Sunday, December 23, 2012

Biết lỗi chính mình

Nghe toàn bộ clip ...

Vô ngã phải là điểm trở về

Phải hiểu mật tông cho đúng và cũng phải giữ văn hóa dân tộc. Tưởng là Phật pháp nhưng hóa ra lại du nhập một văn hóa của một nước khác vào, mà cũng chưa chắc đã đúng.

Đạo Phật muốn đoàn kết thì không phải là trộn hết tất cả lại, mà tất cả các tôn phái đó phải có chung một điểm trở về, đó là vô ngã. Nếu không có vô ngã, nếu vẫn còn "cái ta" thì chưa phải đạo Phật. 

Khi có một điểm hướng về chung rồi các tôn phái sẽ quy về một chỗ, ngồi nhiều hướng nhưng quay mặt lại một chỗ. Nếu chứ không phải 

"Cái định mà thầy và con chứng được còn bản ngã hay không còn bản ngã? Nếu còn thì chưa giải thoát, nếu hết bản ngã thì ai chứng cho mình?"

Tâm chứng của các bậc thầy về sau cứ giảm dần giảm dần. Như vậy sẽ không đạt được vô ngã như Phật, lại không có Phật ở bên cạnh để uốn nắn.

Càng đến chùa càng tu tập mà không nhớ đến vô ngã thì bản ngã con người càng lớn lên, vì những mục tiêu rất kỳ lạ. Khi đó, chùa không còn là nơi bình yên, người ta đến chùa với bản ngã lớn, tranh giành từng lời ăn tiếng nói, hơn thua ba cái lặt vặt tào lao, vì ta không hướng đến vô ngã, dẫn đến chùa không còn là nơi bình yên. Khi rèn được càng tu thì bản ngã càng nhẹ xuống thì yêu thương tỏa ra, khi đó chùa trở thành tổ ấm.

Vô ngã làm thành hạnh phúc giữa trần gian. Dù ta chưa chứng đạo, nhưng nếu tâm ta có "vô ngã" thì cõi đời này là thiên đường, là hạnh phúc.

Làm sao để tu tập vô ngã?
Ai có thể hết ngã? Chỉ có bậc A-la-hán.
Nếu chạy về kiêu mạn sân si thì rất dễ dàng, còn để đi về vô ngã thì rất khó khăn.

Dọn đường cho việc rèn luyện vô ngã thì phải dọn đường. 
"Tu" = sửa
Muốn sửa thì phải biết lỗi. Để biết tu hành thì mình phải biết lỗi chính mình. Phải biết lỗi của mình thì mới là đứng đầu đường của sự tu hành.

Biết được lỗi mình là một bản lĩnh, bởi vì bản lĩnh yêu cầu "can đảm" và "trí tuệ". Mới chỉ khởi tâm tham thôi thì đã là lỗi rồi, thế mà dám nói ra với thầy để "xám hối" thì đó là bản lĩnh.

Biết lỗi của mình nhiều chừng nào thì đến gần với tu hành chừng đó, tâm chúng ta lớn chừng đó. Càng tu tới, càng phát hiện được lỗi này lại phát hiện lỗi khác. Ai đi đúng tiến trình này thì càng ngày càng phát hiện ra nhiều lỗi. 

Khi vượt qua được cái tham rồi, thì lại xuất phát kiêu mạn trong tâm, vì phát hiện ra cái tham của người khác, vì nghĩ rằng mình hơn người khác. Nhưng lỗi này rất khó phát hiện, nếu không phát hiện ra thì không tiến được. Xám hối suốt nhiều năm thì được Phật gia hộ thì mới phát hiện ra lỗi.

Nếu tu được tiến hơn thì đáng ra mình phải thương những người mắc lỗi, mà trái lại mình lại co thường --> mất từ bi, bị tâm kiêu mạn. Đáng ra, phải thương cái lỗi của người đó, thay vì coi thường. Bởi vậy, mình phải nhìn lại tâm mình, khi thấy người khác phạm lỗi mình có coi thường không, nếu  thì tâm kiêu mạn đã xuất hiện. Khi biết được lỗi này rồi mà lại khoe thì lại phạm lỗi tiếp, là lỗi khoe. Con đường tu vất vả như vậy.

Có những lỗi thì phải tu hàng trăm kiếp mới hết. Có những lỗi thì chỉ chút chút, phát hiện ra là hết rồi.

Trông chờ một sự may rủi (chẳng hạn đánh bài) là một cái lỗi. Nếu hiểu đạo thì thấy mọi việc là theo duyên nghiệp đời xưa, nó đến một cách tự nhiên. Dù có bất ngờ chuyện gì xảy ra thì cũng bình thản chờ đợi.

Nghiệp bản năng tu hàng trăm kiếp, ví dụ nghiệp ái dục. Chứng được sơ thiền (nấc đầu tiên trong bốn nấc thiền) thì mới thắng được bản năng ái dục. 

"Đức trọng quỷ thần kinh" - Khi biết cái lỗi của chính mình thì cái đức của mình tăng, bản thân mình không biết cái đức của mình tăng vì còn bận rộn tìm lỗi của mình. 

Muốn biết một người có biết sửa lỗi hay không thì hay khen một câu, chê một câu. Nhưng nếu lo thử người khác thì chính mình lại đang mắc lỗi, vì không lo đi sửa lỗi mà chỉ lo đi thử. Người nào biết rằng mình còn rất dở, hết sức lo sợ là đang đi đúng đường về vô ngã. 

Lầm lỗi luôn vây quanh mình, điều này khiến mình luôn run sợ. Người biết được lỗi chính mình là người khiêm hạ, còn người không biết lỗi chính mình là người tự cao.

Công năng của sự sám hối rất lớn, giúp ta phát hiện ra những lỗi lầm rất khó phát hiện. Sám hối những nghiệp từ vô thủy. Kiếp trước, 10 kiếp trước mình làm gì sai


****
Vạn tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thủy tham sân si
Tòng thân khẩu ý chia sở sinh
Nhất thiết ngả kim giai sám hối.
****
Từ rất lâu con đã phạm rất nhiều. Những lỗi lầm đó đều do tham-sân-si gây ra. Tham-sân-si hiện ra thành 3 nghiệp thân-khẩu-ý. Tham-sân-si chi phối tạo ra biết bao nhiêu lỗi. Ngày hôm nay đối trước Phật, con xin sám hối.

Câu sám hối tổng quát đó không nói ra được là lỗi cụ thể nào. Chắc chắn trong vô lượng kiếp trước ta đã phạm vô số lỗi mà mình không biết. Cứ xám hối dài ngày thì điều kỳ diệu sẽ hiện ra. Xám hối đều đặn thì vượt qua được lỗi này sẽ phát hiện ra lỗi khác. Điều kỳ diệu thứ hai, Phật sẽ gia hộ cho ta thấy được lỗi ở một vài kiếp trước để sửa lỗi cho chính xác. Biết được nghiệp chính, lỗi chính để từ đó tu để nghiệp này không lặp lại nữa. 

Nếu ở đâu không có tượng Phật, không có bàn Phật thì cứ niệm Phật sám hối.
"Xin Phật chứng minh cho con, con xin sám hối những tội lỗi từ vô lượng kiếp"

Công phu tu tập thiền định giúp phát hiện lỗi rất nhanh. Thiền định cũng là lưỡi gươm sắc bén giúp ta dọn dẹp các chướng ngại trên con đường tu hành. Bởi vậy, vừa phải nhờ thầy bạn nhắc nhở, xin Phật gia hộ cho mình, nhưng cũng cần có thanh gươm công cụ để phát hiện lỗi nhanh hơn.

Tu tập thiền định = "Nhiếp tâm trong hư vô yên tĩnh"Để tu thiền chính xác với con đường của Phật, thì phải có nhân duyên. Ta phải cầu xin Phật gia hộ, giúp ta tìm được người thầy dạy Thiền đúng với ý Phật nhất.

Sau thời gian tu tập Thiền định, dù ta vẫn còn lỗi thì trí tuệ ta đã sáng ra, giúp phát hiện thêm nhiều lỗi vi tế hơn, chứ không phải là lỗi thô.

Bậc Thánh cũng vẫn còn lỗi, nhưng lỗi của bậc Thánh là những lỗi hết sức vi tế mà bản thân ta còn không biết, không giống với các lỗi tham-sân-si của ta. Bởi vậy, nếu nghĩ rằng bậc Thánh cũng còn nhiều lỗi thì cũng như ta là hết sức sai lầm, khi đó phước bị tổn rất nhiều.

Người biết được lỗi mình thì có thể làm thày dạy người khác. 

Có phần thưởng cho quá trình khó khăn vất vả này (ta phải luôn run sợ bởi sai lầm luôn vây bủa), khi ta biết lỗi nhiều, ta sửa lỗi nhiều thì tâm ta có niềm hạnh phút xuất hiện, giúp ta vững vàng đi tới mà vẫn run sợ vì lỗi lầm. Niềm hạnh phúc trong pháp lạc, có sự tự tin. Nhưng nếu có sự tự tin mà không thấy sợ thì đã sai, cảm thấy mình đã hết lỗi rồi, tự tin để tu rồi thì đã mất trí tuệ, đã phạm lỗi gì rất nặng nên mất khả năng biết lỗi.

Hạnh phúc, tự tin nhưng vẫn lo sợ.



---

Lưu ý

No comments:

Post a Comment