Monday, December 31, 2012

Đạo đức trong giao tiếp

Nghe toàn bộ clip ... Phần 1 -- Phần 2
Download: Phần 1 -- Phần 2

Ưu điểm của đạo Phật: Ta chỉ tin theo điều gì đã được phân tích rất kỹ lưỡng, chứng minh là đúng. 

Giáo lý chùa Phật Quang tìm lại những giáo lý của Phật từ hơn 2500 năm trước, trung thành với lời Phật dạy, nhưng không bảo thủ cố chấp. ví dụ Phật dạy bát chánh đạo, tứ diệu đế - con đường thoát khổ. Trong đạo Phật, việc thoát khổ triệt để nhất là thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Chánh nghiệp: tạo công đức vô lượng, giúp người giúp đời, nhưng vẫn phải tinh tấn ngồi Thiền - phong phú, cân đối.

Khi ta vô ngã, xem mình nhẹ đi thì tự nhiên ta coi trọng những người xung quanh, mất ích kỷ, cuộc sống vị tha hơn, dễ yêu thương người xung quanh hơn. Mối quan hệ giữa người với người trở nên nồng ấm hơn.

Nghịch lý của con người: rất cần nhau nhưng cũng rất nghi kỵ nhau. Là người theo đạo Phật, chúng ta phải vượt lên sự thường tình đó. Luật pháp không bắt ta phải thương ai, nhưng đạo lý của Phật buộc ta phải thương mọi người. 

Phép lịch sự của thế gian với đạo đức giao tiếp trong Phật giáo thì tương quan thế nào?

Đạo đức Phật giáo bày tở sự thương yêu thật lòng với mọi người, có đôi chút khác với sự lịch sự trong thế gian. Ta chỉ cần thấy ta là cát bụi thì người gặp ta đã thấy vui lên, khi đó ta đã là người có đạo đức. 

Nếu không tiếp xúc với ai thì bị biến dạng nhân cách - bởi chính đời sống của những người xung quanh định hình tâm hồn của ta. Ví dụ: người bị điếc thì lời nói sau này bị sai.

Những nguyên tắc nào thì được gọi là người giao tiếp tốt (người lịch sự)?
Người thực sự thương yêu con người, cái giao tiếp của người đó sẽ toát ra bên ngoài. Bằng lòng thương yêu thực sự, không phải bằng các câu nói xã giao theo công thức. 


  • Đôi mắt: nhìn nhau đầy ưu ái, tràn ngập yêu thương.
  • Nụ cười: làm ta hiền trở lại. Khi đánh giá một người, đừng đánh giá họ khi cười. Phải cười một cách chân tình và ân cần.
  • Lời nói: chỉ nói những lời tôn trọng người và kiềm chế những lời nói gay gắt.
  • Giữ khoảng cách vật lý, khoảng cách tâm lý: đừng quá gần đừng quá xa. Tránh đi vào sự riêng tư của nhau khi mà mối quan hệ chưa cho phép.
  • Biết nói vừa phải: nói những gì cần nói, rồi yên lặng nghe người khác nói.
  • Biết lắng nghe (là biểu hiện của vô ngã): tôn trọng người đối thoại mà không nói về mình nhiều
  • Biết đến đúng lúc và biết ra đi đúng lúc: 
  • Dễ dàng khen ngợi ưu điểm của người đó: 
  • Nếu phải góp ý thì phải hết sức nhã nhặn, chân thành


2 yếu tố mà ta bày tỏ khi giao tiếp: kính trọng & yêu thương. Ví dụ như với cha mẹ mình.

Chấm dứt giao tiếp: sau khi hết sức khuyên nhủ mà không có kết quả.

Có khi vì quá thân mà chủ quan: thiếu sự bày tỏ tôn trọng nhau, suồng sã quá thì 

Giao tiếp qua kỹ thuật thì phải rất cẩn thận, giao tiếp mặt đối mặt còn chưa chắc đã tin được nữa là qua các phương tiện khác như email

Giao tiếp với cầm thú, cây cối: phải tu làm sao để thương từng chiếc lá xanh


***
Túi ta có thể trống không
Nhưng ta còn có tấm lòng bao la
Tặng nhau ánh mắt đậm đà
Nụ cười thân ái, câu ca ngọt ngào

Nhiệm màu Phật pháp trên cao
Giúp ta sống đẹp với nhau từng ngày
Đời như một áng mây bay
Có gì để nắm đôi tay muộn phiền

Gặp nhau vui vẻ dịu hiền
Khác chi cuộc sống thần tiên cõi nào
***


---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment