Friday, December 28, 2012

Sống có ích

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Người Phật tử hiểu rằng để có ngày hôm nay, chúng ta mang ơn nghĩa của biết bao con người.


Cuối cùng ai cũng phải chết, nhưng chúng ta có 2 câu hỏi:

  • Lúc sống ta sẽ sống có ích hay vô ích cho đời?
  • Lúc chết rồi ta sẽ đi về đâu?
Nếu không biết đặt 2 câu hỏi này, thì người đó sẽ sống lầm lỗi, hưởng thụ, sa đọa, hơn thua. Còn người mà biết hỏi như vậy thì khi sống sẽ an vui, khi chết đi về cõi lành; người này biết kiểm soát, hướng thượng, tìm tòi, cân nhắc (ví dụ: định mắng chửi ai thì phải coi chừng xem cái lời chửi mắng này sẽ đưa mình đi về đâu khi chết, thấy người sống lầm than thì mình không thể ăn uống phung phí, v.v.)

Nhưng bình thường, không ai biết đặt những câu hỏi này. Phải tự vấn, chứ không thể sống theo thói quen, không thể sống mà không có đạo lý soi đường.


Ta nguyện sống có ích cho đời, nhưng như thế nào là sống có ích. Sống có ích là:
  • Tạo niềm vui cho người xung quanh (sống vô ích là không đem được niềm vui cho ai)
  • Đóng góp vào sự sung túc về vật chất cho đời: người làm ra đường, cầu cho người đi; người nông dân trồng ra lúa gạo; người công nhân xây nhà; v.v.
  • Đóng góp vào sự phong phú tinh thần cho đời: người giáo viên đem kiến thức tình yêu thương của mình truyền cho các em học sinh, người nghệ sĩ, v.v.
  • Góp phần vào sự thăng tiến tâm linh cho nhân loại: 


Con người cần 4 điều:

  • Vật chất: cơm ăn, áo mặc, nhà để ở
  • Tinh thần: có kiến thức (để biết mà sống)
  • Tình thương yêu: chỉ giúp vật chất, tinh thần vẫn chưa đủ
  • Tâm linh: 



Tâm linh của nhân loại có nhiều loại:

  • Bùa, chú, ngải: Nếu dựa vào đó nhiều thì sẽ bị liên lụy vào người âm. (Ví dụ: trường hợp khấn vái "ông bà khuất mặt khuất mày" - thì họ độ thật, nhưng sẽ mắc nợ, rồi khó lòng giải thoát, chỉ thích làm Phước không mắc nợ đời rồi sau này mình rũ áo ra đi). Ta cứ can đảm sống theo lời Phật dạy, chấp nhận khó khăn & ban ơn nghĩa cho mọi người, chứ không quỵ lụy vào "người khuất mặt khuất mày".
  • Nhập đồng: 
  • Ngoại cảm: 
  • Thày bói: (ví dụ: Khi ta tò mò tương lai của mình sẽ ra sao)
  • Thiền định: Những loại tâm linh trên thì đạo Phật không khuyến khích. Tâm linh của Phật là Thiền định: bởi vì Phật đã ngồi Thiền mà chứng đạo (là trở thành một vị Thánh siêu tuyệt, cực kỳ đạo đức, với tâm hồn bình an, hạnh phúc mà siêu nhiên). Chân lý: đời là khổ (nhất là người già càng nhận rõ điều này). Sống trong đời, ta đi trong ánh sáng & bóng tối lẫn lộn, ta mơ ước thế giới này ai cũng thương yêu nhau, ai cũng làm điều thiện. Ước vậy nhưng rất khó, chính ta cũng chưa làm được. Bởi vậy, chúng ta, nhân loại cứ khát khao đạo đức.


Thiền định mang đến 3 điều cho con người:
  • Hạnh phúc (khi tâm mình lắng trong Thiền định rồi thì không còn nỗi đâu của thế gian xâm nhập nữa), 
  • Đạo đức: Tu Thiền giúp ta trở nên đạo đức hơn
  • Năng lực siêu nhiên. 
  • Đức Phật còn cho chúng ta điều thứ tư - Giải thoát (Vô ngã).


Muốn giúp ích cho đời thì trước hết phải tu. Muốn đem tình thương yêu cho người thì phải tu trước, để trong trái tim ta đầy ắp thương yêu, đầy ắp đạo đức thì ta mới có thể cho người được (phải có mới cho được). 


Tu vất vả nơi tâm mình thì mới là nền để sau này mình giúp đời.

Có niềm tôn kính Phật, có niềm thương yêu, không có tiền, có kỹ năng thì có thể đóng góp cho đời đạo đức.

Tập sống có ích từ những điều nho nhỏ:
  • Đi đường nhặt mảnh chai vỡ bỏ vào thùng rác mà chẳng ai biết,  
  • Thấy người nóng giận thì mình can ngăn; 
  • Khen một ai đó tốt sau lưng người đó; 
  • Chỉ đường một cách cặn kẽ v.v.; 
  • Những việc nhỏ cốt để thiện tâm của mình lớn lên dần dần. Khi làm mấy việc nhỏ thì phải ráng chịu cực, vì nghĩ là việc nhỏ quá không đáng làm. Những việc nhỏ là nền để làm những việc lớn.


Nguyện sống một đời có ích để đền ơn bao người đã cho ta cuộc sống này, thì phải bắt đầu từ những việc nhỏ.


Uy tín lớn, tiếng nói đầy thuyết phục; những người có Phước lớn thì tiếng nói của họ đầy thuyết phục.


Quan trọng là xóa được ác độc trong lòng con người. Cái khó là những người ác luôn cho rằng mình đúng. 


Đây là quá trình chiến đấu của nhiều đời, nhiều kiếp.




---

Lưu ý


No comments:

Post a Comment