Friday, January 4, 2013

Cội gốc đạo Phật

Xem toàn bộ clip ...

(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong phần thuyết giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)

Từ "Phật" nghĩa là gì?
Bắt nguồn từ từ "Buddha"
"Bud" - Phật: nghĩa là giác
"Dha" - Đà: nghĩa là người
Buddha có nghĩa là Bậc Giác ngộ

Cần đến chùa để tu, để giác ngộ, chứ không phải để xin. 

Đạo Phật là con đường, là phương pháp đưa ta đến giác ngộ.

Cái gì có hợp thì sẽ có tan. Cái gì có sinh thì sẽ có tử. Trong cái sinh có sẵn cái tử. Bởi vậy, nếu ta lo cho cái sinh 8 phần thì cũng nên lo cho cái tử 2 phần. Dù biết chắc sẽ có lúc phải chết nhưng ai biết được bao giờ mình sẽ chết. Khi nghĩ đến cái chết thì làm sao đây?

Cái thân này có 2 phần: vật chất & tinh thần (do hiểu, cái biết, cái thấu suốt, hơn thua phải quấy v.v.). Khi ta chết là phần vật chất mất đi. Phần tinh thần không có hình tướng, nên nó không bại hoại được.   Nếu vậy nó đi đâu?

Cái tâm chia ra hai loại (chân tâm & vọng tâm). Vọng tâm là các suy nghĩ của mình, lúc có lúc mất. Nếu cái suy nghĩ đó là tâm mình thì khi nó phải luôn còn, đằng này lúc có lúc mất, bởi vậy nó chỉ làm vọng tưởng thôi. Chân tâm (cái biết chân thật)

Sống theo tâm vọng tưởng thì ta đi theo lục đạo luân hồi, suy nghĩ tốt thì đi đường lành, suy nghĩ xấu thì đi đường dữ. 

Tâm là cái biết của chính mình. Cái biết của suy nghĩ và cái biết của toàn thân. Đối với nhà Phật, cái biết suy nghĩ là hư giả, cái biết lúc nào cũng sẵn có - không vắng mặt lúc nào - cái biết toàn thân mới là thật, được gọi là chân tâm. 

Thiền thì phải định, niệm Phật thì phải nhất tâm. Đây là các phương tiện để làm lặng các suy nghĩ lăng xăng trong đầu --> an định thì tốt cho trí tuệ. 

Đuổi theo cái suy nghĩ lăng xăng (nghĩ buồn, hơn thua, giận ghét) --> tạo nghiệp. Nếu dừng được suy nghĩ lăng xăng - tâm mình yên lặng thanh tịnh thì khi chết không còn cái gì dẫn (vì không còn nghiệp) nên giải thoát khỏi sinh tử. Tâm lặng rồi thì an nhiên tự tại nó đến.

Tu tại gia: nếu nhổ cỏ mà chỉ nghĩ đến nhổ cỏ, đang trồng cây mà chỉ nghĩ đến trồng cây thì cũng là đang tu - tu Thiền định. Đi đứng nằm ngồi - lúc nào cũng có thể tu được, không phải ở chùa mới tu được. Đang đi ngoài đường, biết mình vẫn đang đi, tai vẫn nghe, bỏ đi cái biết lăng xăng thì tâm lặng. Nếu ở trong chùa tụng kinh mà vẫn đang nghĩ lăng xăng thì cũng chưa phải đang tu (tụng kinh mới chỉ là hình thức tu, chưa phải là thực chất tu - thực chất phải là tâm lặng). Tu không phải là hình thức tu mà là nội tâm mình, nội tâm buông xả hết, tránh hết những điều làm khổ người, làm điều gì lợi mình lợi người.

Chúng ta tu theo Phật là phải khéo giữ cái tâm mình trong sạch sáng suốt. 


No comments:

Post a Comment