Sunday, March 10, 2013

Buổi nói chuyện với thanh niên Phật Quang

Theo dõi bài thuyết pháp


Điều thứ nhất - Luật nhân quả: 

  • Căn bản của đạo Phật là Luật nhân quả
  • Trước đây ta đã có nhiều kiếp sống, và sau kiếp sống này ta cũng còn nhiều kiếp sống khác nữa.
  • Luật nhân quả chi phối các kiếp sống như thế: Nếu kiếp trước ta làm nhiều điều phúc thiện thì kiếp này ta được nhiều may mắn hạnh phúc; còn nếu kiếp trước ta làm những điều bất thiện thì kiếp này ta có nhiều điều ngang trái khổ đau. Trong vô lượng kiếp trước, vì vô minh nên thực sự ta không kiểm soát được hết mọi việc làm của ta trong Thiện pháp - có lúc ta đã làm đúng, có lúc ta đã làm sai - cho nên kiếp này có khi ta được hạnh phúc, có khi ta chịu đau khổ. Cho nên ta đẹp ở mái tóc một chút thì lại xấu ở bàn chân, mặt đẹp thì ót lại không đẹp (ví dụ vậy). Ta bất toàn vì kiếp xưa ta không có reo nhân thuần thiện. 
  • Còn người mà kiếp trước đã reo nhân thuần thiện thì hoặc là họ khá toàn vẹn, hoặc là kiếp này họ lên cõi Trời.
  • Đạo Phật cho ta đạo lý - đó là ta chịu trách nhiệm về cuộc đời chính mình - và từ đây ta quyết thay đổi [để] cuộc đời đi theo một hướng mới. Trước đây ta không biết nên sống theo ý thích của mình, ai xui cái gì thì làm cái nấy, nhưng từ khi biết luật nhân quả rồi thì ta điều chỉnh dòng đời của mình, dòng nghiệp của mình không cho nó trôi theo cảm tính, không cho nó trôi theo số phận; mà ta sẽ điều chỉnh số phận của mình bằng Luật nhân quả, tức là ta reo nhân mới để thay đổi dòng chảy của nó.
  • Ví dụ: Chúng ta đi xin việc cùng người bạn, người bạn được nhận còn mình thì không, dù rằng mình học trong lớp hay hơn người bạn. Lý do được nhận là bởi bạn mình đẹp hơn mình. Vậy mình cũng sẽ có cách điều chỉnh vẻ đẹp của mình, bằng Luật nhân quả. Phật dạy: người nào có tâm từ ái, hiền lành, không nổi giận thì mặt sẽ đẹp lên từ từ. Ai hay trưng hoa bàn Phật, tượng Thánh, ai hay khen điều tốt của người khác thì mặt cũng từ từ đẹp lên. Còn ai hay giận, nhăn, cau có thì cũng định hình khuôn mặt mình [theo hướng như vậy], thì cũng xấu từ từ. Người nào cười khả ái, không sân không hận thì mặt đẹp lên từ từ, đức Phật đã nói rõ trong Kinh.
  • Sau khi ta biết nhân quả rồi thì ta tu dưỡng nội tâm mình trước, ta tu cách gì đó để không giận không nhăn nữa. Vì nhân quả mà ta nhăn mặt làm sau này ta xấu, còn khi ta cười gương mặt ta khả ái thì gương mặt ta đi theo hướng nhân quả như thế. 
  • Khoảng chừng 3 năm thì gương mặt mình có cái duyên gì đó, nhìn vô người ta có cảm tình. Quay trở lại thi vào công ty trước đây, người ta nhận lại với vị trí cao hơn. Thực sự trong 3 năm thì nghiệp chuyển rất nhiều.
  • Nhân quả thì nói vô vàn không hết, nhưng cho ta hiểu một điều thế này "Số phận này không cố định" - ta có hay/dở, tốt/xấu, may mắn / bất hạnh là do nghiệp xưa của ta bất toàn, bây giờ ta điều chỉnh cho nó hoàn hảo trong từng cái nghiệp của mình bây giờ, trong từng lời ăn tiếng nói, từng ý nghĩ hành động; làm sao cho nó đẹp lên, tốt lên, thiện lên, thì chắc chắn đồ thị / số phận cuộc đời ta chuyển hướng liền, 



Điều thứ hai - Nghiệp thiện mà mình reo bị vướng ở tâm ích kỷ:

  • Điều quan tâm của mình sau khi ra trường là "sắm" 1 người bạn đời, 2 đứa con, 3 tầng lầu & chiếc xe 4 bánh. Tuy nhiên, các mục tiêu này khó đạt được là bởi vì chúng ta nghĩ cho mình - làm cho chúng ta rất khó thành đạt. 
  • Thầy khuyên: "Những suy nghĩ còn luẩn quẩn về sự nghiệp của mình - BỎ. Thay vào đó là một ý nghĩ mới - đó là chỉ PHỤNG SỰ, CỐNG HIẾN mà thôi".
  • Triết lý sống: "Lúc nào cũng mong mình cống hiến nhiều hơn thụ hưởng". Phần dư ra làm Phúc để dành. Có thể mình không có nhà lầu - xe hơi, không có nhiều tiền trong ngân hàng, nhưng mình luôn có cái phần dư vô hình, là luôn cống hiến nhiều hơn thụ hưởng. Mình cứ lo cho xã hội thì cứ trong cái vô hình đó mình sẽ được lo lắng trở lại. Nghiệp từ kinh nghiệm của thầy, khi mình cứ lo cho đời, lo cho đạo thì Phật sẽ lo cho mình, thiếu chỗ này có người khác lo (Khóa tu hè, mỗi bữa 600 phần cơm, ngày 3 bữa, mà suốt 1 tháng mấy như vậy; thế mà không thiếu cơm, không thiếu thức ăn). Cứ làm như vậy mà tự cuộc đời nó đẹp. 
  • Thầy lấy ví dụ một làng quê ở Cần Thơ, nhà nào cũng nghèo, bỗng nhiên người trong làm họp nhau lại xúm nhau xây giúp một cái nhà đẹp nhất trong làng. Bánh xe nhân quả bắt đầu nhúc nhích, bắt đầu lăn. Có sự khởi động của cái thiện trong tâm của người dân làng. 4 năm sau có người khách trở lại làng và thấy tất cả làng nhà cửa đều lớn lên hết, hỏi ra thì biết hóa ra người dân trong làng cứ xúm nhau lần lượt thỉnh thoảng lại cất nhà cho từng người trong làng. Mà khi làm như vậy thì lúa chín đầy đồng, cây trái xum xuê, săn hái gì cũng nhiều hơn trước. Trước đây tự mình làm, tự mình ăn thì làm không đủ ăn, còn bây giờ ráng làm thêm việc người khác, ráng nhích thời gian để lo cho việc của người hàng xóm mình bỗng nhiên may mắn tới mà không giải thích được. 
  • Nhìn lại chúng ta thấy rằng tính hẹp hòi đố kỵ làm chúng ta không phát triển được, bây giờ chúng ta phải thay đổi, chúng ta cứ lo cho nhau, ai tiến được ta cứ giúp họ. Ta không mong, không cầu Phước đâu nhưng nhân quả là vậy. Ta cứ đẩy bạn bè ta thành công trước. Vậy mà Phật Trời yểm trợ lo cho ta gấp bội phần. Ta yên tâm làm điều thiện, yên tâm giúp đỡ người bởi vì chúng một Luật nhân quả hết sức công bằng. Luật nhân quả công bằng hơn mọi người trên đời này. Ví dụ ta sống tốt nhưng có người thương ta thì hiểu ta, nhưng người không hiểu ta thì lại ghét ta - con người này là như vậy, không bao giờ đại diện cho sự công bằng tuyết đối, nhưng vũ trụ này là công bằng tuyệt đối. Phần thưởng là không bao giờ mất, phần thưởng của Luật nhân quả là xứng đáng hơn, chính xác hơn và vui hơn. Chúng ta cứ tin như vậy.
  • Đừng phấn đấu cho sự thành đạt của riêng mình, mà hãy nghĩ tới sau này làm sao ta có thể cống hiến nhiều hơn thụ hưởng.


Điều thứ ba - Làm sao Việt Nam phải sánh vai các cường quốc năm châu 4 biển như Bác Hồ đã kỳ vọng. Bằng cách gì?

  • Trước hết là Phước, khi mình sống yêu thương, tử tế với người xung quanh thì mình sẽ thông minh hơn, sáng tạo hơn và được nhiều may mắn hơn.
  • Sáng tạo: không bao giờ hài lòng với những gì mình đạt được, thủ đắc được, phải tin rằng vẫn còn có thể làm tốt hơn nữa. Không thỏa mãn với những gì thế giới đem lại cho mình.
  • Không bao giờ tự mãn với những gì mình có mà phải cống hiến nhiều hơn.



Điều thứ tư - Thiền định

  • Để có sức khỏe tâm thần, để có trí thông minh vượt hơn bình thường, chúng ta cần một nội tâm hết sức an tịnh, để cân bằng lại tâm trí của mình bởi đã phải căng thẳng đầu óc. Bởi vậy phải biết Thiền định. 
  • Học khổ một thì sau này ra đời, đi làm khổ mười.








---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment