(Chú ý: Dưới đây chỉ là phần tóm lược các nội dung chính trong bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang. Độc giả của blog này nên tự nghe toàn bộ clip.)
Ý chí của Thiền khác với ý chí trong các hoạt động khác. Cái cố gắng trong Thiền không làm tăng bản ngã. Ý chí trong Thiền không làm bốc bản ngã (trong khi bản ngã tăng lên cùng với ý chí trong các hoạt động khác). Ý chí trong Thiền hư vô nhưng là nỗ lực phi thường và lại có khả năng cảm hóa được người khác.
Làm thế nào để có ý chí trong Thiền:
Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
5 chánh trước là nền để xây dựng nên chánh tinh tấn. Các công đức, phước ta đạt được nhưng ta không hưởng quả báo, mà dùng phúc đó để làm phước tiếp.
Tu Thiền đừng bao giờ tính tới thời gian. Tính tới thời gian là dễ rơi vào tà kiến. Không nên ham mau, nhưng cũng không nên làm từ từ.
Thiền cũng gây phản hồi lại 3 nghiệp Thân-Khẩu-Ý: Suy nghĩ điều tốt, nói điều lành, làm điều phúc.
Người tu Thiền lâu năm là tính phải đổi: hết nóng tính, hết lười biếng. Bản thân người tu Thiền không biết, nhưng xung quanh nhận thấy người này nhẹ nhàng, nhân hậu hơn (mỉm cười nhận sự thua thiệt về mình để người khác được lợi)
Có 2 loại chánh niệm: trong lúc ngồi Thiền và trong đời sống
Bài kệ vào Thiền
*****
Xin Phật độ cho con
Luôn nhớ và hiểu rằng
Thân này không phải ta
Tâm này không phải ta
*
Chẳng có gì là ta
Trong từng hơi thở vào
Trong từng hơi thở ra
Trọn niềm tôn kính Phật
Khi theo dõi hơi thở vào/ra thì đó chính là kỹ thuật phù hợp với sinh lý não (khi làm như vậy thì tâm ta yên lắng)
Chánh niệm trong đời sống
Bài kệ xả Thiền
*****
TAM BẢO GIA HỘ CHO CON
LÚC THỨC CŨNG NHƯ LÚC NGŨ
BAN NGÀY CŨNG NHƯ BAN ĐÊM
LUÔN NHỚ THÂN NÀY VÔ THƯỜNG.
*
KHI ĐI HOẶC LÀ KHI ĐỨNG
KHI NGỒI HOẶC LÀ KHI NẰM
LÚC LÀM VIỆC HAY NGHĨ NGƠI
LUÔN NHỚ THÂN NÀY VÔ THƯỜNG.
*
KHI NGHE CŨNG NHƯ KHI NÓI
ĐÔNG NGƯỜI HAY Ở MỘT MÌNH
XEM PHIM HAY LÀ ĐỌC SÁCH
LUÔN NHỚ THÂN NÀY VÔ THƯỜNG.
*
LÚC ĂN CƠM HAY UỐNG NƯỚC
KHI TẮM RỬA HAY VỆ SINH
ĐẮP Y HAY MANG GIẦY DÉP
LUÔN NHỚ THÂN NÀY VÔ THƯỜNG.
*
NHỮNG KHI TÂM CON TĨNH GIÁC
CÀNG NHỚ TÂM NÀY VÔ THƯỜNG
NGUYỆN CHO CHÚNG SINH KHẮP
CHỐN
LUÔN BIẾT THÂN NÀY VÔ THƯỜNG
*
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
PHẬT (3 LẦN)
(copy từ nguồn http://yume.vn/long_vanphi/article/ke-xa-thien-tung-kinh.35D83BC5.html)
Thấy các hành động một cách rõ ràng.
Khi có chánh niệm sẽ có cái nhìn khác về điều mình muốn. Dùng cái "muốn" của ta để đo trình độ tu tập.
Ý chí tạo bởi Phước khác với ý chí tạo bởi bản ngã. Phước tạo ý chí thì kín đáo, không khoe khoang. Trong khi đó, bản ngã tạo ý chí thì sẽ có phần khoe khoang.
Chứng của tu Thiền: càng đúng thì càng thấy mình không là gì cả, càng tôn trọng mọi người.
"Như lý tác ý" tạo thành ý chí: Một mệnh lệnh (ngắn gọn) mà mình tự ra cho mình.
Tránh:
- Ép tâm vào định (Giằng ép não làm mất ngủ, căng thẳng, v.v.)
- Vạch ra chỉ tiêu đạt được kết quả theo một thời gian nào đó (chỉ nên tinh tấn trong từng giờ từng phút)
- Bị người xung quanh nhận ra
- Quyết liệt tu để chứng cho mau
Để ý chí tự nhiên xuất hiện, ta phải trau dồi 3 điều căn bản:
- Đạo đức (nội tâm tốt đẹp)
- Công đức (đóng góp làm tốt cho đời, cho đạo)
- Khí công (sử dụng hơi thở, tạo tiềm lực cho cơ thể, khi về già dù cơ bắp suy nhưng vẫn còn lực)
Đến khi bắt đầu có kết quả, tâm sáng tỏ, rỗng rang, ít vọng tưởng hơn; thì chỉ an trú thôi mà đi tiếp. Nhớ rằng ...
Những khi tâm con tỉnh giác
Càng nhớ thân này vô thường
... để mà tâm đừng rời khỏi thân.
Khi tu Thiền có kết quả rồi thì có nhiều thứ hết ham. Khi tu tiến thì không còn ham ngủ nữa (đến giấc ngủ là tiếc), nhưng nếu cố không ngủ thì lại là một cực đoan. Không ham ngủ nhưng không ráng thức.
No comments:
Post a Comment