Thursday, December 20, 2012

Lợi ích của thiền định

Theo dõi bài giảng pháp


Đức Phật luôn nhắc nhở đệ tử phải tinh tấn ngồi Thiền. Lấy lý do bận, đi đường xa, làm việc nhiều mà không ngồi Thiền là giải đãi. Chính vì những lý do đó mà càng phải ráng ngồi Thiền.

Lời Thượng tọa đã khuyên đối với một người học sinh sắp đi du học:
Khi ra nước ngoài học tức là công nhận quốc gia mình là học trò của họ, nhưng phải sống thế nào để cho họ thấy về văn hóa mình là bậc thầy của họ; Đông phương có cái sâu sắc mà người Tây phương chưa có, sống độ lượng - vị tha - sâu sắc - trầm lắng. Đó là cái mà ta có thể chia sẻ. Muốn chia sẻ như vậy thì chính ta phải sống rất mẫu mực.

Khi có dịp, chúng ta sẽ bàn về thức ăn của 5 uẩn. Tin tức là thức ăn của não. Nghe, biết quá nhiều thông tin làm ta căng thẳng. Thông tin xấu thậm chí còn làm ta căng thẳng lần nữa.

Lợi ích của Thiền định:
  1. Giảm stress
  2. Nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng
  3. Làm ta bớt lầm lỗi (Lầm lỗi là do tham lam, hơn thua, ích kỷ, thèm khát, gian dối, v.v. Những khuynh hướng bất thiện đó đều là sự cuốn xoáy, xao động của tâm - ngược với thiên hướng của Thiền định. Khi Thiền định, tâm ta bớt xao động thì ta bớt hơn thua, bớt ích kỷ. Ta nên áp dụng cả hai, vừa ráng sửa các lỗi lầm, vừa ráng ngồi Thiền thì sửa lỗi nhanh hơn. Vào đến Sơ Thiền thì tâm đã thuần thiện rồi.)
  4. Giúp ta bớt đau khổ (Đau khổ là buồn phiền, chán nản, tuyệt vọng, đau đớn, tiếc rẻ, v.v. Trước cùng một sự việc, người tu Thiền sớm thấy an vui, tâm thanh tịnh không bị buồn phiền trước ngoại cảnh.)
  5. Làm ta khôn ngoan hơn (tâm không xao động thì không bị xu nịnh, nhìn vấn đề khách quan hơn, thông minh hơn; mình trở nên khách quan hơn; phê phán là bắt đầu có ý chủ quan, giả sử có phê phán đúng thì ai cũng có lúc sai, rồi thì họ sửa sai thôi chứ không nhất thiết cứ phải chăm chăm mãi cái lỗi của họ; trực giác tăng thêm, từ đó đoán được tâm tình của người đối diện, ứng xử hợp lý hơn --> đỡ sai lầm, khôn ngoan hơn)
  6. Giúp ta tăng ý chí (vì ngồi Thiền không dễ: trước hết là phải chịu cái đau chân, lại phải cố gắng bất động, tâm loạn độngđộng, Phật nói: "Chiến thắng ngàn quân địch không bằng chiến thắng chính mình", người đã ngồi Thiền được thì thường họ không bỏ cuộc trước bất cứ việc gì - không làm chỉ vì điều đó không đáng làm, ngồi Thiền giúp diệt được 3 ác đạo - ngồi Thiền là reo cá nhân làm Thánh do ráng chiến đấu với bản ngã của mình)

Chú ý: Càng tu Thiền mà càng thấy kiêu mạn chứng tỏ là tu sai.
Trước khi bắt đầu tu Thiền thì nên đến lạy Phật, xin Phật gia hộ để gặp được đường lối tu Thiền chuẩn nhất. Nếu đúng pháp rồi thì thấy mình hiền lành hơn, thấy ta tầm thường như đất như bụi (khi chưa tu thì thấy mình như Thánh), thương yêu con người hơn, dễ hi sinh nhường nhịn tử tế với con người hơn; lực lắng xuống dưới chứ không chạy lên đầu.

a) Trước khi tu Thiền thì phải tập khí công trước (giúp hỗ trợ sự nhiếp tâm).
  • Khí công nguyên pháp (thụt dầu): Giúp bảo vệ nội tạng, đẹp hơn :)
    • Hai chân rộng hơn vai, lưng thẳng. Trùng người xuống và hít vào. Nín thở và đứng lên. Thở ra, rồi đếm. Đợi tim bình thường rồi tập tiếp.
    • Chú ý: lưng phải thẳng thì mới đắc khí
    • Mỗi buổi sáng tập tối thiểu 50 lần (khi đắc khí thì không mệt nữa).
    • Giữ não không bị tai biến, chữa tiểu đường, đau lưng
b) Thứ hai, công đức hỗ trợ Thiền định (chánh nghiệp trong Bát Chánh Đạo). "Gấp rút trước mắt thì giúp vật chất, lâu dài thì giúp đạo lý" để người đó tự biết đường mà đi, tự biết làm Phước. Không nên phân biệt trong-ngoài. Có làm Phước ra bên ngoài thì tâm ta mới yên.

Thiền trong đời sống:
  • Không cho phép ý nghĩ sai (khi không còn ý nghĩ sai thì không còn nói bậy, làm bậy. Khi tâm ta chỉ còn ý nghĩ Thiện thì sẽ nói điều thiện, làm điều thiện, rồi thì ta sẽ trở nên thuần thiện).
  • Kiểm soát tâm (nếu thấy tâm rỗng rang, thì phải nhớ chú ý cân đối lực tâm cả ở trên đầu cả ở dưới bụng)
  • Thiền và khuyến khích mọi người cùng Thiền
    • Thiền ở nhà trước và sau khi ngủ
    • Lập từng nhóm đạo tràng (cùng nhau hàng tuần nghe giáo lý, cùng nhau ngồi Thiền)

---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment