở. Đó là một lần. Lặp lại bằng cách thở ra cùng lúc với việc cúi gập người xuống. Tốc độ của động tác thì thong thả, phù hợp với hơi thở.
  2. Thế thứ hai (Tích nội lực): Hành giả chống hai tay ngang hông, dang 2 chân ra vừa ngang vai. Bắt đầu thở ra trong lúc thả người nhẹ nhàng xuống trong khi giữ cho lưng vẫn thẳng, 2 chân giữ tấn vững chắc. Tư thế giống như ngồi xổm xuống nhưng thực ra mông vẫn chưa rơi xuống hết, vẫn kìm lại một chút. Bắt đầu hít đầy hơi, phình bụng ra, rồi từ từ đúng lên vừa giữ hơi ở bụng. Lúc đứng dậy vẫn phải giữ lưng thẳng, không để chồm ra trước. Khi đứng thẳng rồi còn nhón chân đứng thẳng thêm và thắt hậu môn. Sau đó mới thở ra và gieo mình như cũ. Đây là tư thế quan trọng nhất để tích lũy nội lực. (Tư thế này bề ngoài thì giống với khí công nguyên pháp - thụt dầu, nhưng nhịp thở thì trái ngược hoàn toàn)
  3. Thế thứ ba (Hoạt khí): Hành giả đứng hai chân vừa ngang vai, hơi trùng xuống thấp một chút. Bắt đầu hít hơi vào cùng với việc quay hai cánh tay. Khi hai tay lên đến đỉnh đầu thì bắt đầu thở ra và tay cũng đang quay xuống phía trước mặt. Khi hai tay xuống thấp nhất thì lại bắt đầu hít vào và hai tay lại quay lên trên. Cần chú ý là khi hai tay đang quay lên và đang hít vào thì hai bàn tay phải rủ hết xuống. Còn khi hai tay đang chuyển quay xuống, đang thở ra thì hai bàn tay lại uốn lên. Thế này làm khí huyết khai thông, kinh nguyệt lưu thông.
  4. Thế thứ tư (Luyện thần): hành giả đứng trung bình tấn, hai chân dang vừa vai thấp xuống, ai đứng càng thấp càng tốt, chỉ sợ thấp quá thì không đứng lâu được. Hai bàn tay để ngửa ngang hông. Hành giả bắt đầu hít vào đầy bụng dưới rồi nín hơi lại. Trong thời gian giữ hơi như thế hai bàn tay bắt đầu quay đối xứng với nhau cùng mặt phẳng thẳng góc với hông. Hai bàn tay giữ cho mở, phẳng và thẳng. Mặt phẳng cho hai bàn tay quay thì giữ cho vuông góc với lưng và vuông góc tại eo hông. Vòng tròn của mỗi bàn tay quay có đường kính khoảng 4 tấc. Bàn tay trái quay theo chiều kim đồng hồ. Bàn tay phải quay ngược chiều kim đồng hồ. Khi quay thì tưởng tượng trên hai bàn tay có 2 cục lửa nóng hổi. Quay khoảng 3 hoặc 4 vòng thì rút tay về, để ở hông và thở ra. Chúng ta hít vào, nín thở rồi bắt đầu quay lại. Chỉ khi nín thở mới được quay, còn khi đang hít vào hay thở ra thì tay để yên ở hông. Thế này làm tinh thần mạnh lên nhưng phải có các thế trước hỗ trợ, nếu không có các thế trước thì tập thế thứ tư dễ bị stress. 

Phần 3: Phương pháp tọa thiền
Điều thân: Nên tập Thiền ở nơi yên tĩnh, không ai nhìn thấy. Không kê một cái gối lên mông. Phải giữ cho từ mông đến gối là một mặt phẳng. Tránh nơi gió lùa, nhất là gió lùa sau lưng, vì dễ bệnh. Trước khi Thiền nên cầu Phật gia hộ, vì Thiền định là một quá trình tinh vi. Luôn khiêm hạ, nép mình trong sự gia hộ của chư Phật. Quần áo rộng thoáng. Nên ngồi với tư thế Kiết già, vì về lâu dài tư thế này giúp ta yên ổn hơn khi Thiền.
Nếu chân còn cứng thì cần tập luyện = xoa nắn bẻ uốn.
Khi mới bắt đầu, đầu gối 

Khi đã ổn định tư thể, hành giả chắp tay niệm Phật cầu gia hộ rồi bỏ tay xuống.
Tay phải để dưới,
Lưng không nên để trùng, dẽ gây yếu đuối tinh thần.
Giai đoạn đầu phải mở, sau này. 
Mắt mở nhìn xuống một chỗ, không chú ý đến chỗ đó vì tâm còn bận dụng công
Tập ít nhất 30 phút, về sau tăng lên dần dần

Những nguyên tắc vàng cho công phu Điều thân của Thiền.
Biết toàn thân: biết cùng lúc toàn bộ các bộ phận, chứ không phải lần lượt từng bộ phận; nên chú ý các bộ phận bên dưới
Giữ tư thế ngồi đúng tư thế và đẹp: Hai vai xuôi đều, hai cái tay không áp sát hông
Giữ tư thế mềm mại và bất động: Không một bắp tay, bắp chân nào bị co cứng, cũng không bị nhúc nhích
Trong giai đoạn đầu, chỉ nên tu tập điều thân mà thôi, không
Có thể kéo dài 3-4 tháng
Không có ý diệt trừ vọng tưởng. Khi vọng tưởng nổi lên, ta lại chú ý biết toàn thân.
Cái mấu chốt của vấn đề: Chính Phước, tiềm lực khí công, đã chi phối sự tỉnh giác của chúng ta.

Biết rõ vọng tưởng, tách ra khỏi vọng tưởng và 

Sự tỉnh giác là cực kỳ quan trọng. Nếu chưa thành tựu sự tỉnh giác 
Cái tâm yên lắng mà không tỉnh giác thì không tiến xa và dễ bị ảo tưởng.

Điều tâm: 
Phép quán của tâm (làm nhân cho sự giác ngộ về sau): Trong khi đang biết toàn thân, thỉnh thoảng ta nhắc thầm "Thân này là vô thường, tâm này là vô ngã". Xem thân như là một công cụ để tu & làm điều ích lợi cho nhân. Tâm này như một mớ hỗn độn quay cuồng. Khi nào mọi ý niệm dừng lại, cái ảo giác cũng tan theo. Khi Thiền thì chỉ nhắc thầm, mà không phân tích.

Hãy nhớ ý niệm về thân & tâm như vậy là cần và đủ, không cần thêm nhiều thứ rắc rối khác.

Biết rõ về tâm: Hành giả sẽ có khả năng biết rõ nội tâm của mình một cách sâu sắc. Người có khả năng. Nhìn sâu vào nơi xuất phát vọng tưởng, ta thấy nó xuất phát từ vùng phát triển ngôn ngữ. Nếu ta phát hiện ra vọng tưởng từ chỗ này thì vọng tưởng sẽ bị dập tắt.

Nhờ sự tỉnh giác, hành giả luôn thấy được nội tâm của mình; bắt đầu cảnh giác rất sâu. Những tâm lý ganh ghét, hơn thua bị giập tắt ngay.

Nếu người nào tu Thiền mà không phát triển đạo đức 

Nếu cứ lo trên đầu để kiểm soát vọng tưởng thì sẽ làm lực chạy lên trên. Dù phải kiểm soát tâm, chúng ta vẫn phải không quên biết toàn thân, nhất là đan điền và 2 chân để lực lắng xuống dưới.

Chánh niệm trong đời sống:
Với chánh niệm tỉnh giác, mọi hành động của cơ thể đều được biết rõ đều được hiểu rõ, nên oai nghi đĩnh đạc. Hành giả chỉ lo biết nội tâm, biết toàn thân một cách rõ ràng rồi việc biết mọi cử chỉ sẽ đến như là hệ quả tất yếu. Ngay cả khi tiếp chuyện với người khác, hành giả vẫn đang biết rõ toàn thân. Cái hay của tu Thiền là không bị ngoại cảnh chi phối.

Thiền cũng sẽ càng phức

Hơi thở: là vấn đề rất quan trọng, không thể tu Thiền nếu không biết vấn đề hơi thở. Tuy nhiên, hơi thở có nhiều loại.
Hơi thở bụng: là hơi thở căn bản của khí công, và do đó cũng là căn bản của Thiền định. Hít hơi vào bụng nhưng vẫn nhẹ nhàng. Thật ra theo y học Đông phương, tồn tại 2 loại khí. Người luyện khí công sẽ thấy nguyên khí là có thật. Hít vào nhẹ nhàng cùng lúc phình bụng ra, thở ra nhẹ nhàng cùng lúc hóp bụng vào. Ban đầu hành giả tập thở bụng như vậy, đừng thêm cái gì rắc rối. Đừng tác ý, chỉ cần biết hơi
Hơi thở của Thiền: chuyển qua khi đã. Hơi thở của tưởng ấm, hành ấm & thức ấm.
Tưởng ấm: có thêm sự tưởng tưởng khi thở
Hành ấm: có tác ý điều khiển (cho hơi thở đi xuống, mạnh, yếu).
Thức ấm: là hơi thở không điều khiển, chỉ biết rõ mà thôi. Có khi hơi thở dài, ngắn, chậm, nhanh, mạnh, yếu; ta chỉ biết mà không điều khiển. Hơi thở không đều là do tâm không tĩnh.

Hơi thở chậm & ít làm tâm chuyển hóa rất tốt. Hơi thở của tưởng ấm & hành ấm tuy có thể giúp an tĩnh ban đầu nhưng không diệt được bản ngã. Chỉ có hơi thở thức ấm mới giúp nhập định sâu. Chú ý: Dù đang biết hơi thở, hành giả vẫn phải biết toàn thân, bên dưới nhiều hơn bên trên. Đồng thời phải kiểm soát vọng tưởng, thỉnh thoảng nhắc chừng "Thân này vô thường, tâm này vô ngã".

Nếu nhắm mắt mà vẫn thấy tâm rỗng rang, sáng tỏ. Nếu tâm chưa ... mà nhắm mắt thì nguy hiểm.

Hơi thở cao cấp: Sau thời gian dài thuần thục hơi thở thức ấm. Đây là hơi thở 3 thì & một số điểm khác: Hơi thở vào & ra giống thức ấm (chỉ biết), khi hơi thở vào rồi thì dừng, giữ 5 giây rồi thở ra nhẹ nhàng. Lúc giữ hơi thở thì phải biết toàn thân. Không hấp tấp tập hơi thở cao cấp vì dễ gây rối loạn. Dù ở giai đoạn này thì hành giả cũng phải tự nhắc mình "Thân này vô thường, tâm này vô ngã".

Một số trạng thái:
Căng thẳng đầu: là do giằng ép, muốn vào định nhanh chóng mà chưa. Giống như đang gồng bộ não, làm lực chạy lên rất nhanh, phá vỡ nguyên tắc ... Phải buông Một nguyên nhân nữa là tâm kiêu mạn nghĩ mình hơn người.
Ngứa: như có con gì cắn trên mặt. Đừng gãi, không lâu sẽ hết.
Mồ hôi ra nhiều: do tiềm lực chưa lắng xuống dưới, sau này mồ hôi sẽ ít ra
Thấy thân mình lớn ra: do trong não giằng ép đánh nhau với vọng tưởng (có khi thấy thân mình: lắc lư). Nếu thân nhẹ lâng lâng thì có 2 khả năng. Phải nhanh chóng lắc người vài cái
Cứng thân, mất thân: như khúc gỗ, do tâm yên, cảm giác đó nhiều thì. Không nên chấp, chấp thì sẽ không tốt. 
Thân như lơ lửng: đừng chấp
Thấy ánh sáng dịu dàng ở phía trước: có vầng ánh sáng ở giữa 2 lông mày, trên đầu. Không nên thích thú mà chiêm ngưỡng. Ánh sáng của tâm thanh tịnh thì rỗng rang 
Nghe tiếng nói lạ bên tai: đã mở 1 cửa cho các tâm linh siêu hình tiếp cận. Nhiều người bị rối loạn tâm trí. Hay nhất là dứt khoát gạt bỏ.
Tận trong thâm tâm cũng không được cho mình hay/giỏi. Dù không nói ra, cũng bị tổn Phước nặng nề.
Hơi nóng: Nhất là hơi nóng xuất hiện ở 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân. Nhưng nếu đầu nóng, chân lạnh thì không tốt. Khi đó phải tập thế khí công thứ 2 (nội lực) nhiều hơn
Hôn trầm (buồn ngủ): thậm trí gục lên, gục xuống. Nguyên nhân có thể do thiếu ngủ, có thể do nghiệp - khi đó phải quyết tâm vượt qua, chiến đấu với chính mình, phải sám hối. Suốt ngày miên man vọng tưởng cũng gây Hôn trầm.
Đau chân: cứ ráng ngồi yên, hết tê thì sẽ đến đâu. Đau chân phải thì còn chịu được, nếu đau chân trái thì rất khó chịu.
Hơi thở dài, hơi thở dừng: có khi thấy hít vào mà không thấy thở ra, đó là do tâm có yên lắng. 
Vọng tưởng nhiều: là do nghiệp lực thử thánh, không nên nản chí.
Người tu hành có nhiều khó khăn trở ngại thì cũng là kinh nghiệm. Sự khổ cực chiến đấu với nội tâm của mình là điều được Thần Thánh chứng giám.
Tiến thoái bất thường: đó là Phước chưa dày lại do tâm tự hào. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, quan trọng là thấy mình Phước mỏng phải tu thêm
Ngộ đạo: tâm sáng suốt, thanh tịnh hơn. Có người được chuyển biến nhỏ để có thêm động lực tu tập tiếp. Người ngộ đáo nói năng khá sắc bén. Cảnh giác là dù có ngộ thì bản ngã chưa hết. Nếu tự hào thì Phước sẽ hết, không đạt trạng thái đó nữa.

4 trình độ tăng tiến của Thiền định:
Phải cẩn thận tối đa khi đánh giá tiêu chuẩn
Chánh niệm tỉnh giác: Tâm rỗng rang sáng tỏ, vọng tưởng vừa phát ra. Đạo đức hoàn thiện dần, nhưng vẫn còn phải cố gắng rất nhiều, dù dụng công
Sơ thiền: Vẫn còn ý niệm về đạo lý, vượt qua các ham muốn tầm thường của thế gian. Trong tâm thường có niềm vui mừng tự nhiên
Nhị Thiền: Tâm hành giả tắt vọng tưởng từ trong sâu kín. Đa số người tu Thiền cứ tưởng mình xong rồi. Có người tu cả đời cũng chưa chứng được mức Thiền này.
Tam Thiền: cảm giác vui mừng không còn, chỉ còn cảm giác an vui vi tế. Bước luôn thế giới siêu nhiên vô hình.
Tứ Thiền: Hành giả đã thoát hẳn tâm thức cá nhân, thấy rõ "tứ diệu đế", chứng quả Alahan. 

Đừng tự cho là cao siêu khi thấy kết quả. 

Chúng ta nguyện lòng theo chân người















Người sống có lý tưởng

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Tự trong thâm sâu của mỗi con người thôi thúc họ

Lý tưởng là gì?

Người sống lý tưởng là gì?
Điều kiện đầu tiên: Là người có trí tuệ phân biệt đúng - sai, phải - trái, thấp hèn - cao quý.

Điều kiện thứ hai: Tình cảm sâu thẳm thôi thúc chúng ta sống vị tha, cống hiến, cực khổ sống vì người khác. Đây chính là động lực - không giải thích được - đẩy chúng ta đi.

Nếu gặp người sống có lý tưởng thì thấy rất đẹp.

1. Mức độ ít nhất: Không có lý tưởng gì cả - Là những tên tội phạm.
2. Lẫn lộn giữa cuộc sống bất thiện và có lý tưởng: người này biết thế này là đúng, thế này là sai, nhưng bên trong không có tình cảm mạnh thôi thúc mình, vẫn có gì đó sống cho mình. Họ nói ra những điều tốt, nhưng trong cuộc sống của họ thì mình phát hiện ra những điều sai, điều giả dối. Họ không làm nổi điều tốt toàn bộ. Cũng có thể gọi họ là người đạo đức giả.
3. Lý tưởng thấp: Biết phải trái đúng sai, có tình cảm thôi thúc.
4. Lý tưởng khá: Dành phần lớn cuộc đời cho điều thiện
5. Lý tưởng cao: Khát khao cái thiện đến tuyệt đối, khước từ cái ích kỷ, muốn sống trọn đời vì người khác.

Nhân quả của 5 loại người trên:
1. Nhân quả đưa loại người này về nơi cực kỳ đau khổ. Bị đọa vào nơi không còn ai thương xót mình
2. Sự thực bị lộ bên trong ra bên ngoài, kết thúc là đau khổ.
3. Trở lại được làm người, nhẹ nhàng, đôi khi cũng có khổ đau chút ít.
4. Vinh quang lớn của thế gian
5. Đây là những vị Phật tương lai, mà không biết ngày nào đắc đạo.

Thường thì người trẻ dễ có lý tưởng cao. Vì khi đó chưa bị vướng bận cơm áo gạo tiền. Người phải gánh vác gia đình thì khó lòng bỏ tất cả. Bởi vậy, với người này mà có thể phát nguyện. Còn với người trẻ, tâm hồn chưa bị trai lì thì ráng khởi tâm vị tha cao thượng, thì có thể đóng góp nhiều.

(Đến đây bài giảng đã hết, nhưng Thầy có một số căn dặn thêm)

Đạo Phật - tình thương chan hòa, nhưng chú ý những cái duyên gần mình. Nguyên tắc của đạo Phật là thương yêu tất cả chúng sinh - đây là lý tưởng, nhưng trong thực tế thì phải lo những điều gần mình trước, phải lo cho gia đình trước. Để tránh người ngoài hiểu lầm, nghĩ rằng người theo đạo Phật lo chuyện đạo mà bỏ bê gia đình. Cái chúng ta xây dựng là một đạo Phật hợp lý, chứ không phải chỉ có niềm tin, lúc nào cũng tự đặt mình trong sự phán xét của người xung quanh. Mình phải cân nhắc nhiều mặt: gia đình - xã hội - pháp luật - v.v. Đạo Phật phải có sự thuyết phục như vậy, toàn thể toàn diện, chứ không phiến diện.

Giải đáp:
Cúng dường thế nào cho đúng: Phải lựa quý thầy tu chân chính mà cúng dường. Nếu Phật tử cân nhắc, phán xét thì dần dần đạo Phật được thanh lọc, chỉ cúng dường cho những thầy tu chân chính; như vậy những người giả tu không dám vào chùa đi tu nữa.

Mượn tiền cúng dường: Người ta nhìn vào sẽ chê trách, chưa làm tròn trách nhiệm với gia đình; vẫn chưa sợ bằng người đi vay quá nhiều rồi trích một phần làm Phước. Rút ra bài học là không bao giờ hưởng quá cái Phúc/Phước của mình, làm ăn hay làm Phước thì phải cân nhắc từng đồng, cũng làm từng chút từng chút một; có thế nào thì hưởng cái đó khi chưa quá cấp thiết. Vay tiền ngân hàng là hưởng cái Phước mà mình không có, cái Phước ảo, thì sẽ có lúc sụp đổ.

Phật mẫu có lớn hơn Phật Thích ca?
Đây là tâm lý của con người. Từ xưa đến nay, khi con người còn sơ khai người ta thấy cái gì quan trọng thì nghĩ là có ông Thần đó (thần Lửa, thần Sông), con người cứ thích đặt ra các Thần linh sau cao hơn, siêu việt hơn Thần linh trước để chứng tỏ đạo của mình cao hơn. Đạo Phật có cái lạ là Đức Phật tìm con đường giải thoát bằng trí tuệ chân thật, nếu con người ta vượt qua được chấp ngã của mình thì không có gì hơn được. Đức Phật tuyêưn bố Ngài đã đạt được thì như vậy Ngài là cao nhất. Cái hay của Đức Phật là Ngài không phải duy nhất, trước Ngài đã có nhiều vị đạt được, và sau Ngài cũng sẽ có nhiều vị đạt được, mà tới chỗ đó là hết mức rồi. Bởi vì, chấm dứt bản ngã là hết, không còn gì hơn nữa, đó là sự giác ngộ tối thượng. Cho nên, Đức Phật cũng cho ta giá trị giống như Thần linh, nhưng không giống các Thần linh do tưởng tượng hơn thua kia - tự cho mình là duy nhất, đức Phật không cho mình là duy nhất, mà có nhiều vị Phật, bình đẳng với nhau, tất cả chúng sinh đều có thể trở thành những vị Phật tương lai. Đây chính là điều rất độc đáo của đạo Phật. Nhưng mà rồi theo thời gian, tâm lý con người lại thích đi theo lối cũ là thích sáng tạo những vị Thần linh mới, cao hơn Thần linh cũ; họ lại sáng tạo ra những vị Phật mới cao hơn Phật Thích Ca. Lần lần, chúng ta thấy xuất hiện nhiều vị Phật: Phật A-di-đà, Phật dược sư, Phật địa mẫu - cao hơn tất cả các Phật khác. Đây là cái tâm lý thường tình trong cái tranh hơn giữa các giáo phái. Bởi vậy, chúng ta không ngạc nhiên. Nếu chúng ta hiểu giáo lý đạo Phật về sự vô ngã thì ta hiểu rằng người nào đạt được sự vô ngã thì người đó là tối thượng, không có hơn nữa, không có ai cao hơn Chư Phật nữa - Vô Thượng.
***
Đấng Pháp vương Vô Thượng
Thầy của khắp Trời - Người
Cha lành chung bốn loại
***
Vô Thượng, bởi khi người đó không còn thấy có mình nữa thì không còn ai hơn được nữa. Mà tất cả Chư Phật đều như vậy. Tâm lý xuất hiện Phật địa mẫu cao hơn Phật cũng là tâm lý thường tình, và cũng là một tà kiến. Tuy nhiên, người Phật tử hiểu đạo thì biết để vượt qua, không có ai hơn Chư Phật nữa hết. Nếu có cái gì để gọi là hơn Chư Phật thì lập tức rơi vào tà kiến, và người đó không hiểu giáo lý chính xác của Đức Phật. Vô Ngã rồi thì không có hơn thua nữa, đều đồng là Chư Phật.

Việc thâm lạm tiền cúng dường Tam Bảo & ứng dụng Luật Nhân-Quả trong trường hợp này. Biết thâm lạm mà không nói ra thì có phải là đồng lõa không?
Giải đáp: Không đồng lõa hoàn toàn, chỉ có đồng lõa phân nửa thôi. Nhiều người dựa vào Luật Nhân-Quả để sống một cuộc đời bịt mắt bịt tai. Ví dụ, thấy có người buôn ma túy, thì nói rằng người ta buôn thì người ta chịu tội, mình đừng có nói. Không phải như vậy! Đúng là ai làm tội người đó chịu, nhưng mà Luật Nhân-Quả để cho mình thấy thì có nghĩa là đã "móc" mình vào trong tình huống đó để cho mình có trách nhiệm. Nếu mình không làm gì hết, không đi thưa công an, không tố giác, tức là mình đồng lõa phân nửa, mình mang tội phân nửa rồi. Ví dụ, khi mình thấy người nghèo khổ quá, mình cũng "bơ đi" không giúp, bởi vì nghĩ là Nhân-Quả, tội ai nấy chịu, trước ai bảo họ bỏn xẻn bây giờ khổ ráng chịu, --> Sai Nhân-Quả! Vì Nhân-Quả đã "móc" mình vào khiến cho mình phải chứng kiến cảnh khổ của người ta, mà mình không làm gì hết, là mình mang tội. Bởi vậy, đã biết người ta thâm lạm tiền Tam Bảo mà mình làm thinh là mình đã sai, đã mang tội chứ không phải đơn giản.

Nằm mơ thấy một ý tham đồ Tam Bảo, trong đời sống thì hay gặp nghi kỵ khi đến các chùa.
Giải đáp: Đây đúng là điềm báo, do công đức tu tập thì điềm báo hiện ra cho mình biết đã từng làm sai đồ Tam Bảo. Để giải nghiệp, thì để dành tiền cúng dường, thấy thiếu đèn thì cúng đèn, thấy thiếu ghế thì cúng ghế.

Vấn đề cúng sao giải hạn.
Giải đáp: Cúng sao là do văn hóa từ bên Trung Quốc, xuất phát từ tử vi, mà môn tử vi này rất chính xác, một môn khoa học huyền bí. Thầy bói chế ra một loạt sao đơn giản hơn, nếu gặp sao xấu thì cúng để giải bớt hạn. Quý thầy thấy là Phật tử cứ hàng năm lại phải chạy qua bên thầy bói. Chuyện này là không đúng, người Phật tử là phải gan dạ. Chỉ ráng sống từng ngày, từng giờ cho đúng đạo lý. "Đức trọng quỷ thần kinh". Khi đạo đức mình không vững, thì mình sợ ngày sợ giờ, sợ làm ngày đó giờ đó thì xui. Còn nếu đạo đức mình thật chắc rồi thì tự nhiên mấy điều đó mình vượt qua liền, đạo đức lớn rồi thì vượt qua mê tín liền. Còn hễ mình còn nhát nhát, hơi run run thì biết rằng đạo đức trong lòng mình chưa có dày. Còn khi mình sống thật là vị tha từ ái, thật là khiêm tốn, thì tự nhiên không còn sợ ngày sợ giờ nữa. Chỉ sợ lòng mình sai, không sợ ngày giờ sai.




---
Lưu ý

Phật ở trong tâm?

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Ta hay nghe nói "Phật ở trong tâm", nhưng liệu có phải như thế không?

Sự thật, Phật ở trong Niết Bàn. Vậy, Niết Bàn ở đâu? (dần dần câu hỏi sẽ trả lời)

Cảm giác của chúng ta khi nghe "Phật ở trong tâm" thì thấy có vẻ cũng đúng, mà có vẻ có gì cũng chưa đúng.

Phật mênh mông, vĩ đại; trong khi tâm mình nhỏ bé, tầm thường, đầy phiền não sân si. Bởi vậy, Phật không thể ở trong tâm được. Nhưng trong câu chuyện mà Ni sư an ủi một người khi người này thấy ray rứt vì không có điều kiện lễ Phật hàng ngày thì có vẻ Phật ở khắp chốn, ở mọi nơi, cho nên Phật cũng ở trong tâm mình được.

Nếu nói Phật ở trong tâm mà không quan tâm Thánh tượng bên ngoài, sống mà không có cung kính đúng mức thì sẽ mang tội.

Câu "Phật ở trong tâm" phải được hiểu như sau mới là chánh kiến: Khi trong tâm ta có lòng thành kính thì Phật chứng giám. Ví dụ: có người chưa thể ăn chay, nhưng trong lòng họ có lòng kính Phật thì Phật vẫn chứng. Nhưng nếu người khác dù ăn chay nhưng trong lòng không có lòng thành kính thì Phật cũng không chứng. Trường hợp, có cô gái mặc đồ bi-ki-ni vào lễ Phật thì Phật cũng không chứng, bởi đã có lòng thành kính Phật thì phải mặc đồ cho phù hợp. Nhưng trong hoàn cảnh có người gặp nạn, ai đó dù đang mặc đồ tắm nhưng trong lòng tưởng Phật để xin cho người thoát nạn thì Phật cũng chứng.

Nếu trong tâm ta có sự thành kính, ở bất cứ đâu Phật cũng chứng cho ta, giữa ta với Phật có sự cảm ứng; khi đó tâm ta dần khai mở, những ý tưởng tốt cứ tuôn trào vào tâm ta, dẫn dắt cuộc đời ta vào chỗ tốt đẹp hơn, dần đưa ta tới chỗ giác ngộ.

Nếu nói "Phật ở trong tâm" mà trong ta không có lòng thành kính, thì ta sinh kiêu mạn, nghĩ sai, nói sai, làm sai, cuộc đời đi vào tăm tối.

Một người Phật tử hiểu được giáo lý sâu sa, thì sự thành kính Phật chất ngất thì đi đâu làm gì cũng được Phật chứng giám. Nhưng để đạt được mức độ đó thì không dể, còn đa số chúng ta lúc được lúc mất sự chứng giám của Phật. Không phải ai cũng đủ trí tuệ để đọc kinh Phật mà hiểu và từ đó kính Phật. 

Sự kính Phật qua giáo lý (Tứ diệu đế, Bát chính đạo, 12 nhân duyên, Bát nhã, v.v.) chính là sự kính phục thực sự sâu sắc; thời xưa mọi người kính Phật như thế nào thì nay ta cũng có thể kính Phật như vậy, còn thời nay thì ta không được ở gần Phật để có thể kính Phật qua dung nhan, qua thần thông như người thời xưa - đây cũng là thiệt thòi của chúng ta trong thời ngày nay khi đã cách xa Phật.

Tuy nhiên, làm sao để có thể thành kính Phật một cách đầy đủ? Ta chỉ có một con đường là phải hiểu đạo lý sâu sắc: thứ nhất là học trong sách vở, băng đĩa; thứ hai là thực hành. Thực hành thì mới sâu sắc, còn chỉ hiểu không thôi thì vẫn còn rất cạn. Ví dụ về tâm từ bi, chi khi nào ta thực hành 5 năm, 10 năm, 20 năm khi tâm từ bi ta khởi lên một cách tự nhiên và đầy ắp thì ta mới thấy rõ được cái đẹp của đạo lý này, lúc này lòng tôn kính Phật của ta sẽ tuôn trào và chất ngất.

Vậy tượng Phật là gì? Phật có ở nơi tượng Phật không?
Tượng Phật là biểu tượng để cho ta nhớ về Phật, hướng về Phật. Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng Niết Bàn vô hình, vô tướng; để ta tưởng nhớ về Phật thì ta cần tượng Phật để hướng về; ta cũng thành kính tuyệt đối, nhưng không chấp. Nghĩa là thế nào? Ví dụ, có tượng Phật đã quá lâu, quá cũ mà bị hỏng thì ta cũng đừng có buồn. Ta nương nơi tượng Phật để ta đặt lòng tôn kính lên đức Phật, nhưng ta không chấp. Bởi theo luật Vô thường thì tượng Phật sẽ có lúc hư hoại, tượng hư hoại nhưng Phật không hư hoại. Lỡ mà tượng bị hỏng thì ta làm tượng khác. Có câu chuyện về thầy Minh Phát ở chùa Ứng Quang, tượng cũ đã xấu quá thì thầy đặt làm tượng mới, có người xin đem tượng cũ về cất, thế là thầy đem tượng cũ ra đập sạch sẽ. Đây chính là ví dụ minh họa cho ý trên. 

Có cần thiết mỗi lần cúi lạy Phật thì phải ngước nhìn Phật không? Không cần, mình cúi lạy Phật với lòng cung kính là được rồi. Chỉ cần ta cúi lạy Phật thôi đã có nhiều công đức lắm rồi, bởi đây là nền tảng. Có những bệnh là nghiệp thì thuốc không chữa được, khi đó chỉ có sám hối. 

Ví dụ có người ở nước ngoài, thỉnh thoảng người cứ run sợ. Đây là bệnh do nghiệp, do đời xưa là người có uy quyền, làm gì cũng muốn người dưới phải sợ mình mới hài lòng, dần dần thành nghiệp. Thầy khuyên đi lạy Phật, sám hối những tội xưa.

Lạy Phật nhiều mà chưa giàu là vì sao? Muốn giàu thì phải làm Phước. Hãy cứ lạy Phật, xin cho con có cơ hội giúp người, giúp đời. Ví dụ sau khi nguyện như vậy và vừa ra khỏi chùa thì gặp bà cụ bị ngã, (đây chính là cơ hội Phật cho để làm Phước mà không cần tiền) lúc này không phải lúc cho bà tiền mà phải đưa bà vào trạm xá bệnh viện. Thấy đinh rải trên đường thì phải xuống nhặt, dần dần sẽ thành Phước. Ta làm từng chút vậy thì vài năm sau ta gặp may mắn, tiền vào túi, lúc này ta phải làm gì? Có tiền rồi thì phải dúng dường bố thí. 

Niệm Phật là gì? Là nhớ Phật. Có 2 cách nhớ Phật: một là, kêu tên Phật; hai là, thực hành lời Phật dạy. Ví dụ: Gia đình có 2 người con, một người tối ngày gọi tên bố mẹ suốt ngày, người kia làm theo lời Phật dạy, vậy bố mẹ thương ai hơn.

Phật dạy: Ngồi kiết già, rồi quán:
Thân này không phải ta
Tâm này không phải ta
Chẳng có gì là ta
***
Trong từng hơi thở vào
Trong từng hơi thở ra
Trọn niềm tôn kính Phật

Nói "Phật ở trong tâm" thì ta phải thực hành lời Phật dạy, muốn vậy phải hiểu sâu sắc lời Phật dạy. 

Như vậy thì Phật pháp sẽ hưng thịnh, bởi để làm theo lời Phật dậy thì phải có trí tuệ, khi đó chùa sẽ thu hút người nam, người trẻ, bởi họ sẽ bị cuốn hút bởi tính trí tuệ của Đạo Phật. Phải tu sao để người ta thấy có trí tuệ. Từ lâu nay ta triển khai đạo Phật theo cách không cần trí tuệ - mà chỉ cần niềm tin; trong khi đạo Phật là đạo của trí tuệ.

Chữ Nho:
Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tương nghì

Dịch:
Phật chúng sinh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Nghĩa:
Tâm của Đức Phật là tuyệt đối thanh tịnh, như hư vô
Người lạy là người được lạy thì sẽ có sự cảm ứng tức thì

Ta đến lẽ kính Phật để nương nhờ Phật, để cảm ứng với Phật thì ta phải có lòng thành kính, nhưng chưa đủ, mà phải không chấp ta, thấy không có gì là ta (Vô thường, vô ngã).

Khi ta không chấp ta, thì Phật tràn đầy trong ta; còn khi ta chấp ta, chấp ngã, hơn thua, kể công, tính toán thì giữa ta với Phật có bức tường ngăn cách, thì Phật không độ ta được nữa, mà thay vào đó thì ma sẽ giết ta (dữ dằn hơn, sân si, hơn thua, kiêu ngạo, chìm đắm trong dục lạc).

Có 3 điều Phật không làm được:
- Định nghiệp của chúng sinh, Phật không chuyển được
- Người không có duyên, Phật không độ được
- Phật không thể biết hết được chúng sinh trong pháp giới, bởi chúng sinh đông quá (Bất năng tận chúng sinh giới)

Truyện xưa, ông Tất Cô Độc có bà giữ kho không hề ưa Phật. Tới một hôm, khi nhân duyên đã đủ, Phật kêu ông La Hầu La tới, thế rồi ông độ được bà giữ kho. Khi mọi người hỏi thì Đức Phật nói là ở một kiếp xưa ông La Hầu La đã từng là con của bà.

Khi tâm ta loạn quá thì ta phải nhớ lời Phật dạy "Thân này là vô thường". Dù ta đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào ta cũng nhớ "Thân này là vô thường".

Phật còn dạy chúng ta phải quán từ bi; Phật muốn chúng ta phải yêu thương chúng sinh, chúng sinh yêu thương nhau như Phật yêu thương chúng sinh. Nếu nói "Phật ở trong tâm" thì khi nào tâm ta có từ bi yêu thương mọi loài đó chính là tâm Phật. Trong kinh quán từ bi thì Phật dậy, người nào có tâm từ bi yêu thương muôn loài thì quỷ ma không dám xâm nhập, bởi người đó toát ra uy lực.

Đôi khi chúng ta bị ma đè, chân tay cứng hết, có khi niệm Phật mà không hết, lúc này quán từ bi, rải lòng yêu thương chúng sinh thì ma quỷ giạt ra liền.

Chúng ta phải luôn nhắc tâm mình quán từ bi, nguyện lòng yêu thương tất cả chúng sinh, khi đó tâm ta cũng bớt loạn.

Ta phải làm Phật sự, Phật ở đâu? Phật ở trong lòng thành kính của ta đối với Ngài. Phật ở trong việc ta thực hành lời Phật dạy. Phật ở trong Thiền định để ta thấy được vô thường, vô ngã. Phật cảm ứng khi ta có thể rải lòng thương yêu chúng sinh. Phật ở trong những việc công đức ta làm được trong cuộc đời của mình. Ta giúp người, giúp đời; làm mà không chấp công. Không có nói suông nữa, mà phải giúp đời, hộ đạo.

Người vừa giúp đời, vừa hộ đạo thì Phước rất lớn, hiểu đến đây rồi thì không tiếc công, tiếc sức, tìm con đường khổ mà đi, việc khó mà giánh vác. Cái gì dễ, bình an thì để người khác. Có Phước đến thì không hưởng, mà để đó mà làm Phước tiếp.

Trở lại câu hỏi đầu tiên: Niết Bàn ở đâu?
- Có phải Niết Bàn là bao trùm vũ trụ này không? Không phải. 
- Niết Bàn bé như mũi kim có phải không? Không phải.
Niết Bàn không có nơi có chỗ, nhưng cũng không phải là hư vô.

Có một bài pháp mà Phật đã nói.
Này các tỳ kheo, chính vì có cái không sinh, không diệt, không đau khổ, không vướng mắc, khỏi vô minh, nên Như Lai mới giảng một pháp để thoát khỏi trầm luân sinh tử, khỏi khổ đâu sinh-diệt.

Khi ta có lòng thành kính với Phật, với các vị A-la-hán thì các vị độ cho ta thấy liền. Còn nếu lòng ta nguội lạnh thì. Nếu ta thấy ta cũng hư vô, thì ta cũng có cảm ứng. Nếu ta rải lòng thương yêu chúng sinh, ta cũng đạt được cảm ứng Niết Bàn của Chư Phật. 

Tâm lúc nào cũng thanh tịnh tỉnh giác không phải là tâm Phật, mới chỉ là một bước ban đầu, một mức cạn trên con đường đi đến Niết Bàn. Không nên ôm giữ cái tỉnh giác đó mà cho là cao siêu, trái lại phải dùng nó để thấy thân này là vô thường.

---
Lưu ý


Sunday, March 24, 2013

Khóa tu Thiền thứ nhất (tại Chùa Di Đà)

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ


10 phương 3 đời chư Phật đều do Thiện định mà chứng đạo. Chúng ta thờ đức Phật trong tư thế Kiết già. Người đệ tử Phật cuối cùng cũng phải ngồi Thiền. Có thể bước đầu ta đến với đạo Phật ta tu bằng các pháp môn khác (tụng kinh, trì chú, v.v.) thì phải biết ngồi Thiền.

Việc ngồi Thiền cực kỳ khó, bởi vậy việc làm Thánh, làm Phật cực kỳ khó. Bởi vậy, ta càng yêu kính những người tinh tấn, an tĩnh trong Thiền định. Ngồi Thiền rất đau lưng, đau chân, tâm rất loạn. Ta phải chuẩn bị tâm thế của mình, chấp nhận cực khổ, gian nan vất vả; hết kiếp này đến vô lượng kiếp sau; không bao giờ thoái lui.

Phải hết sức khiêm tốn. Biết Thiền là khó nhưng không thể không đi, bởi nếu không ta sẽ trầm luân trong sinh-tử. 

Biểu hiện của Thiền định là "nhiếp tâm thanh tịnh".
Mục tiêu của Thiền định là "vô ngã".

Ý niệm về vô ngã: không có "ta". Không có ý niệm này thì dù có đạt được tâm thanh tịnh, có thần thông thì vẫn chưa phải là Thánh trong đạo Phật nếu chưa có ý niệm về "vô ngã".

---

Để "nhiếp tâm thanh tịnh" thì có rất nhiều phương pháp nhưng không phải cái nào cũng đúng.

Tứ diệu đế: Khổ đế - Tập đế - Diệt đế - Đạo đế

Bát chánh đạo:
1) Chánh Kiến (trong đó có tất cả vũ trụ, pháp giới này; cái lõi quan trọng nhất là Luật nhân quả), 2) Chánh Tư Duy, 3) Chánh Ngữ (lời nói), 4) Chánh Nghiệp (tạo Phước), 5) Chánh Mạng (khi phước ta đủ rồi thì ta sẽ có cách kiếm sống một cách chân chính), 6) Chánh Tinh tấn, 7) Chánh Niệm, 8) Chánh Định.

Chánh Tinh tấn (kiên trì thực hành một phương pháp nhiếp tâm): có một phương pháp và thực hành phương pháp đó một cách kiên trì. Nội Chánh tinh tấn là cả một đời tu (mà chưa hề chứng gì cả). Dù rất nhiều pháp môn nhưng đều dung nghiếp lẫn nhau, hỗ trợ nhau và xoay quanh cái lõi "vô ngã".

Chánh Niệm: là kết quả ban đầu; có thể đạt sau một vài năm, hoặc 10-20-30 năm tùy theo căn cơ. việc của ta là cứ khiêm hạ.

Chánh niệm tỉnh giác: Tâm ta sáng tỏ, rỗng rang, kiến giải lanh lợi, nhưng chưa vào định. Người đạt được Chánh niệm tỉnh giác đã kiểm soát được vọng tưởng, dù vọng tưởng khởi lên nhưng không bị vọng tưởng lừa dắt đi. (khi chưa có chánh niệm ta bị mê theo chuyện đời - cuộc nói chuyện với bạn bè, trong báo chí)

Tu Đà Hoàng (nhập lưu vào dòng Thánh): Phật thọ ký cho người này sẽ phải chứng đạo vào một kiếp nào đó. Người này sống vị tha, thích giúp người, thích bố thí, không cố chấp. Sống gần người này hạnh phúc, dù họ còn suy nghĩ sai. Đủ niềm tin tuyệt đối vào đức Phật.

Tư Đà Hàm: đã viên mãn chánh niệm, chuẩn bị vào Chánh Định; tâm cực kỳ sáng, kiến giải cực kỳ sâu; không ai bắt bẻ được người đó về lý Thiền nữa. Như Phật thọ ký, người này còn phải trở lại kiếp người 1 kiếp nữa để chứng cao hơn. Tâm tỉnh giác cực kỳ sâu, cực kỳ sáng; nhận ra một sự bình đẳng giữa muôn loài; vạn pháp là bình đẳng; sống bình đẳng chang dải với muôn loài. 

Trong Chánh Niệm lần lượt phá năm Triền cái
- Tham: không còn chuyện gì của thế gian làm ta ham muốn.
- Sân: họ có thể nghiêm khắc để dạy dỗ nhưng không sân (lòng không bị "bừng bừng" ở bên trong)
- Hôn Trầm: bình thường thì vẫn ngủ, nhưng khi cần phải thức thì vẫn thức
- Nghi: Trong tâm có tự tin là con đường mình đi đúng rồi, không còn con đường nào khác.
- Trạo cử: Thân sẽ bất động, ngồi như một khối đá, sức mạnh tỏa ra giữ cho thân bất động

Trong Chánh Định có mấy mức Thiền: Sơ Thiền, nhị Thiền, tam Thiền, tứ Thiền
Bậc Thánh A-na-hàm (Bất lai - không trở lại cõi người): chứng được 3 mức Thiền đầu. 

Tứ Thiền là của Quả Thánh A-la-hán

Để đạt được 3 Chánh cuối thì phải mất vô lượng kiếp, phải biết như vậy để mà tinh tấn thì mới "vô lượng kiếp". Phải chuẩn bị tâm thế đúng thì lại đi nhanh hơn.

Để chứng trong Thiền định ta cần 2 điều:
Phương pháp đúng
Công đức sâu dày: Trong kinh Kim Cang ("muốn hàng phục được tâm, an trú được tâm thì phải độ được tất cả chúng sinh vào Niết Bàn"). Nghĩ là để có an trú trong Thiền Định, thì phải độ cho chúng sinh tu hành, độ vô số (không đếm số lượng) - muốn nhiếp tâm thì giúp mọi người tu. Có nhiều cách giúp người, giúp người tu thì ta được hưởng an trú trong Thiền định - những cách khác thì chỉ giúp ta được Phước hữu lậu. Có vô số việc có thể làm để giúp người tu: Thuyết pháp, phụ giúp cất chùa, truyền bá pháp, nói chuyện đạo, tổ chức khóa tu, v.v. 

Thông thường, ta gặp ai nói với họ một câu thì người ta không chịu tu; ta phải giúp đỡ họ rất nhiều, họ mắc nợ ta và khi đó họ mới nghe lời ta. Để độ chúng sinh thì trước đó phải giúp đỡ chúng sinh rất nhiều để chúng sinh mắc nợ. Bởi vậy, để độ được chúng sinh thì đó là kiệt tác trong đời. Kiệt tác của ta là đưa được một người về với đạo.

Để tạo được kiệt tác đó, chúng ta phải giúp họ rất nhiều: Cái ăn; Cái mặc; Nơi ở; Kiến thức; Đạo đức; Nghề nghiệp; Việc làm; Đạo lý tu hành. Trong đời, phải giúp không chỉ một ngày, mà phải độ vô số người.

Trong vô số công đức ta làm, có một công đức gốc - lòng tôn kính Phật. Tu càng cao chừng nào thì càng kính Phật nhiều hơn. Bởi vậy phải lễ kính Phật hàng ngày. Việc thứ hai là phải phụng sự cuộc đời (từ việc nhỏ cho gia đình, anh chị em, họ hàng, cơ quan, lý tưởng là cho đất nước ta; và khi có cơ hội thì ta cũng phụng sự cho cả thế giới này). Tình yêu nước là đạo đức trong hệ thống đạo đức của tâm hồn con người. Thiếu cái này thì đạo đức ta bị khiếm khuyết. 

Ta có 3 việc phải làm để ta tĩnh lũy công đức sâu dày, và từ đó có thể nhiếp tâm trong Thiền định:
- Lễ kính Phật
- Phụng sự cho đời
- Truyền bá giáo lý giác ngộ cho vô số chúng sinh

Thế giới bắt đầu quan tâm đến Thiền. Ấn Độ đưa Thiền vào trong nhà tù để chuyển hóa suy nghĩ "mạnh được yếu thua" của phạm nhân. Một số trường học đã đưa Thiền định trong học đường. Muốn dạy đạo đức cho học sinh thì phải dạy Luật Nhân-Quả, bởi nó có tính ràng buộc, khi biết nó người ta biết sợ làm việc xấu. 

i) Thiền nâng con người lên thành con người mới, cao cấp hơn. ii) Thiền nâng trí tuệ con người. iii) Thiền đem lại đạo đức cho con người. Sống gần một người vô ngã sướng vô cùng (họ cảm thông ta khi ta mắc sai lầm, họ vui mừng vì sự thành công của ta v.v.). iv) Thiền còn mang lại sự lãng mạn nghệ sĩ - thấy được cái đẹp của cuộc đời. 




---
Lưu ý

Friday, March 22, 2013

Tinh tấn hành thiền

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

---

Thiền định mang lại lợi ích cho cả các tôn giáo chứ không chỉ cho đạo Phật. Tâm an tĩnh, bình yên, hư vô mang lại lợi ích cho mọi người. Thời đại tới sẽ là thời đại của tâm linh.

Việc tu tập Thiền định sẽ trở thành dấu hiệu của con người trong thời đại văn minh mới.

Tu Thiền không hề dễ, bởi nếu dễ thì đã không thể nâng con người lên một tầng cao mới. Càng lớn tuổi càng khó ngồi, nhưng lại biết dụng tâm. Nhỏ tuổi thì ngồi dễ, nhưng lại chưa biết dụng tâm.

Khó vì ta quen cử động, quen nhúc nhích, giờ phải ngồi không nhúc nhích.

Ta cứ ngỡ ta vui, hạnh phúc trong lạc thú trần gian (nhậu, gặp bạn bè, bồ bịch, du lịch, v.v.) hóa ra không bằng. Sự an tĩnh của tâm hồn mới là hạnh phúc, mới là vô giá - mà tự ta cảm nhận được.

Người chưa đạt được sự an tĩnh thì ngồi rất bứt rứt, nhưng nếu có căn lành, gặp thầy giỏi bạn tốt giúp ta thực hành Thiền thì sẽ vẫn tinh tấn.

Nếu ngồi Thiền 3 năm mà chưa được an tĩnh vậy mà vẫn ráng ngồi, có gì đó bí mật thôi thúc ta tiếp tục tu Thiền thì chứng

Giúp ta xác chứng lại những gì ta đã học. Ví dụ: có đạo lý trong đạo Phật dạy ta không được "sân" (giữa những người sân hận, ta sống không sân hận). Ta nghe thì hiểu ngay, nhưng rồi trong cuộc sống ta vẫn sân, vẫn giận. Đầu tiên, ta dùng tâm lý đạo đức thì ta kiềm chế (dùng lý luận để hiểu sự cần thiết của việc không sân, lễ Phật cầu gia hộ, v.v.). Chỉ có người qua Thiền định chứng được Chánh niệm tỉnh giác.

Biết rõ toàn thân, biết hơi thở vào, hơi thở ra (và không quên); vọng tưởng khởi lên làm ta lại quên hơi thở, ta nghĩ đến chuyện khác. Cứ khi nhớ khi quên làm ta không nhổ được gốc sân. Nếu công đức ta đầy đủ (lẽ kính Phật, yêu thương mọi người, khiêm hạ, v.v.), Phước dày, giúp ta nhớ hơi thở không quên không chạy theo chuyện đời. Rồi dần dần ta kéo dài việc nhớ hơi thở được 5 phút, 10, 20 phút rồi tâm ta vỡ ra, bước vào trạng thái mới rỗng rang, tỉnh sáng (các vọng tưởng, lý luận có thể còn những không dẫn ta đi khiến ta quên hơi thở) thấy lòng rỗng rang như cái thùng không đáy. Lúc này ta mới đạt được sự thanh thản, không còn buồn giận trước bất cứ chuyện gì.

