Saturday, March 30, 2013

Người sống có lý tưởng

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

Tự trong thâm sâu của mỗi con người thôi thúc họ

Lý tưởng là gì?

Người sống lý tưởng là gì?
Điều kiện đầu tiên: Là người có trí tuệ phân biệt đúng - sai, phải - trái, thấp hèn - cao quý.

Điều kiện thứ hai: Tình cảm sâu thẳm thôi thúc chúng ta sống vị tha, cống hiến, cực khổ sống vì người khác. Đây chính là động lực - không giải thích được - đẩy chúng ta đi.

Nếu gặp người sống có lý tưởng thì thấy rất đẹp.

1. Mức độ ít nhất: Không có lý tưởng gì cả - Là những tên tội phạm.
2. Lẫn lộn giữa cuộc sống bất thiện và có lý tưởng: người này biết thế này là đúng, thế này là sai, nhưng bên trong không có tình cảm mạnh thôi thúc mình, vẫn có gì đó sống cho mình. Họ nói ra những điều tốt, nhưng trong cuộc sống của họ thì mình phát hiện ra những điều sai, điều giả dối. Họ không làm nổi điều tốt toàn bộ. Cũng có thể gọi họ là người đạo đức giả.
3. Lý tưởng thấp: Biết phải trái đúng sai, có tình cảm thôi thúc.
4. Lý tưởng khá: Dành phần lớn cuộc đời cho điều thiện
5. Lý tưởng cao: Khát khao cái thiện đến tuyệt đối, khước từ cái ích kỷ, muốn sống trọn đời vì người khác.

Nhân quả của 5 loại người trên:
1. Nhân quả đưa loại người này về nơi cực kỳ đau khổ. Bị đọa vào nơi không còn ai thương xót mình
2. Sự thực bị lộ bên trong ra bên ngoài, kết thúc là đau khổ.
3. Trở lại được làm người, nhẹ nhàng, đôi khi cũng có khổ đau chút ít.
4. Vinh quang lớn của thế gian
5. Đây là những vị Phật tương lai, mà không biết ngày nào đắc đạo.

Thường thì người trẻ dễ có lý tưởng cao. Vì khi đó chưa bị vướng bận cơm áo gạo tiền. Người phải gánh vác gia đình thì khó lòng bỏ tất cả. Bởi vậy, với người này mà có thể phát nguyện. Còn với người trẻ, tâm hồn chưa bị trai lì thì ráng khởi tâm vị tha cao thượng, thì có thể đóng góp nhiều.

(Đến đây bài giảng đã hết, nhưng Thầy có một số căn dặn thêm)

Đạo Phật - tình thương chan hòa, nhưng chú ý những cái duyên gần mình. Nguyên tắc của đạo Phật là thương yêu tất cả chúng sinh - đây là lý tưởng, nhưng trong thực tế thì phải lo những điều gần mình trước, phải lo cho gia đình trước. Để tránh người ngoài hiểu lầm, nghĩ rằng người theo đạo Phật lo chuyện đạo mà bỏ bê gia đình. Cái chúng ta xây dựng là một đạo Phật hợp lý, chứ không phải chỉ có niềm tin, lúc nào cũng tự đặt mình trong sự phán xét của người xung quanh. Mình phải cân nhắc nhiều mặt: gia đình - xã hội - pháp luật - v.v. Đạo Phật phải có sự thuyết phục như vậy, toàn thể toàn diện, chứ không phiến diện.

Giải đáp:
Cúng dường thế nào cho đúng: Phải lựa quý thầy tu chân chính mà cúng dường. Nếu Phật tử cân nhắc, phán xét thì dần dần đạo Phật được thanh lọc, chỉ cúng dường cho những thầy tu chân chính; như vậy những người giả tu không dám vào chùa đi tu nữa.

Mượn tiền cúng dường: Người ta nhìn vào sẽ chê trách, chưa làm tròn trách nhiệm với gia đình; vẫn chưa sợ bằng người đi vay quá nhiều rồi trích một phần làm Phước. Rút ra bài học là không bao giờ hưởng quá cái Phúc/Phước của mình, làm ăn hay làm Phước thì phải cân nhắc từng đồng, cũng làm từng chút từng chút một; có thế nào thì hưởng cái đó khi chưa quá cấp thiết. Vay tiền ngân hàng là hưởng cái Phước mà mình không có, cái Phước ảo, thì sẽ có lúc sụp đổ.

Phật mẫu có lớn hơn Phật Thích ca?
Đây là tâm lý của con người. Từ xưa đến nay, khi con người còn sơ khai người ta thấy cái gì quan trọng thì nghĩ là có ông Thần đó (thần Lửa, thần Sông), con người cứ thích đặt ra các Thần linh sau cao hơn, siêu việt hơn Thần linh trước để chứng tỏ đạo của mình cao hơn. Đạo Phật có cái lạ là Đức Phật tìm con đường giải thoát bằng trí tuệ chân thật, nếu con người ta vượt qua được chấp ngã của mình thì không có gì hơn được. Đức Phật tuyêưn bố Ngài đã đạt được thì như vậy Ngài là cao nhất. Cái hay của Đức Phật là Ngài không phải duy nhất, trước Ngài đã có nhiều vị đạt được, và sau Ngài cũng sẽ có nhiều vị đạt được, mà tới chỗ đó là hết mức rồi. Bởi vì, chấm dứt bản ngã là hết, không còn gì hơn nữa, đó là sự giác ngộ tối thượng. Cho nên, Đức Phật cũng cho ta giá trị giống như Thần linh, nhưng không giống các Thần linh do tưởng tượng hơn thua kia - tự cho mình là duy nhất, đức Phật không cho mình là duy nhất, mà có nhiều vị Phật, bình đẳng với nhau, tất cả chúng sinh đều có thể trở thành những vị Phật tương lai. Đây chính là điều rất độc đáo của đạo Phật. Nhưng mà rồi theo thời gian, tâm lý con người lại thích đi theo lối cũ là thích sáng tạo những vị Thần linh mới, cao hơn Thần linh cũ; họ lại sáng tạo ra những vị Phật mới cao hơn Phật Thích Ca. Lần lần, chúng ta thấy xuất hiện nhiều vị Phật: Phật A-di-đà, Phật dược sư, Phật địa mẫu - cao hơn tất cả các Phật khác. Đây là cái tâm lý thường tình trong cái tranh hơn giữa các giáo phái. Bởi vậy, chúng ta không ngạc nhiên. Nếu chúng ta hiểu giáo lý đạo Phật về sự vô ngã thì ta hiểu rằng người nào đạt được sự vô ngã thì người đó là tối thượng, không có hơn nữa, không có ai cao hơn Chư Phật nữa - Vô Thượng.
***
Đấng Pháp vương Vô Thượng
Thầy của khắp Trời - Người
Cha lành chung bốn loại
***
Vô Thượng, bởi khi người đó không còn thấy có mình nữa thì không còn ai hơn được nữa. Mà tất cả Chư Phật đều như vậy. Tâm lý xuất hiện Phật địa mẫu cao hơn Phật cũng là tâm lý thường tình, và cũng là một tà kiến. Tuy nhiên, người Phật tử hiểu đạo thì biết để vượt qua, không có ai hơn Chư Phật nữa hết. Nếu có cái gì để gọi là hơn Chư Phật thì lập tức rơi vào tà kiến, và người đó không hiểu giáo lý chính xác của Đức Phật. Vô Ngã rồi thì không có hơn thua nữa, đều đồng là Chư Phật.

Việc thâm lạm tiền cúng dường Tam Bảo & ứng dụng Luật Nhân-Quả trong trường hợp này. Biết thâm lạm mà không nói ra thì có phải là đồng lõa không?
Giải đáp: Không đồng lõa hoàn toàn, chỉ có đồng lõa phân nửa thôi. Nhiều người dựa vào Luật Nhân-Quả để sống một cuộc đời bịt mắt bịt tai. Ví dụ, thấy có người buôn ma túy, thì nói rằng người ta buôn thì người ta chịu tội, mình đừng có nói. Không phải như vậy! Đúng là ai làm tội người đó chịu, nhưng mà Luật Nhân-Quả để cho mình thấy thì có nghĩa là đã "móc" mình vào trong tình huống đó để cho mình có trách nhiệm. Nếu mình không làm gì hết, không đi thưa công an, không tố giác, tức là mình đồng lõa phân nửa, mình mang tội phân nửa rồi. Ví dụ, khi mình thấy người nghèo khổ quá, mình cũng "bơ đi" không giúp, bởi vì nghĩ là Nhân-Quả, tội ai nấy chịu, trước ai bảo họ bỏn xẻn bây giờ khổ ráng chịu, --> Sai Nhân-Quả! Vì Nhân-Quả đã "móc" mình vào khiến cho mình phải chứng kiến cảnh khổ của người ta, mà mình không làm gì hết, là mình mang tội. Bởi vậy, đã biết người ta thâm lạm tiền Tam Bảo mà mình làm thinh là mình đã sai, đã mang tội chứ không phải đơn giản.

Nằm mơ thấy một ý tham đồ Tam Bảo, trong đời sống thì hay gặp nghi kỵ khi đến các chùa.
Giải đáp: Đây đúng là điềm báo, do công đức tu tập thì điềm báo hiện ra cho mình biết đã từng làm sai đồ Tam Bảo. Để giải nghiệp, thì để dành tiền cúng dường, thấy thiếu đèn thì cúng đèn, thấy thiếu ghế thì cúng ghế.

Vấn đề cúng sao giải hạn.
Giải đáp: Cúng sao là do văn hóa từ bên Trung Quốc, xuất phát từ tử vi, mà môn tử vi này rất chính xác, một môn khoa học huyền bí. Thầy bói chế ra một loạt sao đơn giản hơn, nếu gặp sao xấu thì cúng để giải bớt hạn. Quý thầy thấy là Phật tử cứ hàng năm lại phải chạy qua bên thầy bói. Chuyện này là không đúng, người Phật tử là phải gan dạ. Chỉ ráng sống từng ngày, từng giờ cho đúng đạo lý. "Đức trọng quỷ thần kinh". Khi đạo đức mình không vững, thì mình sợ ngày sợ giờ, sợ làm ngày đó giờ đó thì xui. Còn nếu đạo đức mình thật chắc rồi thì tự nhiên mấy điều đó mình vượt qua liền, đạo đức lớn rồi thì vượt qua mê tín liền. Còn hễ mình còn nhát nhát, hơi run run thì biết rằng đạo đức trong lòng mình chưa có dày. Còn khi mình sống thật là vị tha từ ái, thật là khiêm tốn, thì tự nhiên không còn sợ ngày sợ giờ nữa. Chỉ sợ lòng mình sai, không sợ ngày giờ sai.




---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment