Xin bảo trọng có nghĩa là xin tự bảo vệ mình, tự giữ sức khỏe của mình.
Sự bình an của một người chính là niềm vui của những người thân. Mọi người hãy cố gắng sống vui, sống khỏe để những người thân của mình được yên tâm làm rất nhiều công việc khác.
Tình cảm riêng tư tạo nên sự ràng buộc rất lớn. Theo lẽ thường những gì riêng tư, gần với mình (như bản thân, vợ/chồng, con cái, gia đình, v.v.) là những gì quan trọng nhất. Theo lẽ thường vì những điều này mà người ta có thể sẵn sàng hi sinh cả cộng đồng, tổ quốc.
Sống cho bản thân, chỉ nghĩ cho bản thân tưởng là sẽ khiến cho con người có trách nhiệm hơn với bản thân; nhưng ngược lại sống ích kỷ, buông tuồng. Đứa trẻ mà thương yêu cha mẹ, vì vâng lời kính yêu cha mẹ mà không giám sống buông tuồng. Khi người ta biết sống vì những người thương yêu của mình thì người ta sống có trách nhiệm hơn, trách xa sự nguy nhiểm, tránh xa sự sa đọa.
Mỗi công dân mà biết giữ gìn sức khỏe, tính mạng của bản thân thì sẽ không trở thành gánh nặng của gia đình, đất nước. Cứ một người trong quốc gia tàn tật sẽ góp phần kéo tụt nền kinh tế của quốc gia đó xuống. Bởi vậy, khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe, ngồi ôtô thì thắt dây an toàn, v.v.
Ta còn phải dùng trí thông minh của mình để tránh xa những nguy hiểm, tránh xa những nơi sa đọa tội lỗi.
Khi bản ngã của ta nhẹ xuống thì ta thông cảm được với mọi người, yêu thương được mọi người. Nơi nào dạy chúng ta nâng cao sức khỏe, nâng cao trí tuệ thì ta tìm đến.
Ta phải tạo nhiều công đức để công đức đó trở thành chiếc "áo giáp" vô hình bảo vệ mình.
Trong đêm Phật thành đạo, Ma vương hiện ra và gây trở ngại, nhưng Phật bảo rằng "Ma vương không làm gì được vì công đức vô lượng mà Phật làm trong vô lượng kiếp".
Từng điều ta giúp người, từng điều ta giúp đời sẽ là chiếc áo giáp bảo vệ ta.
Cái Phước cũng âm thầm bảo vệ cuộc đời, tâm hồn ta. Ví dụ: có người rủ ta làm ăn có gì đó mờ ám không rõ ràng, nhưng có lãi lớn; tự nhiên tâm bừng sáng để từ chối chuyến làm ăn, do đó không phạm pháp, tránh được tội.
Có người nói với mình, cuộc đời ngắn ngủi; nên còn ngày nào sống trên đời là phải sống cho vui, sống cho hưởng thụ. Đứa bé nhờ cái Phước thầm kín mà hiểu ngược lại, chính vì không biết ngày mai thế nào nên còn sống ngày nào là phải tu ngày đó.
Ngược lại, với người lười biếng, hưởng hết rồi thì cuộc đời bấp bênh, ai muốn hại ta thì ta cũng ít còn điều gì để được bảo vệ.
Nhưng với người chiến sĩ ra chiến đấu ngoài chiến trường, có thể áp dụng lời khuyên bảo trọng để lo cho bản thân mình được không? Lúc này, thay vì nghĩ về bản thân, nghĩ về số ít người thân xung quanh; người lính phải nghĩ về cả đất nước, nghĩ về cả chục triệu người.
Giờ phút chia tay nói năng chi
Chỉ có một lời xin khắc ghi
Thương nhau hãy tự mình bảo trọng
Nhớ nhau trên mọi nẻo đường đi
***
Từ lúc cuộc đời đã có nhau
Sẻ chia hạnh phúc lẫn u sầu
Dám đâu liều lĩnh riêng một cõi
Kẻo người mang lấy những niềm đau
***
Ta đã dặn lòng sống bao dung
Hiểu sâu đạo lý của chung đồng
Tuy một nhưng cũng là tất cả
Cõi lòng thanh thản tựa hư không
---
Lưu ý
No comments:
Post a Comment