Phật dậy ta phải "yêu thương con người". Khi ta vào sâu trong Thiền định, ích kỷ đi đâu không hay, trước mắt mình chỉ muốn làm điều gì tốt cho mọi người, chẳng còn sống cho mình, lòng từ bi thực sự trở thành mạch sống, trở thành bản chất của ta. Sử dụng tiền bạc, của cải vẫn hợp lý chứ không liều mạng, vẫn sử dụng đúng; chứ không phải là sự đấu tranh giằng co giữa ích kỷ và vị tha.

Bố thí Ba-la-mật không có nghĩa là có bao nhiêu cho sạch; mà trái lại ta phải cân nhắc: cho đúng đối tượng, đúng số lượng (không nhiều hơn, không ít hơn - so với số tiền mình có, so với số lượng người ta cần), có đúng lúc không, đặc biệt là không chấp công (không nhớ là mình vừa ban ơn).

Người rốt ráo, tinh tấn tu trong đạo Phật, ta nhìn vào thấy rất bình thường. Cái gì đúng trong đạo Phật lại là trung dung, vừa phải.

Cách ngồi Kiết Già: 5 cái tâm gom lại 1 chỗ (hai lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân và cái rốn của ta), lưng thẳng nhưng không thẳng quá (phải vừa chừng); 2 mắt nhìn xuống; 2 vai xuôi đều; toàn thân buông lỏng, khởi tâm (Tôn kính Phật tuyệt đối; Yêu mọi người; Khiêm hạ; Giữ giới - đối với Phật tử); biết toàn thân để giữ thân mềm mại mà không nhúc nhích; quán thân vô thường;

Điều hay của quán thân vô thường rất hay (mình bớt ích kỷ, bớt phiền não, bớt ham chưng diện), người ngoài nhìn vào thấy mình thay đổi cách sống.

Bước tiếp theo, ta theo dõi hơi thở (biết hơi thở vào, biết hơi thở ra mà không điều khiển).

Cảm giác toàn thân, biết hơi thở vào; cảm giác toàn thân biết hơi thở ra. (đứng cũng tập được, đi cũng tập được)

Khi mình tập rồi thì mình say sưa, sẽ tự mình giữ gìn thời khóa hành Thiền.

Trong đời sống vẫn phải tinh tấn tu Thiền, nếu ta không giữ được thì lúc ngồi Thiền sẽ khó an tĩnh. 
- Gặp người bạn tay bắt mặt mừng; nhưng tâm vẫn phải âm thầm biết toàn thân mình.
- Trong lúc ta làm việc (đạp xe, bổ củi, tai đang nghe, mắt đang nhìn, v.v.) tuy phải để ý công việc nhưng vẫn phải chia bớt một cái tâm để biết toàn thân. Khó là ở người làm việc tri thức (đọc sách, lập trình, v.v.) thì phải tập trung óc tối đa; nhưng, vẫn phải chia bớt tâm một phần để biết toàn thân, để giữ chánh niệm. Trong đời sống mà ta để tâm chạy theo chuyện thế gian thì khi ngồi Thiền sẽ khó nhiếp tâm, mà như thế sẽ mất niềm tin, rồi trôi lăn trong luân hồi.

Giữa Thiền và điều thiện có mối tương quan: Người thiện đi liền với tâm an tĩnh, người ác đi liền với tâm loạn động. Đây cũng là nguyên lý.

Người chứng được Sơ Thiền thì sự bất thiện chấm dứt. Nếu tâm động loạn, bất an thì phải biết trong tâm ta có cái gì bất thiện mà phải tìm cách chữa (có thể là ích kỷ, tham lam, tham vọng tiềm ẩn nào đó; khi sống vì mọi người thì tâm sẽ an tĩnh).

Ngươi tu Thiền phải có ý chí kiên cường (thanh thản vậy nhưng lại chiến đấu thầm lặng với chính mình không ai thấy). Ý chí điều phục tâm mình, thân mình, hơi thở của mình là cực kỳ lớn. Ta phải chấp nhận gian khó, cực khổ.

Một ngày cố gắng phải ngồi ít nhất là 2 thời Thiền (trước và sau khi ngủ).

Thiền duyệt thực (thức ăn là niềm vui trong Thiền), ai mà có cái này thì sẽ tự tinh tấn. Khi đó tự ta sẽ nhìn thấy những lạc thú của trần gian là vô nghĩa.

Có cái giá phải trả: Trên căn bản Phật dạy là ta phải bỏ lạc thú trần gian trước, giữ gìn giới hạnh thì ta mới có thể đạt được an tĩnh Thiền định. Tuy nhiên, chỉ có số ít người vẫn đang hưởng lạc thú thế gian mà vẫn có thể chứng đắc được Thiền định.

Còn nếu mãi mà chưa thấy an tĩnh, thì xin hãy vì niềm tin yêu với đức Phật, tình yêu thương con người, thấy luân hồi là đau khỏ mà chấp nhận từ bỏ lạc thú trần gian, để tinh tấn.

Một người có sự giác ngộ rồi thì lợi ích tỏa ra xung quanh, một lời nói lay động bao nhiêu người, hướng bao nhiêu người về nẻo thiện, cứu thế gian này không còn chìm trong tăm tối nữa.

Chúng sinh có 5 loại:
  • Khoáng vật & đất đá: có tâm linh nhưng rất ít
  • Thực vật, cây cỏ: có trao đổi chất, có sinh hóa, có tăng trưởng
  • Động vật: có tâm linh, tâm thức; nhưng không rõ thiện-ác mà chỉ làm theo bản năng
  • Con người: có suy luận, phân biệt được thiện-ác nhưng có khi lại nhầm lẫn
  • Thánh: tâm thanh tịnh, thuần thiện, trực giác mạnh (đây là đối tượng mà ta phải hướng tới - đạo đức cao, trí tuệ cao và hạnh phúc tràn đầy -- như ta hiện nay: trí tuệ hạn chế, đạo đức lộn xộn giữa thiện và ác, mà hạnh phúc mong manh); ta phải trở thành bậc Thánh để kéo mọi người cũng trở thành bậc Thánh. Cách để nâng con người trở thành bậc Thánh là qua Thiền định mà Phật đã mở ra cho tất cả chúng sinh.



---
Lưu ý

Sunday, March 10, 2013

Buổi nói chuyện với thanh niên Phật Quang

Theo dõi bài thuyết pháp


Điều thứ nhất - Luật nhân quả: 

  • Căn bản của đạo Phật là Luật nhân quả
  • Trước đây ta đã có nhiều kiếp sống, và sau kiếp sống này ta cũng còn nhiều kiếp sống khác nữa.
  • Luật nhân quả chi phối các kiếp sống như thế: Nếu kiếp trước ta làm nhiều điều phúc thiện thì kiếp này ta được nhiều may mắn hạnh phúc; còn nếu kiếp trước ta làm những điều bất thiện thì kiếp này ta có nhiều điều ngang trái khổ đau. Trong vô lượng kiếp trước, vì vô minh nên thực sự ta không kiểm soát được hết mọi việc làm của ta trong Thiện pháp - có lúc ta đã làm đúng, có lúc ta đã làm sai - cho nên kiếp này có khi ta được hạnh phúc, có khi ta chịu đau khổ. Cho nên ta đẹp ở mái tóc một chút thì lại xấu ở bàn chân, mặt đẹp thì ót lại không đẹp (ví dụ vậy). Ta bất toàn vì kiếp xưa ta không có reo nhân thuần thiện. 
  • Còn người mà kiếp trước đã reo nhân thuần thiện thì hoặc là họ khá toàn vẹn, hoặc là kiếp này họ lên cõi Trời.
  • Đạo Phật cho ta đạo lý - đó là ta chịu trách nhiệm về cuộc đời chính mình - và từ đây ta quyết thay đổi [để] cuộc đời đi theo một hướng mới. Trước đây ta không biết nên sống theo ý thích của mình, ai xui cái gì thì làm cái nấy, nhưng từ khi biết luật nhân quả rồi thì ta điều chỉnh dòng đời của mình, dòng nghiệp của mình không cho nó trôi theo cảm tính, không cho nó trôi theo số phận; mà ta sẽ điều chỉnh số phận của mình bằng Luật nhân quả, tức là ta reo nhân mới để thay đổi dòng chảy của nó.
  • Ví dụ: Chúng ta đi xin việc cùng người bạn, người bạn được nhận còn mình thì không, dù rằng mình học trong lớp hay hơn người bạn. Lý do được nhận là bởi bạn mình đẹp hơn mình. Vậy mình cũng sẽ có cách điều chỉnh vẻ đẹp của mình, bằng Luật nhân quả. Phật dạy: người nào có tâm từ ái, hiền lành, không nổi giận thì mặt sẽ đẹp lên từ từ. Ai hay trưng hoa bàn Phật, tượng Thánh, ai hay khen điều tốt của người khác thì mặt cũng từ từ đẹp lên. Còn ai hay giận, nhăn, cau có thì cũng định hình khuôn mặt mình [theo hướng như vậy], thì cũng xấu từ từ. Người nào cười khả ái, không sân không hận thì mặt đẹp lên từ từ, đức Phật đã nói rõ trong Kinh.
  • Sau khi ta biết nhân quả rồi thì ta tu dưỡng nội tâm mình trước, ta tu cách gì đó để không giận không nhăn nữa. Vì nhân quả mà ta nhăn mặt làm sau này ta xấu, còn khi ta cười gương mặt ta khả ái thì gương mặt ta đi theo hướng nhân quả như thế. 
  • Khoảng chừng 3 năm thì gương mặt mình có cái duyên gì đó, nhìn vô người ta có cảm tình. Quay trở lại thi vào công ty trước đây, người ta nhận lại với vị trí cao hơn. Thực sự trong 3 năm thì nghiệp chuyển rất nhiều.
  • Nhân quả thì nói vô vàn không hết, nhưng cho ta hiểu một điều thế này "Số phận này không cố định" - ta có hay/dở, tốt/xấu, may mắn / bất hạnh là do nghiệp xưa của ta bất toàn, bây giờ ta điều chỉnh cho nó hoàn hảo trong từng cái nghiệp của mình bây giờ, trong từng lời ăn tiếng nói, từng ý nghĩ hành động; làm sao cho nó đẹp lên, tốt lên, thiện lên, thì chắc chắn đồ thị / số phận cuộc đời ta chuyển hướng liền, 



