Wednesday, January 9, 2013

Giải đáp thắc mắc - Phần 1


Nghe clip phần 1

(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần trả lời câu hỏi của Thượng tọa Thích Chân Quang. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)

Trong cơn mê chắp tay lên giống như đang niệm Phật. Như vậy là đang được các vị trong giới siêu hình khuyên tu.


Nếu bàn thờ bị vào ở nơi không trang nghiêm thì đừng thờ Phật, thờ thì mang tội thêm.

Thày không tụng kinh cầu siêu.

Phật tử ít cúng dường nhưng thường ăn cơm của chùa thì cũng không có tội, không nên ngại chuyện đó.

Khi nghe băng giảng của thầy thường mặc quần đùi cho mát thì có mắc quả báo gì không? Thường thì nghe pháp thì mình nên trang nghiêm (ngồi nghiêm chỉnh, mặc áo tràng, trước khi nghe chắp tay niệm Phật, sau khi nghe chắp tay hồi hướng).

Nghe pháp thì nên trang nghiêm, chuẩn nhất là mặc áo Tràng, trước khi nghe thì niệm Phật, sau khi nghe thì lễ hồi hướng.

Yêu người mà bỏ thì có tội còn từ đầu đã từ chối thì dù người đó có tự tử mình cũng không có tội.

Có người anh không biết Phật pháp thường hay công kích. Khi người anh cho tiền thì xài không được. Như vậy là do duyên khiến. Đức Phật ở trên không muốn cho mình mắc nợ một người không biết Phật pháp. Mắc nợ người tốt (người biết đạo, người biết Phật pháp) thì tốt hơn là mắc nợ người xấu. 

Thần sắc yếu nhưng tướng mạo tốt. Thần sắc yếu có thể do có thiếu tiền. Thần sắc mạnh có thể là do họ có nhiều tiền.

Bệnh thế gian có thể do nhiều nguyên nhân đời xưa, khó có thể nói chắc chắn được. Mình không đủ đạo nhãn.

Bắt dế, cào cào cho gà ăn. Làm gì để bù lại? Phóng sanh, hiến máu nhân đạo cũng tốt.

Hồi nhỏ gây nhiều lỗi lầm, sau này đã làm nhiều công quả nhưng quả báo giằng dai. Do nghiệp đời xưa.

Ngoài đời có tù treo, giam lỏng, quản thúc tại gia. Có thể do đã từng gây tội, nhưng nhờ làm Phước nên giờ nhận quả báo tù túng, không được làm những gì mình thích. Như vậy là đã hiểu được nhân quả. Không nên lo lắng quá; mà cứ nên kiên trì, có khi 5 năm sau thì cuộc đời lại vinh quang mà mình không ngờ được. Mình cứ sống đúng với đạo, siêng năng làm Phước. Làm Phước đừng nghĩ tới thời gian nhận kết quả, cứ kiên trì làm Phước, tu tập; nếu nghiệp mình dầy thì 3 năm 5 năm 10 năm chưa có kết quả, nhưng khi nó đến rồi thì rất chắc, rất an ổn. Bởi vậy phải vững tin điều này.

Người gặp nghiệp báo bị điên thì phải tạo công đức vô cùng to lớn mới mong giải được nghiệp.

Thiền có hỗ trợ thân bệnh (nếu là bệnh nhẹ), còn nếu là bệnh nghiệp thì phải thêm các phương pháp khác (khí công, uống thuốc, v.v.).

Bán hàng là mắc nghiệp gì, vì là làm dâu trăm họ, nhiều người khách hàng quá đáng. Đừng mất niềm tin vào con người. Gặp mỗi người khó chịu thì đó đều là tấm gương soi lại chính mình. Mình gặp người hắc ám vì ngày xưa mình cũng hắc ám thôi. Bởi vậy hãy tiếp tục thương yêu con người.

Nghiệp buôn bán: nếu buôn bán thành công là do nghiệp đời trước. Có người đắp đoạn đường thì mọi người đi qua mắc nợ người đắp đường.

Đồng tính luyến ái là 1 dạng của tà dâm, nhưng là bệnh. Phải lạy Phật sám hối cho nhiều, tự nhiên sẽ thanh tịnh trở lại.

Hoàn toàn không thể xin để tan biến thành tro bụi để không đầu thai nữa, ràng buộc nhân-quả rất khủng khiếp.

Niềm tin của mình là ở đức Phật thì mình cầu Phật thương yêu tất cả chúng sinh.

Thấy nét Phật bà Quan âm hiện về, nhắc chừng thầy lưu ý đến kẻ tầm thường để bài giảng được thấm sâu. Đây cũng là một ý hay và thực tế.

Mẹ không hiểu đạo, con khuyên nhẹ nhàng nhưng mẹ không nghe mà phải to tiếng. Nếu nạt mẹ thì đó là cái tội. Nói nhẹ mà mẹ không nghe chứng tỏ câu nói nhẹ không có lực. Muốn có lực thì phải lạy Phật tha thiết tôn kính (xin Phật phù hộ cho con để độ/khuyên được mẹ con để mẹ đi trong điều lành điều ngay).

Phật tử yêu súc vật, nuôi 2 con chó, nhưng ông chồng muốn ăn thịt hoặc đem cho; mong thầy giúp. Nếu mình thương chó quá thì kiếp sau có thành chó không? Mình thương cái gì thì không bao giờ mình bị thành cái đó. Ví dụ: thấy người nghèo mà thương xót người ta thì không bao giờ mình bị nghèo. Nhưng khi nào mình khinh người nghèo thì bị liền.

Có người nói không nên thuyết phục người khác theo Phật pháp mà nên để tự nhiên, chỉ nên tâm niệm trong lòng, đây là vấn đề tế nhị, mong thầy chỉ giùm? Nếu để trong lòng thì người ta không theo, phải chủ động đến nói chuyện, nói đạo với người ta.

Xin thầy giải nghĩa chữ "Thọ Giả". Thầy đã giải thích trong bài trước rồi.

Cúng dường mà tự người khác biết chứ không phải do mình kể thì thôi. Nếu mình giấu quá mà người ta không biết cái hay của mình thì cũng là điều dở, vì cái hay của mình có khi cũng là tấm gương cho người khác. Còn nếu chủ động khoe khoang tự hào thì hết Phước.

Cây cối hoa quả hái rồi vẫn còn tâm linh, nhưng rất yếu; cái bánh đậu xanh nấu chín rồi cũng có tâm linh. Khi mà mình cũng cho quỷ thần ăn thì họ ăn phần tâm linh mất rồi, phần còn lại là cái bã vật chất. Người nào mà ăn đồ cúng của cõi thấp (ví dụ cúng cho ma quỷ), mà mình ăn cái bã không còn tâm linh thì lâu ngày trí mình bị mờ, tâm thần dễ bị bất ổn; nhất là nhang chưa tàn mà lấy ăn thì giống như giành ăn với ma thì dễ bị ma nhập điên.

Ăn thịt thì không giải được bằng cách ăn rau cải. Bởi vì cái nào có hậu quả của cái đó. Đạm động vật thì cũng cần, nhưng không nên chủ trương ăn nhiều rồi tìm cách giải đi, mà phải biết kìm chế lại.

Có người 70 tuổi mà suốt đời phải đi bán máu nuôi thân. Có thể do đời trước làm đổ máu người ta quá nên đời này phải đền lại. Nghề của mình là nghiệp, có người đời xưa phá nhà người khác giờ phải đi xây nhà để chuộc lại để trả lại nghiệp xưa.

"Của đi thay người" có thể là nhân quả trong thực tế. Có thể mình bị tai nạn nhưng do mình biết tu, biết làm Phước nên mình bị mất món đồ nho nhỏ và tránh được tai nạn.

Làm Phước mà mong chờ quả báo quá mạnh thì quả báo càng bị đẩy ra xa. Làm mà cầu Phước quá thì lại mất Phước.

"Bắt phong trần mới được phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao". Cái này là nhân quả quy định.

Việc làm thầy thuốc mà bị tổn Phước có thể do nhiều nguyên nhân bí mật, chứ chưa chắc là vì người thầy thuốc cứu chữa cho những kẻ xấu. Có thể nguyên nhân là chữa bệnh không hết lòng, câu bệnh. Nếu chữa bệnh thật lòng thì an ổn, có Phước.

Mong được bình thản trước nghịch cảnh cuộc đời. Tâm bình thản không có nghĩa là yên lặng. Nếu cần giải thích để người khác không hiểu lầm thì vẫn nên giải thích. Sự bình thản giúp mình trước hết là không giận dữ, có như vậy giải thích gì mới dễ; còn nếu giải thích khi đang nóng giận thì có khi lại rắc rối thêm.

Nếu người nào đã xóa được 5 chiền cái thì có thể cầu xin kiếp sau chuyển nữ thành nam để tu tiến

Thân nữ phải tu 9 kiếp mới chuyển thành nam.

Tu tại gia, thờ Phật ở trên thờ ông bà ở dưới có được không? Câu trả lời là KHÔNG, tuyệt đối không. Phải luôn thờ ông bà ở một bên, hoặc quay lại dựa vào bức tường để quay mặt chầu về Phật (ông bà mình nhìn về mặt bàn Phật) thì ông bà càng có Phước. Không bao giờ để 1 hàng từ trên xuống dưới; ví dụ quý thầy lại xá Phật thì xá luôn cả ông bà, ông bà chịu không nổi. 

Cúng chẩn tế (cúng thí thực cho người ở địa ngục) có nguồn gốc từ Mật Tông có kết quả chứ không phải không. 

Tình cảm gia đình có mang tính ích kỷ, có liên quan tới nghiệp và huyết thống. Thương yêu (thương xót) chúng sinh thì có điều khác, đó là cái nguyện, làm mình tăng Phước, dễ tu hơn. Đi đường có người nghèo khổ, bị nạn mà mình đau xót thì mình biết đau xót. 

Chú đại bi là bài ca ngợi Bồ tát quan âm, trù nguyện cho chúng sinh, ý nghĩa rất hay, giải được bùa chú nếu có niềm tin sâu vào Tam Bảo. Niệm phải định mới linh. Nếu không ăn chay thì nên súc miệng sạch trước khi tụng.

Giấc mơ là điều báo nhân quả của mình, là thước đo của nghiệp. Người nào thấy trong giấc mơ nhẹ nhàng phơi phới thì tức là nghiệp nhẹ, còn trong giấc mơ thấy cảnh nặng nề tức là nghiệp còn nặng.

Gia đình có người tự vẫn, trùng ngày với người trước. Làm thế nào hóa giải cho những người sau. Cùng nghiệp thì sẽ chết giống nhau. Người chết về bắt đi. (ví dụ có ông chú chết về rủ cháu theo vì đứa cháu cùng nghiệp, nếu đứa cháu chưa đến số thì nó bảo không đi thì cũng không sao). Ở ngoài đường có nhiều vong linh vất vưởng, nhưng không phải ai cũng bị ma xô, nếu mình có nghiệp thì ma mới xô được, ma mà trêu trọc thì ma cũng bị phạt. Bị ma nhát là do tu chưa đủ y đức, bởi vậy phải ráng tu: từ bi, lạy Phật, khiêm hạ. Dần dần uy đức của mình sáng ra, ma không lại gần nữa.

Các sinh linh nhỏ bé như kiến, vi-rút thì nguồn gốc thế nào. Muốn trả lời câu hỏi này thì phải chứng đạo Alahan thì mới nhìn được cái khởi nguồn sự sống trong vũ trụ; vừa có yếu có yếu tố ngẫu nhiên và tất nhiên.

Nếu nói theo luân hồi thì những con cá, bò sát trở thành người. Khi chưa có con người thì trên cõi trời vẫn có các Chư Thiên, có thể các ngài hết Phước thì trở thành người. Loài vật nào xuất hiện thì đều do nghiệp. 

Muốn ăn chay nhưng mệt, lại phải ăn thịt vài bữa. Thì do là thức ăn cũng là nghiệp của mình. Bò sinh ra chỉ ăn cỏ, nghiệp của nó nhẹ, không tạo tội. Ở Anh giết thịt cừu cho bò ăn, là trái tự nhiên, bắt nó phá nghiệp của nó, dẫn đến bệnh bò điên. Nếu đời này mình sinh làm người những vẫn cần đạm động vật thì là do nghiệp của mình, có thể do đời trước phạm nghiệp sát sanh. Có thể cưỡng lại bằng cách cố gắng ăn chay, còn nếu mệt thì ăn tam tình nhục. Một ngày nào đó mà thịt có thể tạo ra thịt mà không phải sát sinh.

Khi những tư tưởng xấu tự nhiên được khởi lên thì cần niệm Phật sám hối để chặn chúng lại (cần niệm Phật tha thiết tôn kính). Những tư tưởng đó được khởi lên có thể không phải tại mình mà tại nghiệp. Bởi vậy, nếu thấy một người sơ xuất về nhân cách thì đừng trách họ, chỉ bởi họ không có Phước thôi, nếu họ lạy Phật thì cái nhân cách xấu cũng sẽ mất đi.

Đôi khi cũng muốn nói chuyện với mọi người để truyền bá Phật pháp nhưng đôi khi cũng chán việc mở rộng quan hệ với con người. Đừng bao giờ mất hi vọng ở con người, phải thương họ.

Chị của con rất thích ăn rau và rất nóng tính; khi chửi ai chị thường gọi họ là trâu bò. Chị bị bệnh vảy nến trên 10 năm chữa không hết, bệnh này trên thế giới vẫn chưa rõ nguyên nhân. Như vậy gieo nhân gì mà bị bệnh như vậy? Trả lời: Thường do một cái nghiệp rất dai, chờ đến một lúc đọa nặng hơn nếu mình không kịp thời sám hối. Vì Phước mình còn nên hiện một bệnh gì đó để chờ, để cảnh báo cho mình kịp thời sám hối; nếu không sẽ đọa nặng hơn. Mắng người khác làm trâu bò thì mình dễ thành trâu bò.

Con thấy nhiều người cúng thí thực cô hồn hay cúng gạo muối hột. Mình còn ăn không nổi thì làm sao vong linh cô hồn nuốt nổi. Trả lời: Sự thực thì cúng thí thực không nên cúng gạo muối, mình ăn cái gì thì cúng cái đó (cúng cơm, cúng cháo). Nếu cúng gạo thì không biết họ có bếp mà nấu không.

Một người tâm thần nhưng niệm Phật thì có chút công đức nào không? Trả lời: Có, tuy không được bằng người thường.

Tập khí công có giúp cải thiện bệnh do thần kinh thực vật gây ra không? Trả lời: Có, nhưng có thể phải uống thuốc bắc thêm.

Lợi ích sức khỏe cho những người siêng năng lạy Phật tụng kinh ở chùa. TL: Người mà lạy Phật nhiều cũng có thêm sức khỏe. 

Những người say mê phim đồi trụy thì sau này sẽ mù, bởi vì mắt dùng để nhìn điều tốt mà không dùng thì Diêm Vương quăng bỏ đi.

Tụng bài kinh Từ tâm của thầy soạn có thể chữa bệnh mất ngủ, nhưng quan trọng là mình phải khởi tâm thương người trong cuộc sống. Phải qua 3-5 năm thì lòng từ bi của mình dày lên rồi thì mình được nhiều công đức.

Công kích các bậc Thánh thì quả báo bị điên là chắc chắn. Kiêu ngạo thì quả báo cũng là điên, qua kiếp sau thì đầu thai làm người tầm thường bị mọi người khinh.

Khi không lạy Phật thì không được tăng tiến về tâm linh.

Nhà không có bàn thờ Phật thì lậy Phật sám hối như thế nào? TL: Đến chùa nào đó ở gần, xin phép quý thầy cho phép vào sám hối.

Vị tu sĩ cuốc đất vô tình làm con trùn đứt đôi thì có tội gì không? TL: Nếu vô tình thì tội cũng ít chứ không nhiều, nhưng cũng có. Nếu ăn rồi làm điều gì Phước thì cái tội bớt đi, còn không thì tội tích lũy từ từ. Cuộc đời như vậy, bởi vậy phải ráng làm Phước.

Ngồi Thiền chừng 15 phút thì bị Hôn Trầm. TL: có thể do thiếu ngủ, nhưng có thể do Nghiệp, thì phải ráng sám hối lậy Phật.

Làm điều lành và hồi hướng cho chồng, không chỉ trong 49 ngày mà suốt đời. Nếu người đã mất chưa đầu thai thì trong cõi đó họ được Phước và an lành, còn nếu đầu thai rồi thì đứa trẻ vẫn được Phước gặp may.

Người già bị động kinh là do nghiệp gì? TL: bệnh tật có thể do nhiều nguyên nhân, nếu có đạo nhãn mới biết nguyên nhân. Phải cố gắng cúng dường, đắp đường, lậy Phật, bố thí v.v.

Cúng thí thực thì được Phước, nếu quên thì làm họ thất vọng, trong cuộc đời có nhiều lúc mình cũng bị thất vọng; bởi vậy cố gắng đừng quên. Thức ăn cúng thế thực xong bị vong lấy đi hết rồi, bởi vậy không được ăn, chỉ để cho thú vật ăn. Có thể cúng ngoài đường để vong ở ngoài cũng được ăn mà vong ở trong cũng ra ăn.

Chuyển hóa ai đó bằng cách cầu Phật gia hộ, dần dần thì tâm họ sẽ chuyển.

Một người sống thiếu Phước khi chết mà được người sống làm công đức và hồi hướng thì người đó cũng được một phần. Nếu mơ thấy người đó bảo lạnh thiếu quần áo thì đừng mua quần áo vàng mã đem đốt, mà mua quần áo đẹp đi làm từ thiện, thì ở cõi kia người kia có quần áo mặc liền. Vừa thực tế lợi ích trong cuộc sống mà đúng nhân quả.

Hai người điên, người hiền người dữ. Người hiền dễ hết bệnh.

Công đức 10 năm lậy Phật không đủ chuyển nghiệp? TL: có thể do có những cái tội, bị điên thường do kiêu mạn, chê Thần Thánh.

Bói tên: Xếp hạng người thành 6 hạng, như vậy không chính xác.

Kiếp này thờ ơ lạnh nhạt thì kiếp sau khó thành anh em.


Hỏi: khi một vị Bồ tát giáng trần, có bao giờ giả đò sai sót để giấu kín thân phận? 


Hỏi về ngài Tu Bồ đề (trong kinh Kim Cang). Thì cần nghe lại bài giảng của thày (băng 1).

Hỏi: sắp đến ngày giỗ mẹ, nếu các con thành tâm ăn chay thì vong linh mẹ được siêu thoát? Chỉ được một phần thôi, phải làm thêm nhiều công đức khác, nhưng mà lòng thành thế cũng tốt.

Ăn chay thì vẫn dùng được trứng công nghiệp (không có trống).

Nằm ngủ thường xuyên chiêm bao thấy mả mồ? Có hai trường hợp: 1) Nếu là điềm báo thì ý muốn nói rằng trước sau gì mình cũng đi tới cái mả đó :D. 2) Có thể do cái vong của mình còn luẩn quẩn ở cái mồ đó cho tới ngày mình đầu thai nên cái khu mồ mả đó được in vào tâm mình là cho mình thấy quen thuộc

Khi thấy các dấu hiệu của tu sai thì phải làm gì? (Nếu tu đúng thì thấy 3 điều tốt: biết vị tha, bớt ích kỷ, bớt giận hờn; nghĩ về người xung quanh nhiều hơn, thấy may mắn hơn) Ở đây có nhiều vấn đề, nghe kinh Kim Cang cũng là một cách, ngoài ra thì ráng làm Phước và đừng chấp công. Nhiều khi cái mình tưởng là xui thì lại hóa ra là may, mình không đủ con mắt đạo nhãn nên mình hay kết luận sai là vì vậy.

Cúng sao giải hạn? Thực ra là phong tục của người Trung Quốc rồi lan qua Việt Nam: cầu may mắn. Nhiều khi quý thầy chiều Phật tử nên cúng, chứ theo đạo Phật thì mình tin nhân quả. Cho nên nhiều thầy kết hợp vừa cúng sao cho Phật tử vừa dặn Phật tử làm một việc Phước gì đó. 

Coi ngày cất nhà, kết hôn? Thời gian, ngày giờ có quy luật gì đó mà người xưa khám phá ra được. Nhưng vẫn do nhân-quả chi phối. Nếu tin chắc nhân-quả thì không phải xem.

Có thể giặt chung quần áo lạy Phật với quần áo khác không? Nếu giặt sạch thì có thể giặt chung mà không sao cả.

Có thể mặc quần áo đó vào nhà vệ sinh không? KHÔNG!

Muốn kiếp sau là người xuất gia thì phải phát nguyệnvà sinh hoạt như người xuất gia từ bây giờ. 

Trong giấc mơ thấy tăng, thấy chùa là điềm lành, chứng tỏ mình tu có tinh tấn. Nhưng không nên chấp, đọc kinh Kim Cang rồi thì không nên chấp, bởi nếu chấp thì rồi sẽ có lúc làm bậy.

Còn 20' cuối



...


Sống ở cõi nào cũng là sống thôi, bởi vậy đừng có sợ cái chết quá, miễn là mình biết Phật pháp, biết làm Phước.

Tùy cách dập tắt ý niệm sai: Nếu chỉ ngừng ý niệm sai thì chưa làm hết tội, mà phải khởi một ý niệm ngược lại. 

Chú đại bi là niềm tin rằng sẽ được Phật gia hộ, chính niềm tin tạo thành kết quả. Chú đại bi theo tiếng Ấn độ là bài cầu nguyện Bồ tát Quan thế âm. (chưa mình chưa tóm tắt được ý của thầy ...)

Monday, January 7, 2013

Giải đáp thắc mắc

Gồm 7 phần

Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7



Nội tâm nghiệp báo

Xem toàn bộ clip ...
(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)

Kho báu thứ nhất: Từ bi
Điều này rất khó bởi mình ích kỷ từ nhiều đời. Bây giờ theo Phật rồi thì phải buộc mình thương mọi người. Hễ từ bi mà "cài đặt" được trong tâm hồn rồi thì ra đã có một kho tàng.

Kho báu thứ hai: Tâm khiêm hạ
Thích tôn trọng mọi người. Không muốn nói lời nào để xúc phạm / làm tổn thương người khác. 

Kho báu thứ 3:
Khi đi làm ăn xa mà không có dịp lậy Phật. Ví dụ: Ngồi trên ghe không làm gì thì niệm Phật, niệm danh hiệu Phật, kêu tên Phật để tâm sự với Phật
"Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hơn hai ngàn năm trước, Phật đã đến với trần gian này
Nhưng con vì nghiệp chướng nặng nề, con không sinh ra được đời có Phật
Bây giờ con mới biết được Phật
Xin Phật hãy thương con soi rọi tâm hồn con, rìu rắt cuộc đời con
Để từng giây từng phút của cuộc sống này này con được tắm trong hào quang của Phật
Để được Phật hướng dẫn soi lối con đi để con không nói điều gì không làm điều gì sai lời Phật dạy
Xin Phật gia hộ cho con lúc nào cũng thương yêu được tất cả chúng sinh
Lúc nào con cũng hiểu rằng đời là vô thường, chỉ có sư giác ngộ giải thoát là vĩnh hằng cao quý
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật"

Kho báu thứ 4: Chịu đựng những thử thách, oan trái của cuộc đời.
Sự nhẫn nhục, đối trước các oan trái ta không giận hờn, không trách họ. Mong sớm trả nghiệp. Lòng bình an hoan hỉ chịu nhục. 

Kho báu thứ 5: Sự can đảm
Có như vậy mới giữ vững mình trong chính nghĩa

Kho báu thứ 6: Siêng năng, tận tụy
Làm tới nơi tới chốn, mang lợi ích tối đa cho mọi người, chi li tính toán cho cặn kẽ. Phước phi thường, bởi luôn làm vượt hơn cái họ được yêu cầu.

Tâm mà có đạo đức rồi thì tài năng, bản lĩnh, trí tuệ sẽ tự nhiên đến.  Khi làm được việc thì đừng chấp công, đừng kể công; nếu không tài năng sẽ mất đi. Người có tài là có nhiều sáng kiến khi gặp việc. Chính cái Phước nó làm các sáng kiến cứ lóe lên trong đầu. Tâm quan trọng là Tâm Thiền định - đỉnh cao của tâm hồn. Đó là tâm vô niệm (trống hoàn toàn, không suy nghĩ gì hết) và vô ngã.

Việc tu Thiền là bắt buộc của Phật tử, nhưng chọn được nơi dạy đúng thì không dễ. Phải xin Phật gia hộ. 

Đa phần chúng sinh chết thì linh hồn đi về đâu? Phần lớn là vất vưởng khắp nơi, chẳng ai nuôi ăn. Không quá ác, không quá thiện, không thương yêu ai để được đầu thai vào nhà người đó. Nếu có đủ "3 không" thì yên tâm là linh hồn bơ vơ sau khi chết.

Vô ngã: Sự thật không có cái ta trong cái mớ suy nghĩ hỗn độn đó. 


Chốt lại:

  • Nội tâm là quý nhất trên đời này.
  • Muốn vậy phải làm phước nhiều, tu tập (không phải muốn là có ngay).
  • Nội tâm tốt sẽ đưa đa đi những nơi tốt đẹp trong muôn nẻo luân hồi.
  • Cuối cùng đi về Thánh vị cao siêu.



Friday, January 4, 2013

Cội gốc đạo Phật

Xem toàn bộ clip ...

(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)

Từ "Phật" nghĩa là gì?
Bắt nguồn từ từ "Buddha"
"Bud" - Phật: nghĩa là giác
"Dha" - Đà: nghĩa là người
Buddha có nghĩa là Bậc Giác ngộ

Cần đến chùa để tu, để giác ngộ, chứ không phải để xin. 

Đạo Phật là con đường, là phương pháp đưa ta đến giác ngộ.

Cái gì có hợp thì sẽ có tan. Cái gì có sinh thì sẽ có tử. Trong cái sinh có sẵn cái tử. Bởi vậy, nếu ta lo cho cái sinh 8 phần thì cũng nên lo cho cái tử 2 phần. Dù biết chắc sẽ có lúc phải chết nhưng ai biết được bao giờ mình sẽ chết. Khi nghĩ đến cái chết thì làm sao đây?

Cái thân này có 2 phần: vật chất & tinh thần (do hiểu, cái biết, cái thấu suốt, hơn thua phải quấy v.v.). Khi ta chết là phần vật chất mất đi. Phần tinh thần không có hình tướng, nên nó không bại hoại được.   Nếu vậy nó đi đâu?

Cái tâm chia ra hai loại (chân tâm & vọng tâm). Vọng tâm là các suy nghĩ của mình, lúc có lúc mất. Nếu cái suy nghĩ đó là tâm mình thì khi nó phải luôn còn, đằng này lúc có lúc mất, bởi vậy nó chỉ làm vọng tưởng thôi. Chân tâm (cái biết chân thật)

Sống theo tâm vọng tưởng thì ta đi theo lục đạo luân hồi, suy nghĩ tốt thì đi đường lành, suy nghĩ xấu thì đi đường dữ. 

Tâm là cái biết của chính mình. Cái biết của suy nghĩ và cái biết của toàn thân. Đối với nhà Phật, cái biết suy nghĩ là hư giả, cái biết lúc nào cũng sẵn có - không vắng mặt lúc nào - cái biết toàn thân mới là thật, được gọi là chân tâm. 

Thiền thì phải định, niệm Phật thì phải nhất tâm. Đây là các phương tiện để làm lặng các suy nghĩ lăng xăng trong đầu --> an định thì tốt cho trí tuệ. 

Đuổi theo cái suy nghĩ lăng xăng (nghĩ buồn, hơn thua, giận ghét) --> tạo nghiệp. Nếu dừng được suy nghĩ lăng xăng - tâm mình yên lặng thanh tịnh thì khi chết không còn cái gì dẫn (vì không còn nghiệp) nên giải thoát khỏi sinh tử. Tâm lặng rồi thì an nhiên tự tại nó đến.

Tu tại gia: nếu nhổ cỏ mà chỉ nghĩ đến nhổ cỏ, đang trồng cây mà chỉ nghĩ đến trồng cây thì cũng là đang tu - tu Thiền định. Đi đứng nằm ngồi - lúc nào cũng có thể tu được, không phải ở chùa mới tu được. Đang đi ngoài đường, biết mình vẫn đang đi, tai vẫn nghe, bỏ đi cái biết lăng xăng thì tâm lặng. Nếu ở trong chùa tụng kinh mà vẫn đang nghĩ lăng xăng thì cũng chưa phải đang tu (tụng kinh mới chỉ là hình thức tu, chưa phải là thực chất tu - thực chất phải là tâm lặng). Tu không phải là hình thức tu mà là nội tâm mình, nội tâm buông xả hết, tránh hết những điều làm khổ người, làm điều gì lợi mình lợi người.

Chúng ta tu theo Phật là phải khéo giữ cái tâm mình trong sạch sáng suốt. 


Tuesday, January 1, 2013

Thiền và Khí công căn bản

Phần 1 -- Phần 2 -- Phần 3 -- Phần 4

Phần 1:
Thiền được giới thiệu và hướng dẫn ở đây là Thiền nguyên thủy

Tác ý các tâm nguyện:
  • Tôn kính Phật tuyệt đối
  • Yêu thương tất cả chúng sinh
  • Khiêm hạ như cát bụi
  • Giữ gìn giới hạnh kỹ lưỡng


Phần 3 + 4: Các động tác khí công

  1. Đồng tử bái quan âm: Hai chân rộng hơn vai, hơi trùng xuống. Hai tay chắp lại và đặt phía cao trên đầu. Hít hơi vào, giữ hơi rồi nghiên sang trái, hồi lại giữa, thở ra. Lại hít vào, giữ hơi, nghiên phải, hồi lại giữa, thở ra. Toàn bộ như vậy là 1 nhịp.
  2. Lão tiều nghênh khách: Cúi gập người về phía trước và ngả người về phía sau. Hai chân đứng rộng hơn vai, 2 tay chống nạnh. Hít vào + cúi gập phía trước, trở lại từ từ + thở ra; Hít vào + ngửa ra phía sau, trở lại từ từ + thở ra.
  3. Thôi sơn đảo hải: Đứng thế đinh tấn, chân trước (trái) hơi khịu 1 chút, chân sau (phải) thẳng. Nhớ là phải buông lỏng, tay không gồng. Hít hơi vào, giữ hơi lại, tay đẩy ra; cuộn tay & rút lại + ngả người phía sau, thở ra. Sau một số nhịp có thể đổi chân.
  4. Xoạc chân: Bổ trợ cho ngồi thiền. Giống như xoạc ngang, xoạc dọc.
  5. Khinh công: 
  6. Hít đất: Xuống thở ra, lên hít vào.
  7. Khí công nguyên pháp: Có 2 dạng: 2-thì và 3-thì. Nhớ buông lỏng toàn thân, xương sống phải thẳng. (Có vẻ như nếu để hai chân để rộng ra thì dễ giữ lưng thẳng hơn)
  8. Nạp khí: Hai chân đứng rộng hơn vai. Hít hơi vào + tay giơ lên cao + nhón 10 đầu ngón chân (tưởng tượng khí xuống đến lòng bàn chân); đưa tay xuống từ từ + thở ra.

---
Lưu ý