Friday, February 14, 2014

Làm cho tâm ý lưu thông

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ
Bối cảnh:

Chúng ta có ý và tàng.
- Ý giống như cái phòng khách -- dễ nhận biết, Tàng giống như cái nhà kho -- sâu kín hơn (chứa sự thèm khát, sự tuyệt vọng, sự sợ hãi, v.v.)
- Bình thường, khi chúng ta làm gì đó (đọc sách, xem phim, v.v.) "phòng khách" của chúng ta bị chiếm cứ, còn các nỗi khổ niềm đau thì bị đè nén trong "nhà kho". Nhưng khi chúng ta đi ngủ thì "phòng khách" trống, các nỗi khổ niềm đau sẽ từ nhà kho tràn ra -- chúng ta gặp ác mộng.

Nhiều người sợ đối diện với các nỗi khổ niềm đau này -- họ cứ phải tìm việc gì đó để làm (ăn cái gì đó, lái xe đi lòng vòng, kiếm công việc để mưu sinh, v.v.). Tuy nhiên, cách làm này là không tốt.

Chánh niệm chính là Bụt (Phật).

Khi các nỗi khổ niềm đau trồi lên từ Tàng thì chúng ta cần nhận diện. Ta cần nuôi dưỡng, để cho các năng lượng tốt (ví dụ Chánh niệm) được phát triển. Hàng ngày ta phải thực tập chánh niệm (Thiền đi, Thiền thở, Thiền làm việc).

Sau khi được ôm ấp bởi Chánh niệm rồi thì nỗi khổ niềm đau quay trở lại tàng thức -- nó chưa hết ngay đi nhưng nó có nhẹ bớt.

Có những nỗi khổ niềm đau mà một mình mình không chịu nổi, nhưng nếu ở trong Tăng thân thì mình được tiếp nhận năng lượng của các bạn tu -- cái này gọi là hộ niệm.

Phương pháp thở mà Đức Thế Tôn dạy có tác dụng ôm ấp các nỗi khổ niềm đau và làm cho nó êm dịu lại. An tịnh tâm hạnh, tôi thở vào; an tịnh tâm hạnh, tôi thở ra. Tâm hạnh đó có thể là sợ, giận dữ. Chúng ta không cần phải tranh đấu với nỗi khổ niềm đau. Giống như khi trời nóng, chúng ta thấy nóng bức mồ hôi đầm đìa, nhưng ta đâu cần tranh đấu với cái nóng, mà ta quạt nhè nhẹ, tự khắc cái nóng tan đi.

Hơi thở mà ta thực tập quán niệm thì giống như gió nhẹ từ cái quạt. Cứ thực tập như vậy mình sẽ thấy tác dụng rõ rệt. Khi cáu giận, hãy đứng/ngồi đó mà thở một vài phút, mình sẽ thấy nỗi cáu giận nguôi đi rõ ràng.

Chánh niệm như là một nguồn năng lượng, mang đến cho chúng ta niềm vui.

Để buông bỏ được không dễ -- phải có tuệ giác. Người trẻ thường khó buông bỏ. Ham muốn -- dục: ham ăn ngon, muốn mặc đẹp, muốn có nhiều tiền, muốn được khen ngợi, v.v. Có khi ta nói người trẻ buông bỏ thì họ không nghe ngay, đôi khi ta buộc phải để họ trải nghiệm ở một mức độ nào đó. Người trẻ mà buông bỏ được thì tức là đã có tuệ giác.

5 giới quý báu:

Phật để lại 5 giới cho chúng ta. Phật không bắt ép chúng ta, nếu chúng ta muốn đi theo các dục thì hãy cứ đi, nhưng, khi nào chúng ta thấy đau khổ vì đi theo dục thì đây là cẩm nang -- 5 giới.

Con đường của sự muốn -- The path of desire.

Bên Ấn Độ quan niệm 4 giai đoạn của đời người:
Dục --> Thành công --> Phụng sự --> Buông bỏ
Nhưng trong đạo Phật thì không quan niệm như vậy, bởi ngay trên con đường của sự muốn, ta đã thực hành buông bỏ.

Trạng thái "Không sinh, không diệt"

[Chúng ta muốn điều gì đó, nhưng không phải cho bản thân mình -- cái Ta.]

[Chúng ta giỏi ở lĩnh vực nào đó cũng, thành công trong ngành nghề nào đó cũng không phải cho ta.]

Khi phụng sự, ta đã chuyển từ cái muốn đạt được, nay cái muốn của ta đã chuyển sang muốn phụng sự (vô ngã -- không còn vì mình nữa, mà vì người khác) --> Niềm vui của mình đã lớn hơn.

Ta cũng vẫn muốn thành công, nhưng không phải cho mình nữa, mà cho tăng thân -- ta muốn tốt cho người khác, cho xã hội, cho nhân loại, làm sao bớt bạo lực, bớt kỳ thị, v.v.

Buông bỏ ở đây là bỏ đi cái "Ta" riêng biệt -- bỏ cái ta đi rồi thì hạnh phúc vẫn có, thành công vẫn có và phụng sự vẫn có.

Điểm chính cần ghi nhớ:
Buông bỏ không phải quay lưng lại với cuộc đời; không phải là yếm thế. Sự thực buông bỏ để có hạnh phúc; những thứ ta tưởng là hạnh phúc thực chất là "dục" -- cái muốn. Bỏ đi cái Ta để có hạnh phúc.

---
Lưu ý


No comments:

Post a Comment