Tuesday, April 23, 2013

Xây ngôi nhà cho đời sau


Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Bối cảnh: Chùa Phước Sơn, Vĩnh Long, nhân lễ đặt đá.

Câu chuyện ở nước ngoài:
Có một ông thợ mộc làm cho một công ty xây dựng. Ông làm việc cần mẫn, siêng năng, tay nghề ổn định. Khi tuổi cao mệt mỏi thì ông xin nghỉ. Ông gặp ông chủ và xin nghỉ. Ông chủ cũng rất là thương ông thợ mộc này; không dám giữ nhưng năn nỉ ông thợ làm nốt căn nhà cuối cùng trước khi nghỉ. Ông thợ cũng uể oải và nhận lời vì nể tình. Ông chủ bèn chấm địa điểm, cung cấp vật liệu, người phụ, bản thiết kế v.v. Sau mấy tháng thì căn nhà được hoàn thành. Ông thợ gặp người chủ, giao chìa khóa và xin nghỉ. Ông chủ mới đưa lại chìa khóa cho ông thợ mộc và nói rằng "thật ra đây là căn nhà mà tôi tặng anh, chứ không phải là đóng cho công ty của mình. Anh hãy coi đây như là sự biết ơn của tôi đối với sự phục vụ của anh suốt bao năm cho công ty". Tới đây, ông thợ mộc mới ngã ngửa ra, bởi ông đã tưởng là ông đóng nhà cho ai nên ông đóng không kỹ. Bởi vậy, thay vì vui mừng thì ông lại buồn bã bởi ông đã làm ẩu. 

Chúng ta cũng vậy, mọi người cũng đều đang đóng căn nhà mà cứ tưởng đóng cho người khác. Đây là căn nhà ta đóng cho đời sau của chính chúng ta.

Nếu ta lo cho người khác thì tức là ta lo cho chính ta (theo luật nhân quả); còn nếu ta lo cho chính ta thì ta mất hết.

Ngoài xây chùa ra, việc đóng góp xây các công trình công cộng cũng rất tốt (ví dụ: xây trường học, xây bệnh viện, v.v.)

Khi một người chết rồi thì đi đâu, ở đâu, về đâu?
- Tội lỗi quá thì bị đày vào địa ngục
- Đỡ hơn một chút thì đầu thai vào làm súc sinh
- Vong chưa đầu thai thì rất bất ổn, phải ở lùm cây. Có phước hơn thì được rước vong về chùa. Chỉ có người có Phước khi sống thì được thờ ở trong miếu. Người mà lo cho Phật pháp, lo cho mọi người thì khi chết sẽ lên cõi Trời.

Hầu hết, chùa là nơi tốt đẹp, là nơi cho bá tánh tu. Phòng của vị trụ trì thì khiêm tốn nhưng chánh điện rộng, bếp rộng v.v. thì đó là cho bá tánh học hành, tu tập.

Có nhiều điều mà chúng ta làm cho đời này nhưng là quả tốt cho ta ở đời sau:
- Người lính, người chiến sĩ bảo vệ cho Tổ quốc bình yên.
- Người thầy giáo tận tụy dạy học sinh.
- Người bác sĩ, y tá, điều dưỡng trong bệnh viện
- v.v.

Chúng ta sống để làm gì? Là để phục vụ và để tu hành (chứ không phải sống để hưởng thụ).

Người nông dân, dù là trồng lúa cho mình rồi bán lấy tiền, nhưng không nên nghĩ như vậy; mà phải nghĩ là mình trồng lúa cho xã hội.
Người doanh nhân cũng nên nghĩ rằng doanh nghiệp của mình tạo công ăn việc làm cho công nhân, làm ra sản phẩm cho người khác; chứ không nên chỉ nghĩ rằng làm chỉ để lấy lãi để sống.

Trong cuộc đời này, không phải ai cũng thích xây dựng, thích phá hủy mà không sợ tội; như tên cướp, kẻ khủng bố v.v. Lý do là tại sao? Ta hỏi như vậy là để đề phòng chính tâm của ta. Bởi vì thẳm sâu trong tâm ta vẫn còn những điều xấu tiềm tàng thì chính ta sẽ trở thành người phá hoại. Có những người như vậy thì họ không tin Nhân-Quả Luân hồi. Có người tin nhưng lại quá tham lam, hoặc thẳm sâu tâm ác độc còn quá nặng - khi tâm ác khởi lên thì họ bắt chấp tội phước; có người tâm tự cao quá mạnh.

Ta muốn trở thành phàm hay thành Thánh. Người phàm thì vị kỷ chỉ biết sống cho mình, còn làm Thánh thì vị tha, biết sống cho mọi người.

Nếu trong cuộc đời này, nếu ta chưa có cơ hội làm điều tốt thì cũng đừng phá hoại điều tốt đẹp trong tâm hồn của mình và của người khác.

Quan trọng là không chỉ mình có Phước mà mình còn phải có đạo đức để ai cũng yêu quý, để rồi tiến tu vào con đường giải thoát giác ngộ.

Ta khuyên dạy ai điều gì thì tâm ta sẽ thành tựu điều đó:
- Hiền
- Từ bi yêu thương mọi người
- Tâm ta thanh tịnh, bình an
- v.v.

Ta xúi ai điều gì thì tâm hồn ta cũng sẽ trở thành như vậy.

Khi ta khuyên dạy để con người hiền thiện, yêu thương nhau thì ta có cơ hội làm Thánh. Còn nếu ta xúi con người tham ác thì ta trở thành quỷ.

Hễ có cơ hội gặp ai thì ta phải hiểu rằng đây là cơ hội để ta reo rắc điều tốt đẹp vào lòng mọi người.

Do ta vô minh nên khi thì ta làm đúng, khi thì ta làm sai. Mội khi nghe giáo lý thì ta có cảm giác là ta sẽ làm được như thầy giảng; nhưng thực sự chưa chắc mình đã làm được như vậy. Không phải lúc nào ta cũng thực hành được đạo lý. Bởi vậy, chúng ta đừng tưởng rằng những điều công đức lành là dễ làm.

Người khôn ngoan là người luôn biết quý trọng các thử thách. Có những trở ngại mà ta không ngờ được.

Nếu kiếp sau ta đầu thai trở lại thì ta muốn thế giới này như thế nào?
- Ta muốn hòa bình, không chiến tranh; thì đời nay ta cần ăn chay, kếu gọi mọi người hòa ái với nhau.
- Ta muốn lương thực đầy đủ không bị đói kém, môi trường trong lành; thì đời này ta đừng xài phung phí thức ăn, nước uống.
- Ta muốn rừng cao cây to, bóng mát; thì đời này ta phải trồng cây.
- Ta muốn thế giới không có người ác, không chiến tranh giết chóc; thì đời này ta phải tu tập Thiền định tâm linh và truyền bá sự tu tập đó cho rất nhiều người.


---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment