Friday, March 22, 2013

Tinh tấn hành thiền

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ

---

Thiền định mang lại lợi ích cho cả các tôn giáo chứ không chỉ cho đạo Phật. Tâm an tĩnh, bình yên, hư vô mang lại lợi ích cho mọi người. Thời đại tới sẽ là thời đại của tâm linh.

Việc tu tập Thiền định sẽ trở thành dấu hiệu của con người trong thời đại văn minh mới.

Tu Thiền không hề dễ, bởi nếu dễ thì đã không thể nâng con người lên một tầng cao mới. Càng lớn tuổi càng khó ngồi, nhưng lại biết dụng tâm. Nhỏ tuổi thì ngồi dễ, nhưng lại chưa biết dụng tâm.

Khó vì ta quen cử động, quen nhúc nhích, giờ phải ngồi không nhúc nhích.

Ta cứ ngỡ ta vui, hạnh phúc trong lạc thú trần gian (nhậu, gặp bạn bè, bồ bịch, du lịch, v.v.) hóa ra không bằng. Sự an tĩnh của tâm hồn mới là hạnh phúc, mới là vô giá - mà tự ta cảm nhận được.

Người chưa đạt được sự an tĩnh thì ngồi rất bứt rứt, nhưng nếu có căn lành, gặp thầy giỏi bạn tốt giúp ta thực hành Thiền thì sẽ vẫn tinh tấn.

Nếu ngồi Thiền 3 năm mà chưa được an tĩnh vậy mà vẫn ráng ngồi, có gì đó bí mật thôi thúc ta tiếp tục tu Thiền thì chứng

Giúp ta xác chứng lại những gì ta đã học. Ví dụ: có đạo lý trong đạo Phật dạy ta không được "sân" (giữa những người sân hận, ta sống không sân hận). Ta nghe thì hiểu ngay, nhưng rồi trong cuộc sống ta vẫn sân, vẫn giận. Đầu tiên, ta dùng tâm lý đạo đức thì ta kiềm chế (dùng lý luận để hiểu sự cần thiết của việc không sân, lễ Phật cầu gia hộ, v.v.). Chỉ có người qua Thiền định chứng được Chánh niệm tỉnh giác.

Biết rõ toàn thân, biết hơi thở vào, hơi thở ra (và không quên); vọng tưởng khởi lên làm ta lại quên hơi thở, ta nghĩ đến chuyện khác. Cứ khi nhớ khi quên làm ta không nhổ được gốc sân. Nếu công đức ta đầy đủ (lẽ kính Phật, yêu thương mọi người, khiêm hạ, v.v.), Phước dày, giúp ta nhớ hơi thở không quên không chạy theo chuyện đời. Rồi dần dần ta kéo dài việc nhớ hơi thở được 5 phút, 10, 20 phút rồi tâm ta vỡ ra, bước vào trạng thái mới rỗng rang, tỉnh sáng (các vọng tưởng, lý luận có thể còn những không dẫn ta đi khiến ta quên hơi thở) thấy lòng rỗng rang như cái thùng không đáy. Lúc này ta mới đạt được sự thanh thản, không còn buồn giận trước bất cứ chuyện gì.

Phật dậy ta phải "yêu thương con người". Khi ta vào sâu trong Thiền định, ích kỷ đi đâu không hay, trước mắt mình chỉ muốn làm điều gì tốt cho mọi người, chẳng còn sống cho mình, lòng từ bi thực sự trở thành mạch sống, trở thành bản chất của ta. Sử dụng tiền bạc, của cải vẫn hợp lý chứ không liều mạng, vẫn sử dụng đúng; chứ không phải là sự đấu tranh giằng co giữa ích kỷ và vị tha.

Bố thí Ba-la-mật không có nghĩa là có bao nhiêu cho sạch; mà trái lại ta phải cân nhắc: cho đúng đối tượng, đúng số lượng (không nhiều hơn, không ít hơn - so với số tiền mình có, so với số lượng người ta cần), có đúng lúc không, đặc biệt là không chấp công (không nhớ là mình vừa ban ơn).

Người rốt ráo, tinh tấn tu trong đạo Phật, ta nhìn vào thấy rất bình thường. Cái gì đúng trong đạo Phật lại là trung dung, vừa phải.

Cách ngồi Kiết Già: 5 cái tâm gom lại 1 chỗ (hai lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân và cái rốn của ta), lưng thẳng nhưng không thẳng quá (phải vừa chừng); 2 mắt nhìn xuống; 2 vai xuôi đều; toàn thân buông lỏng, khởi tâm (Tôn kính Phật tuyệt đối; Yêu mọi người; Khiêm hạ; Giữ giới - đối với Phật tử); biết toàn thân để giữ thân mềm mại mà không nhúc nhích; quán thân vô thường;

Điều hay của quán thân vô thường rất hay (mình bớt ích kỷ, bớt phiền não, bớt ham chưng diện), người ngoài nhìn vào thấy mình thay đổi cách sống.

Bước tiếp theo, ta theo dõi hơi thở (biết hơi thở vào, biết hơi thở ra mà không điều khiển).

Cảm giác toàn thân, biết hơi thở vào; cảm giác toàn thân biết hơi thở ra. (đứng cũng tập được, đi cũng tập được)

Khi mình tập rồi thì mình say sưa, sẽ tự mình giữ gìn thời khóa hành Thiền.

Trong đời sống vẫn phải tinh tấn tu Thiền, nếu ta không giữ được thì lúc ngồi Thiền sẽ khó an tĩnh. 
- Gặp người bạn tay bắt mặt mừng; nhưng tâm vẫn phải âm thầm biết toàn thân mình.
- Trong lúc ta làm việc (đạp xe, bổ củi, tai đang nghe, mắt đang nhìn, v.v.) tuy phải để ý công việc nhưng vẫn phải chia bớt một cái tâm để biết toàn thân. Khó là ở người làm việc tri thức (đọc sách, lập trình, v.v.) thì phải tập trung óc tối đa; nhưng, vẫn phải chia bớt tâm một phần để biết toàn thân, để giữ chánh niệm. Trong đời sống mà ta để tâm chạy theo chuyện thế gian thì khi ngồi Thiền sẽ khó nhiếp tâm, mà như thế sẽ mất niềm tin, rồi trôi lăn trong luân hồi.

Giữa Thiền và điều thiện có mối tương quan: Người thiện đi liền với tâm an tĩnh, người ác đi liền với tâm loạn động. Đây cũng là nguyên lý.

Người chứng được Sơ Thiền thì sự bất thiện chấm dứt. Nếu tâm động loạn, bất an thì phải biết trong tâm ta có cái gì bất thiện mà phải tìm cách chữa (có thể là ích kỷ, tham lam, tham vọng tiềm ẩn nào đó; khi sống vì mọi người thì tâm sẽ an tĩnh).

Ngươi tu Thiền phải có ý chí kiên cường (thanh thản vậy nhưng lại chiến đấu thầm lặng với chính mình không ai thấy). Ý chí điều phục tâm mình, thân mình, hơi thở của mình là cực kỳ lớn. Ta phải chấp nhận gian khó, cực khổ.

Một ngày cố gắng phải ngồi ít nhất là 2 thời Thiền (trước và sau khi ngủ).

Thiền duyệt thực (thức ăn là niềm vui trong Thiền), ai mà có cái này thì sẽ tự tinh tấn. Khi đó tự ta sẽ nhìn thấy những lạc thú của trần gian là vô nghĩa.

Có cái giá phải trả: Trên căn bản Phật dạy là ta phải bỏ lạc thú trần gian trước, giữ gìn giới hạnh thì ta mới có thể đạt được an tĩnh Thiền định. Tuy nhiên, chỉ có số ít người vẫn đang hưởng lạc thú thế gian mà vẫn có thể chứng đắc được Thiền định.

Còn nếu mãi mà chưa thấy an tĩnh, thì xin hãy vì niềm tin yêu với đức Phật, tình yêu thương con người, thấy luân hồi là đau khỏ mà chấp nhận từ bỏ lạc thú trần gian, để tinh tấn.

Một người có sự giác ngộ rồi thì lợi ích tỏa ra xung quanh, một lời nói lay động bao nhiêu người, hướng bao nhiêu người về nẻo thiện, cứu thế gian này không còn chìm trong tăm tối nữa.

Chúng sinh có 5 loại:
  • Khoáng vật & đất đá: có tâm linh nhưng rất ít
  • Thực vật, cây cỏ: có trao đổi chất, có sinh hóa, có tăng trưởng
  • Động vật: có tâm linh, tâm thức; nhưng không rõ thiện-ác mà chỉ làm theo bản năng
  • Con người: có suy luận, phân biệt được thiện-ác nhưng có khi lại nhầm lẫn
  • Thánh: tâm thanh tịnh, thuần thiện, trực giác mạnh (đây là đối tượng mà ta phải hướng tới - đạo đức cao, trí tuệ cao và hạnh phúc tràn đầy -- như ta hiện nay: trí tuệ hạn chế, đạo đức lộn xộn giữa thiện và ác, mà hạnh phúc mong manh); ta phải trở thành bậc Thánh để kéo mọi người cũng trở thành bậc Thánh. Cách để nâng con người trở thành bậc Thánh là qua Thiền định mà Phật đã mở ra cho tất cả chúng sinh.



---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment