Sunday, March 24, 2013

Khóa tu Thiền thứ nhất (tại Chùa Di Đà)

Theo dõi bài thuyết pháp: Youtube - Lưu trữ


10 phương 3 đời chư Phật đều do Thiện định mà chứng đạo. Chúng ta thờ đức Phật trong tư thế Kiết già. Người đệ tử Phật cuối cùng cũng phải ngồi Thiền. Có thể bước đầu ta đến với đạo Phật ta tu bằng các pháp môn khác (tụng kinh, trì chú, v.v.) thì phải biết ngồi Thiền.

Việc ngồi Thiền cực kỳ khó, bởi vậy việc làm Thánh, làm Phật cực kỳ khó. Bởi vậy, ta càng yêu kính những người tinh tấn, an tĩnh trong Thiền định. Ngồi Thiền rất đau lưng, đau chân, tâm rất loạn. Ta phải chuẩn bị tâm thế của mình, chấp nhận cực khổ, gian nan vất vả; hết kiếp này đến vô lượng kiếp sau; không bao giờ thoái lui.

Phải hết sức khiêm tốn. Biết Thiền là khó nhưng không thể không đi, bởi nếu không ta sẽ trầm luân trong sinh-tử. 

Biểu hiện của Thiền định là "nhiếp tâm thanh tịnh".
Mục tiêu của Thiền định là "vô ngã".

Ý niệm về vô ngã: không có "ta". Không có ý niệm này thì dù có đạt được tâm thanh tịnh, có thần thông thì vẫn chưa phải là Thánh trong đạo Phật nếu chưa có ý niệm về "vô ngã".

---

Để "nhiếp tâm thanh tịnh" thì có rất nhiều phương pháp nhưng không phải cái nào cũng đúng.

Tứ diệu đế: Khổ đế - Tập đế - Diệt đế - Đạo đế

Bát chánh đạo:
1) Chánh Kiến (trong đó có tất cả vũ trụ, pháp giới này; cái lõi quan trọng nhất là Luật nhân quả), 2) Chánh Tư Duy, 3) Chánh Ngữ (lời nói), 4) Chánh Nghiệp (tạo Phước), 5) Chánh Mạng (khi phước ta đủ rồi thì ta sẽ có cách kiếm sống một cách chân chính), 6) Chánh Tinh tấn, 7) Chánh Niệm, 8) Chánh Định.

Chánh Tinh tấn (kiên trì thực hành một phương pháp nhiếp tâm): có một phương pháp và thực hành phương pháp đó một cách kiên trì. Nội Chánh tinh tấn là cả một đời tu (mà chưa hề chứng gì cả). Dù rất nhiều pháp môn nhưng đều dung nghiếp lẫn nhau, hỗ trợ nhau và xoay quanh cái lõi "vô ngã".

Chánh Niệm: là kết quả ban đầu; có thể đạt sau một vài năm, hoặc 10-20-30 năm tùy theo căn cơ. việc của ta là cứ khiêm hạ.

Chánh niệm tỉnh giác: Tâm ta sáng tỏ, rỗng rang, kiến giải lanh lợi, nhưng chưa vào định. Người đạt được Chánh niệm tỉnh giác đã kiểm soát được vọng tưởng, dù vọng tưởng khởi lên nhưng không bị vọng tưởng lừa dắt đi. (khi chưa có chánh niệm ta bị mê theo chuyện đời - cuộc nói chuyện với bạn bè, trong báo chí)

Tu Đà Hoàng (nhập lưu vào dòng Thánh): Phật thọ ký cho người này sẽ phải chứng đạo vào một kiếp nào đó. Người này sống vị tha, thích giúp người, thích bố thí, không cố chấp. Sống gần người này hạnh phúc, dù họ còn suy nghĩ sai. Đủ niềm tin tuyệt đối vào đức Phật.

Tư Đà Hàm: đã viên mãn chánh niệm, chuẩn bị vào Chánh Định; tâm cực kỳ sáng, kiến giải cực kỳ sâu; không ai bắt bẻ được người đó về lý Thiền nữa. Như Phật thọ ký, người này còn phải trở lại kiếp người 1 kiếp nữa để chứng cao hơn. Tâm tỉnh giác cực kỳ sâu, cực kỳ sáng; nhận ra một sự bình đẳng giữa muôn loài; vạn pháp là bình đẳng; sống bình đẳng chang dải với muôn loài. 

Trong Chánh Niệm lần lượt phá năm Triền cái
- Tham: không còn chuyện gì của thế gian làm ta ham muốn.
- Sân: họ có thể nghiêm khắc để dạy dỗ nhưng không sân (lòng không bị "bừng bừng" ở bên trong)
- Hôn Trầm: bình thường thì vẫn ngủ, nhưng khi cần phải thức thì vẫn thức
- Nghi: Trong tâm có tự tin là con đường mình đi đúng rồi, không còn con đường nào khác.
- Trạo cử: Thân sẽ bất động, ngồi như một khối đá, sức mạnh tỏa ra giữ cho thân bất động

Trong Chánh Định có mấy mức Thiền: Sơ Thiền, nhị Thiền, tam Thiền, tứ Thiền
Bậc Thánh A-na-hàm (Bất lai - không trở lại cõi người): chứng được 3 mức Thiền đầu. 

Tứ Thiền là của Quả Thánh A-la-hán

Để đạt được 3 Chánh cuối thì phải mất vô lượng kiếp, phải biết như vậy để mà tinh tấn thì mới "vô lượng kiếp". Phải chuẩn bị tâm thế đúng thì lại đi nhanh hơn.

Để chứng trong Thiền định ta cần 2 điều:
Phương pháp đúng
Công đức sâu dày: Trong kinh Kim Cang ("muốn hàng phục được tâm, an trú được tâm thì phải độ được tất cả chúng sinh vào Niết Bàn"). Nghĩ là để có an trú trong Thiền Định, thì phải độ cho chúng sinh tu hành, độ vô số (không đếm số lượng) - muốn nhiếp tâm thì giúp mọi người tu. Có nhiều cách giúp người, giúp người tu thì ta được hưởng an trú trong Thiền định - những cách khác thì chỉ giúp ta được Phước hữu lậu. Có vô số việc có thể làm để giúp người tu: Thuyết pháp, phụ giúp cất chùa, truyền bá pháp, nói chuyện đạo, tổ chức khóa tu, v.v. 

Thông thường, ta gặp ai nói với họ một câu thì người ta không chịu tu; ta phải giúp đỡ họ rất nhiều, họ mắc nợ ta và khi đó họ mới nghe lời ta. Để độ chúng sinh thì trước đó phải giúp đỡ chúng sinh rất nhiều để chúng sinh mắc nợ. Bởi vậy, để độ được chúng sinh thì đó là kiệt tác trong đời. Kiệt tác của ta là đưa được một người về với đạo.

Để tạo được kiệt tác đó, chúng ta phải giúp họ rất nhiều: Cái ăn; Cái mặc; Nơi ở; Kiến thức; Đạo đức; Nghề nghiệp; Việc làm; Đạo lý tu hành. Trong đời, phải giúp không chỉ một ngày, mà phải độ vô số người.

Trong vô số công đức ta làm, có một công đức gốc - lòng tôn kính Phật. Tu càng cao chừng nào thì càng kính Phật nhiều hơn. Bởi vậy phải lễ kính Phật hàng ngày. Việc thứ hai là phải phụng sự cuộc đời (từ việc nhỏ cho gia đình, anh chị em, họ hàng, cơ quan, lý tưởng là cho đất nước ta; và khi có cơ hội thì ta cũng phụng sự cho cả thế giới này). Tình yêu nước là đạo đức trong hệ thống đạo đức của tâm hồn con người. Thiếu cái này thì đạo đức ta bị khiếm khuyết. 

Ta có 3 việc phải làm để ta tĩnh lũy công đức sâu dày, và từ đó có thể nhiếp tâm trong Thiền định:
- Lễ kính Phật
- Phụng sự cho đời
- Truyền bá giáo lý giác ngộ cho vô số chúng sinh

Thế giới bắt đầu quan tâm đến Thiền. Ấn Độ đưa Thiền vào trong nhà tù để chuyển hóa suy nghĩ "mạnh được yếu thua" của phạm nhân. Một số trường học đã đưa Thiền định trong học đường. Muốn dạy đạo đức cho học sinh thì phải dạy Luật Nhân-Quả, bởi nó có tính ràng buộc, khi biết nó người ta biết sợ làm việc xấu. 

i) Thiền nâng con người lên thành con người mới, cao cấp hơn. ii) Thiền nâng trí tuệ con người. iii) Thiền đem lại đạo đức cho con người. Sống gần một người vô ngã sướng vô cùng (họ cảm thông ta khi ta mắc sai lầm, họ vui mừng vì sự thành công của ta v.v.). iv) Thiền còn mang lại sự lãng mạn nghệ sĩ - thấy được cái đẹp của cuộc đời. 




---
Lưu ý

No comments:

Post a Comment