Điều thứ hai - Nghiệp thiện mà mình reo bị vướng ở tâm ích kỷ:

  • Điều quan tâm của mình sau khi ra trường là "sắm" 1 người bạn đời, 2 đứa con, 3 tầng lầu & chiếc xe 4 bánh. Tuy nhiên, các mục tiêu này khó đạt được là bởi vì chúng ta nghĩ cho mình - làm cho chúng ta rất khó thành đạt. 
  • Thầy khuyên: "Những suy nghĩ còn luẩn quẩn về sự nghiệp của mình - BỎ. Thay vào đó là một ý nghĩ mới - đó là chỉ PHỤNG SỰ, CỐNG HIẾN mà thôi".
  • Triết lý sống: "Lúc nào cũng mong mình cống hiến nhiều hơn thụ hưởng". Phần dư ra làm Phúc để dành. Có thể mình không có nhà lầu - xe hơi, không có nhiều tiền trong ngân hàng, nhưng mình luôn có cái phần dư vô hình, là luôn cống hiến nhiều hơn thụ hưởng. Mình cứ lo cho xã hội thì cứ trong cái vô hình đó mình sẽ được lo lắng trở lại. Nghiệp từ kinh nghiệm của thầy, khi mình cứ lo cho đời, lo cho đạo thì Phật sẽ lo cho mình, thiếu chỗ này có người khác lo (Khóa tu hè, mỗi bữa 600 phần cơm, ngày 3 bữa, mà suốt 1 tháng mấy như vậy; thế mà không thiếu cơm, không thiếu thức ăn). Cứ làm như vậy mà tự cuộc đời nó đẹp. 
  • Thầy lấy ví dụ một làng quê ở Cần Thơ, nhà nào cũng nghèo, bỗng nhiên người trong làm họp nhau lại xúm nhau xây giúp một cái nhà đẹp nhất trong làng. Bánh xe nhân quả bắt đầu nhúc nhích, bắt đầu lăn. Có sự khởi động của cái thiện trong tâm của người dân làng. 4 năm sau có người khách trở lại làng và thấy tất cả làng nhà cửa đều lớn lên hết, hỏi ra thì biết hóa ra người dân trong làng cứ xúm nhau lần lượt thỉnh thoảng lại cất nhà cho từng người trong làng. Mà khi làm như vậy thì lúa chín đầy đồng, cây trái xum xuê, săn hái gì cũng nhiều hơn trước. Trước đây tự mình làm, tự mình ăn thì làm không đủ ăn, còn bây giờ ráng làm thêm việc người khác, ráng nhích thời gian để lo cho việc của người hàng xóm mình bỗng nhiên may mắn tới mà không giải thích được. 
  • Nhìn lại chúng ta thấy rằng tính hẹp hòi đố kỵ làm chúng ta không phát triển được, bây giờ chúng ta phải thay đổi, chúng ta cứ lo cho nhau, ai tiến được ta cứ giúp họ. Ta không mong, không cầu Phước đâu nhưng nhân quả là vậy. Ta cứ đẩy bạn bè ta thành công trước. Vậy mà Phật Trời yểm trợ lo cho ta gấp bội phần. Ta yên tâm làm điều thiện, yên tâm giúp đỡ người bởi vì chúng một Luật nhân quả hết sức công bằng. Luật nhân quả công bằng hơn mọi người trên đời này. Ví dụ ta sống tốt nhưng có người thương ta thì hiểu ta, nhưng người không hiểu ta thì lại ghét ta - con người này là như vậy, không bao giờ đại diện cho sự công bằng tuyết đối, nhưng vũ trụ này là công bằng tuyệt đối. Phần thưởng là không bao giờ mất, phần thưởng của Luật nhân quả là xứng đáng hơn, chính xác hơn và vui hơn. Chúng ta cứ tin như vậy.
  • Đừng phấn đấu cho sự thành đạt của riêng mình, mà hãy nghĩ tới sau này làm sao ta có thể cống hiến nhiều hơn thụ hưởng.


Điều thứ ba - Làm sao Việt Nam phải sánh vai các cường quốc năm châu 4 biển như Bác Hồ đã kỳ vọng. Bằng cách gì?

  • Trước hết là Phước, khi mình sống yêu thương, tử tế với người xung quanh thì mình sẽ thông minh hơn, sáng tạo hơn và được nhiều may mắn hơn.
  • Sáng tạo: không bao giờ hài lòng với những gì mình đạt được, thủ đắc được, phải tin rằng vẫn còn có thể làm tốt hơn nữa. Không thỏa mãn với những gì thế giới đem lại cho mình.
  • Không bao giờ tự mãn với những gì mình có mà phải cống hiến nhiều hơn.



Điều thứ tư - Thiền định

  • Để có sức khỏe tâm thần, để có trí thông minh vượt hơn bình thường, chúng ta cần một nội tâm hết sức an tịnh, để cân bằng lại tâm trí của mình bởi đã phải căng thẳng đầu óc. Bởi vậy phải biết Thiền định. 
  • Học khổ một thì sau này ra đời, đi làm khổ mười.








---
Lưu ý

Lời cầu nguyện buổi sáng (dành cho trẻ)


LỜI NGUYỆN CẦU BUỔI SÁNG (dành cho trẻ) - do thầy Thích Chân Quang biên soạn

[Sưu tầm từ nguồn http://yume.vn/meomunmap/article/mot-thoi-de-nho.35D54B2C.html]

-----------

Thành tâm quỳ dưới Phật đài
Cúi đầu lạy Phật đón ngày mới sang
Phật Đà từ ái nghiêm trang
Cha lành của khắp mười phương vạn loài
Xin nghe con trẻ tỏ bày
Lời cầu nguyện của kiếp này kiếp sau

***
Trước là cha mẹ ơn sâu
Được nhiều phước đức sống lâu tuổi đời
Ông bà tổ tiên nhiều đời
An vui cõi Phật thảnh thơi tu hành

***
Xin cho thế giới thanh bình 
Ai ai cũng sống hiền lành với nhau
Thầy cô vất vả công lao
Mong sao sẽ được phước cao đức dầy

***
Còn con xin nguyện từ đây
Siêng năng học tập để ngày lớn khôn
Đền đáp cha mẹ công ơn
Đắp xây thế giới đẹp hơn bây giờ

***
Hôm nay con trẻ dại khờ
Biết bao mơ ước còn chờ mai sau
Nguyện trên ơn Phật nhiệm mầu
Cho con trí tuệ hiểu sâu mọi điều

***
Cho lòng con biết thương yêu
Để con giúp đỡ được nhiều tha nhân
Cho con lễ độ ân cần
Biết nhường kính với người gần kẻ xa

***
Từng ngày cuộc sống đi qua
Xin cây Đạo Đức nở hoa trong lòng
Đôi điều con trẻ ước mong
Cúi xin Đức Phật cảm thông độ trì

***
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)