Thursday, December 27, 2012

Sống để làm gì?

Theo dõi toàn bộ bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

---


Trong thời đại ngày nay, trao đổi thông tin được dễ dàng hơn, các tôn giáo có điều kiện để tìm hiểu về tôn giáo bạn, và do đó hiểu nhau hơn.


Vì không hiểu nhau, ai cũng tưởng rằng mình đúng nhất, rồi kết tội người khác sai thì ta dễ làm điều bậy.

Nếu ta càng lúc đang mang được nhiều niềm vui cho những người xung quanh, thì chứng tỏ Phước nâng bước ta, ta đang thăng tiến trên đường tu tập. Vì ta mà người xung quanh buồn hết chuyện này đến chuyện kia thì chứng tỏ


Ta đã từng sống như thế nào và sẽ sống như thế nào?


Cần đối chiếu với đạo lý của Phật pháp. Nhìn lại luôn luôn thấy lỗi lầm trong quá khứ.


Ích kỷ, tham lam: muốn dành phần nhiều hơn.

Thù hận: mong có dịp làm khổ lại những người đã từng làm khổ mình.
Ganh ghét: với người có thể cạnh tranh với mình.
Thiếu lý tưởng vị tha: mọi mục tiêu đều chỉ vì mình. 
Cố chấp: chỉ có ta nghĩ là đúng, ai nghĩ khác ta thì họ đã sai

Những sai lầm như vậy đẩy ta (theo quán tính) vào sai lầm và bóng tối, cuối đường của bóng tối là đau khổ hiện ra.


Ngày nay theo Phật, ta nguyện sống một đời khác hẳn. Ta sẽ không sống vì mình nữa là sẽ nguyện sống vì người. 


Để làm điều này thì là cả quá trình đào xới tâm mình. Không có cái gì phải sửa mà không đau đớn. Mình không đợi ai nhắc, ai cày mà tự mình đặt lưỡi cày.


Đức Phật nói Ngài cũng cày, nhưng là cày xới mảnh đất tâm lên.


Chân lý của bộ đội biên phòng:

"Đất của bạn, dù đầy vàng đầy bạc; dù 1 tấc ta cũng không tham
Đất của ta, dù chỉ là khô cằn sỏi đá; dù 1 tấc ta cũng không để mất"

Điều gì mang lại hạnh phúc cho người, thì ta quyết làm, điều gì mang lại khổ đau cho người thì một chút ta cũng không làm.


Đánh giá trên cơ sở cộng đồng mà chúng ta thương yêu. Người ích kỷ nhiều quá thì chỉ lo cho 1 mình bản thân mình, người ít ích kỷ hơn thì lo được thêm cho một vài người trong gia đình, hàng xóm; người mà ta lo cho nhiều hơn, cả đất nước cả dân tộc thì đó là bậc Thánh.


Để mở rộng lòng mình ra không phải một ngày hai ngày là được. "Từ bi, thương yêu con người" nói thì dễ nhưng để làm được thì chỉ một chút. Muốn như vậy ta phải tu tập rất nhiều.

Một người có công phu tu tập thì có 2 khoảng thời gian quan trọng trong ngày:

Khi ngủ dậy: lạy Phật, tọa Thiền, tụng kinh -- để được Phật gia hộ. Nguyện yêu thương mọi người.
Trước khi đi ngủ: để sám hối những sai lầm mà ta đã phạm trong ngày.
Có tu như vậy thì từng ngày tích lũy lại thì ta cứ tăng tiến dần. 

Trong cuộc sống này có 2 loại niềm vui.

Niềm vui thanh cao: khi được nghe một đạo lý hay v.v. Cái thiện kéo dài hơn.
Niềm vui ô trọc: nhậu nhẹt, chơi bời, chác táng. Hết bữa nhậu thì cũng hết vui.

Cuộc sống không thể thiếu niềm vui. Nếu không có vui thì coi chừng ta đang là người ác. Người có tâm hiền lành thì tâm luôn luôn vui. 


Phải sống có trách nhiệm: Chúng ta bị ràng buộc trách nhiệm với nhau một cách tự nhiên theo đạo lý, truyền thống, luật pháp, gen sinh học, v.v. Khi chúng ta được sinh ra, bố mẹ đã có trách nhiệm với ta. Khi ta trưởng thành rồi thì ta lại phải có trách nhiệm với cha mẹ, con cái chúng ta.


Mỗi người có một cái duyên khác nhau. Có người có duyên làm chuyện lớn, có người có duyên làm chuyện nhỏ. Quan trọng là ta có đóng góp, thế đã là hạnh phúc rồi. Đau khổ là ta đòi đóng góp cho lớn chuyện. Cái này tùy duyên thôi.


Chúng ta hãy tập sống vị tha để đi theo bước của đức Phật.


Mỗi ngày: sám hối, lễ Phật, phát nguyện, làm Phước chút chút v.v.



---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment