Wednesday, April 3, 2013

Làm sao để chuyển nghiệp

Theo dõi phần thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

(năm 2008)

Khi ta chưa biết đạo Phật, hoặc khi ta biết đạo Phật rồi thì ta có làm điều đó sai; mình bị quả báo xấu - cuộc đời mình rơi vào cảnh khổ. Vừa cái tâm mình không tốt - thiếu đạo đức, hoàn cảnh xung quanh thì đau khổ. Cái tối tăm, bất hạnh nó chồng lên nhau như vậy: tâm mình không tốt đã là một cái bất hạnh rồi, hoàn cảnh xung quanh lại bức xúc, bất hạnh lại là một cái đau khổ nữa. Đến khi ta gặp Phật pháp thì mới biết mọi điều là do nhân quả tạo nên; do đó chúng ta muốn thay đổi. Cái mà ta muốn thay đổi số phận và tâm hồn mình, trong đạo Phật ta gọi là chuyển nghiệp. Tâm hồn mình phải tốt lên và hoàn cảnh của mình phải sung sướng hơn, hạnh phúc hơn.

Tu gì không biết mà càng tu hoàn cảnh càng khổ là sai. Có thể ta cần một vài hoàn cảnh khổ, để ta được thử thách được rèn luyện thì điều đó rất cần. Nhưng khổ không có lối thoát thì ta phải xem lại cái nghiệp của mình - có thể nghiệp của mình có cái gì đó sai lầm.

Có người nói: "Con buồn quá, con muốn vào chùa tu". Thầy nói: "Vào chùa càng buồn hơn". Tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu chùa vui thì người ta không tu được. Ta không nên nghĩ rằng đi xuất gia là đi tìm một nơi bình yên. Bảo rằng, ngoài đời con sóng gió quá - người yêu bỏ, bạn bè quay lưng, tiền bạc thì biến mất, mọi thứ không còn gì hết - thôi thì bây giờ con vào chùa tu. Như vậy là hiểu sai. Nếu vậy thì chùa trở thành một nơi trú ẩn, tránh né, thì sự thực không phải vậy!

Chùa là nơi tu; và ta không bao giờ tu được nếu không có nghịch cảnh. Dĩ nhiên trong chùa thì ta luôn muốn sống tốt với nhau. Lúc nào ta cũng muốn xây dựng mái chùa này thành một tổ ấm yêu thương - thầy thương yêu đệ tử, để tử thương yêu thầy, huynh đệ thương yêu nhau. Ta thấy chùa là nơi lý tưởng quá nên muốn vào chùa để tránh né cuộc đời thì lại là sai. Nếu chùa bình yên, sung sướng như vậy thì sẽ không có một thầy, một cô nào đắc đạo được.

Cho nên ta phải hiểu thế này, ta rất cần chùa bày tỏ được đạo lý để cho ta học, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng vào chùa rồi thì mọi chuyện sẽ yên ắng. Nếu chùa bình yên quá thì ta phải cầu cho chùa có chuyện gì lộn xộn một chút :) để thử tâm mình. Thật ra nghịch cảnh là những liều thuốc bổ. Khi mình chưa đủ đạo lực mà nghe nói chỗ này có người chửi [mắng] mình, chỗ kia không có cơm ăn mà bảo mình vào đó thì mình sợ. Nhưng với người hiểu đạo rồi thì đó phải là nơi mình đi tới. Nơi nào có người chửi [mắng] mình thì mình tới đó, và nghe một cách an vui thì đó là người biết tu. Đi tìm cái nghèo, tìm niềm vui trong cái nghèo. Người biết tu rồi thì dấn thân vào trong nghịch cảnh. Bởi vì chính trong nghịch cảnh thì đạo lực mình mới lớn lên được. Còn nếu sống trong sự sung sướng nuông chiều thì đạo lực mình không lớn lên được.

Tuy nhiên, ta dấn thân vào nghịch cảnh để trả nghiệp xưa của mình, để nâng cao đạo tâm của mình là một chuyện; còn cuộc đời hết khổ chuyện này đến khổ chuyện kia, khổ tới đuối sức, tới bế tắc - tới không còn lối ra (việc xấu vây ta). Ta đuối không chịu nổi và ta phải chuyển. Trong đạo Phật, giỏi tu là chuyển được nghiệp của mình, chuyển được tâm hồn và chuyển được hoàn cảnh của mình. Muốn chuyển được thì ta phải có sức mạnh để thay đổi đổi cuộc sống, đạo đức, tâm hồn của mình.

Chuyển nghiệp là quá trình, là công thức. Khi biết công thức rồi, ta cứ kiên nhẫn làm từ năm này qua năm kia thì cuộc đời ta sẽ thay đổi, tâm hồn ta sẽ thay đổi.

Thứ nhất, ta cần biết mình sai ở điểm nào. Ví dụ ta nghèo, thì nghèo là vì sao? Có thể vì hẹp hòi, hoặc có tiền nhưng phung phí (sài sang, sài không đúng chỗ, cho người không đáng cho). Ví dụ thấy khuôn mặt mình không đẹp thì có thể do mình hay chê bai người khác, hoặc là mình hung dữ, do mình gặp người khác mà mình không thích vui, sống giữa cuộc đời mà không nở nụ cười với người khác.

Thứ hai, ta phải đem cái lỗi đó ra, ta quỳ trước Phật để xin sám hối và nguyện hàng ngày làm điều tốt đẹp, điều đúng.

Tiếp đó, ta chuyển từ ý nghĩ sang hành động. Quá trình chuyển này có thể rất khó khăn lúc mới đầu, nhưng rồi sẽ thành quán tính, sau dễ dần. Quả báo của tâm bố thí, thương yêu khi đã chín muồi thì khi ta thầm nghĩ mong muốn điều gì [vừa vừa, nhỏ nhỏ] gì điều đó sẽ đến.

Tóm lại, để chuyển nghiệp thì có mấy giai đoạn:
- Biết lỗi
- Sám hối trước Phật và phát nguyện
- Hành động
- Hoàn cảnh xung quanh ta bắt đầu thay đổi

Khi may mắn đến với ta thì không nên dại dột hưởng hết. Ví dụ, khi có lúa thì không ăn hết mà giữ lại để mà trồng tiếp.

"Phước bất năng hưởng tận"

Bồ tát là như vậy, làm Phước tràn ngập hết mà không hưởng.



---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment